VI. Rút kinh nghiệm
E. Rút kinh nghiệm: Tiết 14:
Tiết 14: SỰ NỔI NS:8/12/09 ND:.../12/09 A. Mục tiêu: 1 - Kiến thức:
- Nêu được điều kiện nổi của vật
- Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lững, từ đó giải thích được các hiện tượng vật nổi thường gặp
2 – Kĩ năng:
- Làm thí nghiệm, quan sát, phân tích 3 – Thái độ: nghiêm túc
B. Phương pháp:
- Thảo luận, vấn đáp
C. Chuẩn bị:
- 1 Mỗi nhóm HS:
+ 1 cốc thuỷ tinh to đựng nước, 1 chiếc đinh, 1 miếng gỗ nhỏ + Một ống nghiệm nhỏ đựng cát
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định: II. Bài cũ:
- Lực đẩy Acsimét là gì ? Công thức tính ? III. Bài mới:
1. ĐVĐ: sgk
2. Triển khai bài:
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức
Ho
ạt động 1: Tình huống
- GV: hãy quan sát khi thả 1 viên bi gỗ và 1 viên bi sắt vào nước có hiện tượng gì xãy ra ?
- HS: viên bi gỗ nổi, bi sắt chìm - GV hỏi: hãy giải thích vì sao ? - HS: vì bi gỗ nhẹ, bi sắt nặng
Giáo án Vật Lý 8 nói vật nặng thì chìm, vật nhẹ thì nổi là
chưa chắc
- Hãy nêu ví dụ chứng minh không phải vâth nào nặng cũng chìm, vật nào nhẹ cũng nổi
- HS: trả lời
- GV:vậy để vật nổi ta cần điều kiện gì ? Ho
ạt động 2: Tìm hiểu khi nào vật nổi, khi nào vật chìm
- GV: một vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của những lực nào ?
- HS: + Trọng lượng của vật (P) + Lực đẩy Acsimét (F)
- GV hỏi: em hãy biểu diễn 2 lực này ? - HS: biểu diễn lực
- GV: so sánh độ lớn của P và F có những trường hợp nào xảy ra
- HS: diễn tả bằng lời
- GV: hãy biểu diễn lực P và F theo các trường hợp trên ?
- HS: vẽ
- GV: hãy dự đoán xem có hiện tượng gì xảy ra nếu: P > F, P = F và P < F
- GV: để kiểm tra dự đoán đúng hay sai ta làm thí nghiệm kiểm tra ? Nêu phương án TNo
- HS: lấy ống nghiệm rỗng đậy chặt nhúng vào nước
+ Bỏ 1 ít cát vào ống nghiệm đậy nút nhúng vào nước
+ Đổ đầy cát vào ống nghiệm đậy nút nhúng vào nước
- GV: phát dụng cụ yêu cầu các nhóm làm TNo
- HS: làm thí nghiệm, ghi kết quả - GV: nêu điều kiện vật nổi
- GV: vậy dự đoán của các em có đúng không ?
- GV: chiếu lên màn hình H12.1
Vẽ hình:
I - Điều kiện để vật nổi, vật chìm:
- Một vật ở trong bình chất lỏng chịu tác dụng của 2 lực:
+ Trọng lượng của vật (P) + Lực đẩy Acsimét (F)
* Điều kiện vật nổi:
- Vật nổi trên mặt thoáng khi P < F - Vật lơ lững trong chất lỏng khi P = F - Vật chuyển động xuống dưới (chìm) khi P > F
Ho
ạt động 3: Tìm hiểu độ lớn lực đẩy Acsimét khi vật nổi trên măt thoáng chất lỏng
- GV: chiếu H12.2 lên màn, yêu cầu HS đọc C3, thảo luận C3
II - Độ lớn của lực đẩy Acsimét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng.
Giáo án Vật Lý 8 - HS: nổi vì FA = PGỗ
- GV yêu cầu HS đọc C4, thảo luận trả lời C4
- HS: P = F vì khối gỗ đứng yên trên mặt chất lỏng
- GV hỏi: P là gì ?
- HS: trọng lượng của khối gỗ - GV: F tính như thế nào ? - HS: F = d.V
- GV: giải thích rõ d và V trong công thức
- HS: + d là TLR của chất lỏng
+ V là thể tích phần chất lỏng bị chiếm chỗ
- GV: chiếu C5 lên màn yêu cầu HS chọn - HS: chốt lại cách tính lực đẩy FA.
* Khi vật nổi trên vật thoáng chất lỏng → chiếu KL lên màn hình
- Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Acsimét: F = d.V
Trong đó: V là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng, không phải là thể tích của vật. Hoạt động 4: Vận dụng - GV: chiếu lên màn C6 * Phân công: + Nhóm 1,2 c/m: dV > dl + Nhóm 3,4 c/m: dV = dl + Nhóm 5,6 c/m: dV < dl
- GV: từ phần giả thiết C6 GV yêu cầu cá nhân HS trả lời C7
- GV: yêu cầu các nhóm làm C9 vào phiếu học tập. III - Vận dung: - C6: 1/ dv > dl vật chìm xuống khi P > F dv.Vvật > dl.Vch.lỏng mà (Vvật = Vch.lỏng) → dv > dl.
2/ dv = dl vật lơ lửng trong chất lỏng khi P = F
dv.Vv = dl.Vl mà (Vv = Vl) → dv = dl. 3/ dv < dl vật nổi trên mặt chất lỏng khi P < F
dv.Vv < dl.Vl mà (Vv = Vl) → dv < dl. - C7: hòn bi thép có dT > dnc→ nên chìm. - Tàu làm bằng thép nhưng người ta thiết kế sao cho d của cả con tàu < dnc nên tàu nổi - C8: bi nổi vì dth < dtn - C9: FAM = FAN FAM < PM FAN = PN PM > PN. IV. Củng cố:
- Qua bài học hôm nay em đã thu thập được những kiến thức gì ? - GV giới thiệu mô hình tàu ngầm ( ứng dụng sự nổi )
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học phần ghi nhớ và làm các bài tập SBT. - Xem trước bài : Công cơ học.