TRẢ BÀI VĂN TẢ CÂY CỐI I MỤC TIÊU:

Một phần của tài liệu Giáo Án Lớp 5 CKTKN Tập làm văn (Trang 113 - 114)

- Gợi ý: Em cần suy nghĩ chọn 1 đề văn thích hợp.

TRẢ BÀI VĂN TẢ CÂY CỐI I MỤC TIÊU:

I. MỤC TIÊU:

Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả cây cối nhận biết và sửa lại lỗi trong bài; viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn., bố cục rõ ràng, trình tự hợp lí, tả có trọng tâm, diẽn đạt rõ ý, câu văn có hình ảnh và cảm xúc, viết đúng chính tả và trình bày sạch.

II. CHUẨN BỊ:

+ GV: Giấy khổ to viết sẵn: 5 đề văn của tiết Viết bài văn tả cây cối (tuần 26, tr.112):

- Các lỗi tiêu biểu về chính tả, dùng từ, đặt câu trong bài làm của học sinh để hướng dẫn chữa trên lớp.

+ HS:

III. CÁC HOẠT ĐỘNG:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH1. Khởi động: 1. Khởi động:

2. Bài cũ:

3. Giới thiệu bài mới:

4. Phát triển các hoạt động:

Hoạt động 1: Nhận xét kết quả bài viết của học sinh.

Phướng pháp: Phân tích.

- Giáo viên dán giấy đã viết sẵn 5 đề văn của tiết Viết bài văn tả cây cối, hướng dẫn học sinh xác định rõ yêu cầu của đề bài (nội dung + thể loại).

- Giáo viên nhận xét về kết quả làm bài của học sinh:

* Ưu điểm chính về các mặt:

+ Xác định yêu cầu của đề bài (nội dung + thể loại).

+ Bố cục bài văn, diễn đạt, chữ viết, cách trình bày …

→ Giáo viên trích đọc một số đoạn văn, bài văn hay của học sinh.

* Thiếu sót, hạn chế về các mặt nói trên – nêu một vài ví dụ trong bài làm của học sinh để rút kinh nghiệm chung.

* Thông báo kết quả điểm số cụ thể – theo

- Hát

phân loại.

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh chửa bài.

Phương pháp: Luyện tập.

- Giáo viên dành thời gian thích hợp cho học sinh đọc lại bài làm của mình, tự phát hiện lỗi về các mặt đã nói ở trên.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh chữ lỗi trên bảng phụ (hoặc trong phiếu học).

- Chú ý khi viết các đoạn văn tả bộ phận của cây, nên sử dụng biện pháp so sánh hoặc nhân hoá – tránh lối so sánh, nhân hoá vô căn cứ, sáo rỗng, không bắt nguồn từ sự quan sát đối tượng trong thực tế).

- Giáo viên chọn 4, 5 đoạn văn viết lại đạt kết quả tốt, các đoạn văn trong đó có sử dụng biện pháp so sánh hoặc nhân hoá để đọc trước lớp, chấm điểm, khen ngợi sự cố gắng của học sinh.

5. Tổng kết - dặn dò:

- Yêu cầu học sinh về nhà đọc kĩ lại bài làm của mình, phát hiện thêm lỗi (nếu có) và tìm cách sửa, hoàn chỉnh đoạn văn đã tập viết ở lớp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Những học sinh viết bài chưa đạt yêu cầu cần viết lại cả bài để nhận đánh giá tốt hơn. - Chuẩn bị: “Ôn tập về văn tả con vật”. - Nhận xét tiết học.

Hoạt động lớp, cá nhân.

- 1 học sinh đọc yêu cầu 1 trong SGK (Chữa bài).

- Cả lớp đọc thầm theo.

- 1 học sinh đọc yêu cầu 2 (Chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn).

- Mỗi em tự xác định đoạn văn sẽ viết lại cho hay hơn là đoạn nào.

- Học sinh viết lại đoạn văn vào vở.

- Học sinh phát hiện cái hay.

RÚT KINH NGHIỆM

...

TẬP LÀM VĂN

Một phần của tài liệu Giáo Án Lớp 5 CKTKN Tập làm văn (Trang 113 - 114)