SỰ CHUYỂN HOÁ VÀ BẢO TOÀN CƠ NĂNG

Một phần của tài liệu GIAO AN LI 8 DAY DU (Trang 47 - 49)

C. Chuẩn bị: Tranh phóng to hình vẽ 15

A. Mục tiêu: 1 Kiến thức:

SỰ CHUYỂN HOÁ VÀ BẢO TOÀN CƠ NĂNG

NS:22/012010 ND:.../01/2010

A. Mục tiêu:1 - Kiến thức: 1 - Kiến thức:

- Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng ở mức độ biểu đạt như trong SGK, biết nhận ra, lấy ví dụ về sự chuyển hoá lẫn nhau giữa thế năng và động năng trong thực tế.

2 – Kĩ năng:

- Làm thí nghiệm, quan sát, rút ra kết luận 3 – Thái độ: nghiêm túc, cẩn thận

B. Phương pháp:

- Hỏi đáp, thảo luận, phân tích

C. Chuẩn bị:

- Tranh h17.1 SGK

- Con lắc đơn và giá treo ( 6 bộ )

D. Tiến trình lên lớp:

I> Ổn định: II> Bài cũ:

- Khi nào vật có thế năng hấp dãn, thế năng đàn hồi ? Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào yếu tố nào ? phụ thuộc như thế nào ?

- Khi nào vật có động năng ? Động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào ? phụ thuộc như thế nào ?

- Bài tập 16.3; 16.4

III> Bài mới:

1. ĐVĐ: Trong tự nhiên cũng như tong kỹ thuật, ta thường quan sát thấy sự chuyển hoá cơ năng từ dạng này sang dạng khác: động năng chuyển háo thành thế năng và ngược lại. Dưới đây ta sẽ khảo sát cụ thể sự chuyển hoá này.

2. Triển khai bài :

Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức

a / Hoạt động 1: Tiến hành TNo nghiên cứu sự chuyển háo cơ năng trong quá trình cơ học.

- GV: treo tranh h17.1 SGK - HS: quan sát tranh

- GV: yêu cầu HS làm việc nhóm C1, C2, C3, C4

- HS: làm việc nhóm, trả lời, nhận xét bài làm của nhau

- GV: nhận xét câu trả lời của các nhóm

- GV: hướng dẫn HS làm TNo2, yêu cầu các nhóm làm TNO, quan sát, thảo luận trả lời C5, C6, C7, C8

I - Sự chuyển háo của các dạng cơ năng 1/ Thí nghiệm 1: Quả bóng rơi

- Trong thời gian quả bóng rơi độ cao của quả bóng giảm dẫn, vận tốc của quả bóng tăng dần

- Thế năng của quả bóng giảm dần, động năng của nó tăng dần

- Trong thời gian nảy lên, độ cao của quả bóng tăng dần, vận tốc của nó giảm dẫn. Như vậy thế năng của quả báng tăng dần, động năng của nó giảm dần.

Giáo án Vật Lý 8 - HS: làm TNo, quan sát, thảo luận C5,

C6, C7, C8

- GV: gọi đại diện một vài nhóm trình bày kết quả nhóm mình, các nhóm khác nhận xét, rút ra câu trả lời đúng

Hỏi: qua 2 TNo em rút ra được kết luận gì ?

- GV: gọi 1 → 2 HS nhắc lại kết luận

* Chọn B làm mốc tính độ cao

- Từ A về B: vận tốc của con lắc tăng → có sự chuyển hoá từ thế năng sang động năng - Từ B đến C: vận

tốc của con lắc giảm → có sự chuyển hoá từ động năng sang thế năng

- Ở vị trí A, C, con lắc có thế năng lớn nhất, có động năng nhỏ nhất

- Ở vị trí B, con lắc có động năng lớn nhất, thế năng nhỏ nhất.

b/ Hoạt động 2: Thông báo định luật bảo toàn cơ năng

- GV: thông báo cho HS kết luận ở phần II SGK

- HS: lắng nghe, ghi vở - GV: gọi 1 → 2 HS nhắc lại.

II - Bảo toàn cơ năng.

- Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hoá lẫn nhau, nhưng cơ năng thì không đổi. Người ta nói cơ năng được bảo toàn.

c/ Hoạt động 3: Vận dụng

- GV: yêu cầu HS làm việc cá nhân C9 - HS: làm việc cá nhân C9, trình bày trước lớp

Nhận xét, thống nhất kết quả.

III - Vận dụng.

A/ Mũi tên được bắn đi từ chiếc cung: thế năng của cánh cung chuyển hoá thành động năng của mũi tên.

B/ Nước chảy từ đập cao xuống, thế năng chuyển hoá thành động năng. C/ Ném 1 vật lên cao theo phương thẳng đứng - Động năng → thế năng - Thế năng → động năng.

IV> Cũng cố:

- Phát biểu định luật bảo toàn cơ năng ?

- Lấy ví dụ chứng tỏ trong quá trình cơ học có sự chuyển háo từ động năng sang thế năng hoặc ngược lại ?

V> Dặn dò:

- Về nhà học thuộc phần ghi nhớ, lấy ví dụ và phân tích - Làm bài tập 17.1 → 17.5

- Làm phần ôn tập, I, II phần vận dụng bài 18.

E. Rút kinh nghiệm:

C

Giáo án Vật Lý 8

Tiết 22:

Một phần của tài liệu GIAO AN LI 8 DAY DU (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w