VI. Rút kinh nghiệm
E. Rút kinh nghiệm:
Giáo án Vật Lý 8 Tiết 15: CÔNG CƠ HỌC NS :15/12/09 ND :.../12/09 A. Mục tiêu: 1 - Kiến thức:
- Nêu được các ví dụ khác trong SGK về các trường hợp có công cơ học và không có công cơ học, chỉ ra được sự khác biệt giữa các trường hợp đó
- Phát biểu được công thức tính công, nêu được tên các đại lượng và đơn vị, biết vận dụng công thức A = F.s để tính công trong trường hợp phương của lực cùng phương với chuyển dời của vật.
2 – Kĩ năng:
- Vận dụng công thức giải bài tập 3 – Thái độ:
- Nghiêm túc, thích tìm tòi, khám phá
B. Phương pháp:
- Đàm thoại - Thảo luận nhóm
C. Chuẩn bị:
- GV: chuẩn bị tranh con bò kéo xe, VĐV cử tạ, máy xúc đất đang làm việc
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định: II. Bài cũ:
- HS1: Nêu điều kiện để vật nổi, chìm, lơ lững ? Độ lớn của lực đẩy Acsimét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng được tính như thế nào ?
- HS2: làm bài tập 12.2; 12.6 III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: trong đời sống hàng ngày, người ta quan niệm rằng người nông dân cấy lúa, người thợ xây nhà, em HS ngồi học, con bò đang kéo xe... đều đang thực hiện công. Nhưng không phải công trong các trường hợp này đều là "công cơ học". Vậy công cơ học là gì ?
2. Triển khai bài:
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức
Ho
ạt động 1: Hình thành khái niệm công cơ học.
- GV: treo tranh có 2 hình vẽ: con bò kéo xe, VĐV nâng tạ ở tư thế đứng thẳng để HS quan sát
- GV: thông báo:
+ Lực kéo của con bò thực hiện 1 công cơ học
+ Người kực sĩ không thực hiện 1 công cơ học
- GV hỏi: từ quan sát hình vẽ trên, em cho biết khi nào thì có công cơ học ? - HS: khi có lực tác dụng vào vật và làm
I - Khi nào có công cơ học. 1 - Nhận xét:
Giáo án Vật Lý 8 cho vật dich chuyển
- GV: yêu cầu HS làm việc cá nhân C2 - HS: điền kết luận
- GV: yêu cầu 2 HS đọc kết luận? - HS: ghi vở KL.
2 - Kết luận:
- Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật chuyển dời.
Ho
ạt động 2: Củng cố kiến thức về công học
- GV: chiếu lên bảng C3, C4
- GV: gọi 1 HS đọc C3, C4, yêu cầu các nhóm thảo luận và giải thích vì sao ? - HS: thảo luận làm C3, C4, giải thích - GV: gọi đại diện 1 – 2 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét → rút ra câu trả lời đúng
- HS: điền kết luận
- GV: yêu cầu 2 HS đọc kết luận? - HS: ghi vở KL.
3 – Vận dụng: - C3: a, c, d
- C4: a, b, c
Ho
ạt động 3: Thông báo kiến thức mới: côngthức tính công.
- GV: thông báo công thức tính công, giải thích các đại lượng trong công thức và đơn vị công
- GV: nhấn mạnh 2 điều cần chú ý:
+ Nếu vật chuyển dời không theo phương của lực thì công được tính bằng công thức khác sẽ học ở lớp trên
+ Nếu vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của lực thì công của lực đó bằng 0.
II – Công thức tính công:
1 – Công thức tính công cơ học: * A = F.S
Trong đó: + A là công của lực F + F là lực tác dụng vào vật + S là quảng đường vật dịch chuyển.
* Đơn vị công là Jun, kí hiệu J ( 1J = 1Nm)
* Ngoài ra còn dùng đơn vị là Kilôjun ( 1kj = 1000j).
Ho
ạt động 4: Vận dụng công thức tính công để giải bài tập.
- GV: yêu cầu cá nhân HS làm C5, C6, C7 - HS: làm C5, C6, C7
- GV: ở mỗi bài tập, phân tích câu trả lời của HS một cách rõ ràng để HS nắm vững 2 – Vận dụng: - C5: - Tóm tắt: cho F = 5000N S = 1000m - Tìm A = ? Giải:
+ Công của lực kéo của đầu tàu là:
Từ công thức A = F.S = 5000.1000 = 5.000.000J = 5000kj. - C6: cho m = 2kg → P = 20N = F S = 6m Hỏi: A = ? Giải: Công của trọng lực là: A = F.S = 20.6 = 120(J) - C7: trọng lực có phương thẳng đứng,
Giáo án Vật Lý 8
vuông góc với phương chuyển động của vật, nên không có công cơ học của trọng lực.
IV. Củng cố:
- Khi nào có công cơ học ?
- Công cơ học phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
- Công thức tính công cơ học khi lực F làm vật dịch chuyển một quãng đường theo phương của lực ?
- Đơn vị công ? V. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài phần ghi nhớ. Đọc phần có thể em chưa biết. - Làm bài tập 13.1 → 13.5 SBT.
- Xem trước bài: Định luật về công.
Giáo án Vật Lý 8 Tiết 16: ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG NS :15/12/09 ND :.../12/09 A. Mục tiêu: 1 - Kiến thức:
- Phát biểu được định luật về công dưới dạng: lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi
- Vận dụng định luật để giải các bài tập về mặt phẳng nghiêng và ròng rọc động 2 – Kĩ năng:
- Làm thí nghiệm, quan sát, phân tích, tổng hợp 3 – Thái độ:
- Nghiêm túc, trung thực, thích khám phá
B. Phương pháp:
- Quan sát, hỏi đáp, thảo luận
C. Chuẩn bị:
- 1 nhóm HS: 1 lực kế loại 5N, 1 ròng rọc động, 1 quả nặng 200g, 1 giá, 1 thước đo.
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định: II. Bài cũ:
- HS1: khi nào có công cơ học, công thức tính công khi lực F làm vật dịch chuyển 1 quãng đường theo phương của lực ? Đơn vị công ?
- HS2: bài tập 13.3 - HS3: bài tập 13.2 III. Bài mới:
1. ĐVĐ: - GV: muốn đưa vật nặng lên cao ta có những cách nào ? - HS: đưa trực tiếp hoặc sử dụng máy cơ đơn giản
- GV: sử dụng máy cơ đơn giản có lợi gì ? - HS: thay đổi hướng kéo hoặc lợi về lực
- GV: sử dụng máy cơ đơn giản có thể cho ta lợi về lực nhưng liệu có thể cho ta lợi về công không ? → bài mới
2. Triển khai bài:
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức
Ho
ạt động 1: Tiến hành thí nghiệm
- GV: yêu cầu HS nghiên cứu TNo ở SGK
+ Cần những dụng cụ gì ? + Tiến hành như thế nào ? - HS: nghiên cứu trả lời
- GV: hướng dẫn HS lắp ráp và cách tiến hành, ghi kết quả vào bảng 14.1. Khi làm
I – Thí nghiệm: Các ĐL cần xác định Kéo trực tiếp Dùng ròng rọc động Lực F (N) F1 = F2 = Q.đường S (m) S 1 = S2 = Công A (J) A1 = A2 =
Giáo án Vật Lý 8 kéo đều tay, cầm lực kế thẳng đứng
- HS: làm TNo ghi kết quả vào bảng 14.1 theo nhóm
+ Nhóm thảo luận C1, C2, C3, C4
- GV: yêu cầu đại diện các nhóm nêu kết quả. Các nhóm khác nhận xét
- HS: nêu kết quả, nhận xét, bổ sung → kết quả đúng
- GV: kết luận trên không những chỉ đúng cho ròng rọc mà còn đúng cho có máy cơ đơn giản khác → Định luật về công - HS: nghe, ghi vở - C1: F1 = 2F2 - C2: S2 = 2S1 A1 = A2 → Dùng ròng rọc động được lợi 2 lần về lực thì lại thiệt 2 lần về đường đi nghĩa là không được lợi gì vè công
II - Định luật về công:
- Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
Ho
ạt động 2: Vận dụng
- GV: yêu cầu HS làm việc cá nhân C5, C6
- HS: làm cá nhân C5, C6
- GV: yêu cầu 1 số HS trình bày - HS: nhận xét, rút ra kết luận đúng
- GV: lưu ý, nhắc nhở, sửa chữa những chổ chưa đúng của HS.
III - Vận dụng - C5:
a/ Trường hợp 1 lực kéo nhỏ hơn 2 lần b/ Không có trường hợp nào tốn công hơn công thực hiện trong 2 trường hợp là như nhau
c/ Công của lực kéo thùng hàng theo mặt phẳng nghiêng đúng bằng công của lực kéo trực tiếp thùng hàng theo phương thẳng đứng. A = P.h = 500.1 = 500J - C6: cho P = 420N, S = 8m Tính F = ?, h = ?, A = ? a/ Kéo vật lên bằng ròng rọc động thì F = 1/2 P = 210N L = 8m = 2h → h = 8/2 = 4m b/ A = P.h = 420.4 = 1680(J) Hoặc A = F.l = 210.8 =1680 (J) IV. Củng cố:
- Phát biểu định luật về công ? - Đọc có thể em chưa biết ? V. Dặn dò:
- Về nhà học bài, làm bài tập 14.1 →14.4 và 14.7.