Phân tích dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của HDBank chi nhánh Cần

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HDBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 60 - 64)

7. Kết luận:

4.3.3. Phân tích dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của HDBank chi nhánh Cần

Bảng 7 : DƯ NỢ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI HDBANK CẦN THƠ TỪ NĂM 2009 ĐẾN 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2009/2010 Chênh lệch 2011/2010 06 tháng đầu năm Chênh lệch 06 tháng đầu năm 2012/06 tháng đầu năm 2011 2009 Tỷ

trọng 2010 trọng Tỷ 2011 trọng Tỷ tiền Số trọng Tỷ tiền Số trọng Tỷ 2011 trọng Tỷ 2012 trọng Tỷ tiền Số trọng Tỷ 1. Theo thời hạn 59.078 100% 110.707 100% 149.765 100% 51.629 87,39% 39.058 35,28% 80.252 100% 95.490 100% 15.238 18,99% * Ngắn hạn 35.884 60,74% 69.376 62,67% 92.736 61,92% 33.492 93,33% 23.360 33,67% 50.535 62,97% 66.204 69,33% 15.670 31,01% * Trung dài hạn 23.194 39,26% 41.331 37,33% 57.029 38,08% 18.137 78,20% 15.698 37,98% 29.717 37,03% 29.286 30,67% -432 -1,45% 2. Theo mục đích vay 59.078 100% 110.707 100% 149.765 100% 51.629 87,39% 39.058 35,28% 55.252 100% 70.490 100% 15.238 27,58% * Tiêu dùng 11.816 20,00% 24.750 22,36% 32.606 21,77% 12.934 109,47% 7.857 31,74% 14.785 26,76% 18.700 26,53% 3.914 26,47% * SXKD 27.176 46,00% 46.774 42,25% 62.758 41,90% 19.598 72,12% 15.984 34,17% 25.311 45,81% 34.849 49,44% 9.538 37,68% * Hỗ trợ Nông nghiệp 5.908 10,00% 7.069 6,39% 1.668 1,11% 1.161 19,65% -5.401 -76,41% 2.906 5% -1.450 -2,06% -4.356 -149,88% * Ô tô, xe máy 6.097 10,32% 9.716 8,78% 13.069 8,73% 3.619 59,36% 3.353 34,51% 6.272 11,35% 7.624 10,82% 1.352 21,55% * Khác 8.082 13,68% 22.398 20,23% 39.664 26,48% 14.316 177,14% 17.266 77,08% 5.977 10,82% 10.767 15,27% 4.790 80,13% 3. Theo mục đích tín nhiệm 59.078 100% 110.707 100% 149.765 100% 51.629 87,39% 39.058 35,28% 55.252 100% 70.490 100% 15.238 27,58%

* Không có bảo đảm bằng tài

sản 5.081 8,60% 9.634 8,70%

11.441 7,64% 4.554 89,63% 1.807 18,75% 3.788 6,86% -242 -0,34% -4.031 -106,40% * Bảo đảm bằng tài sản 53.997 91,40% 101.073 91,30% 138.323 92,36% 47.075 87,18% 37.251 36,86% 51.464 93,14% 70.732 100,34% 19.268 37,44%

Dư nợ là kết quả của quá trình tăng trưởng tín dụng, cho thấy được quy mô về hoạt động tín dụng của ngân hàng, phản ánh chính xác, đầy đủ lượng vốn đầu tư phát triển kinh tế mà ngân hàng thực hiện được tại thời điểm xem xét. Dư nợ bao gồm: nợ chưa đến hạn, nợ quá hạn, nợ gia hạn điều chỉnh và nợ khó đòi.

Trong thời gian qua HDBank Cần Thơ đã thực hiện tích cực mở rộng tín dụng đối với đối tượng khách hàng là cá nhân. Nhắm tới mục tiêu hoạt động an toàn, hiệu quả và bền vững. Chi nhánh đã tập trung nguồn lực đầu tư vào công tác tín dụng cá nhân – một thị trường còn rất nhiều tiềm năng cần được khai thác. Do đó dư nợ cho vay cá nhân ngày càng tăng.

* Dư nợ cá nhân theo thời hạn

Do sự chuyển dịch trong cơ cấu cho vay nên dư nợ ngắn hạn cũng ngày càng tăng nhanh và chiếm tỷ lệ cao hơn so với dư nợ trung và dài hạn. Sự chuyển dịch cơ cấu này đảm bảo nguồn vốn cho ngân hàng tái đầu tư, mở rộng hoạt động cho vay mà cũng ít gặp rủi ro hơn so với khoản vay trung và dài hạn. Cụ thể năm 2009 dư nợ ngắn hạn chiếm 60,74%, năm 2010 tỷ trọng tăng lên 62,67%, năm 2011 tỷ trọng là 61,92%, 06 tháng đầu năm 2012 tăng mạnh lên 69,33%. Doanh số cũng tăng đều, năm 2011 tăng 23.360 triệu đồng tức tăng 33,67% so với năm 2010, năm 2010 tăng 33.492 triệu đồng tức tăng 93,33% so với năm 2009. 06 tháng đầu năm 2012 đạt mức 66.204 triệu đồng tăng 15.670 triệu đồng tức tăng 31,01% so với 06 tháng đầu năm 2011.

Dư nợ trung và dài hạn có sự biến động cả về doanh số và tỷ trọng. Tỷ trọng dư nợ trung – dài hạn năm 2009 là 39,26%, năm 2010 giảm còn 37,33%, năm 2011 tăng nhẹ lên 38,08%, 06 tháng đầu năm 2012 giảm mạnh còn 30,67%. Dư nợ trung dài hạn năm 2011 tăng 15.698 triệu đồng tương đương tăng 37,98% so với năm 2010. Năm 2010 tăng 18.137 triệu đồng tức tăng 78,20% so với năm 2009. 06 tháng đầu năm 2012 giảm 432 triệu đồng, tương ứng giảm 1,45% so với 06 tháng đầu năm 2011. Nguyên nhân do sự ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cầu đã ít nhiều tác động đến nền kinh tế cua Việt Nam nên tình hình sản xuất kinhh doanh cũng có thể gặp nhiều rủi ro. Do đó ngân hàng thận trọng xem xét hơn trong việc cho vay trung dài hạn dẫn đến dư nợ trung dài hạn tuy có biến động nhưng nhìn chung đang có xu hướng giảm về tỷ trọng trong tổng dư nợ.

Tình hình dư nợ ở mỗi loại hình cho vay đều tăng theo thời gian trừ dư nợ cho vay mua xe ô tô và xe máy, trong đó mức tăng tương đối cao và đạt dư nợ cao nhất là loại hình cho vay sản xuất kinh doanh. Ở loại hình này, dư nợ năm 2009 đạt mức 27.176 triệu đồng chiếm 46,00% trong tổng dư nợ. Năm 2010 dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh đạt 46.774 triệu đồng tăng 19.598 triệu đồng tương ứng tăng 72,12% so với năm 2009. Năm 2011 tăng 15.984 triệu đồng tương ứng tăng 34,17% so với năm 2010 và đạt mức 62.758 triệu đồng. 06 tháng đầu năm 2012 dư nợ sản xuất kinh doanh đạt 34.849 triệu đồng chiếm 49,44% trong tổng dư nợ, tăng 9.538 triệu đồng tương ứng tăng 37,68% so với 06 tháng năm 2011. Do doanh số cho vay của loại hình ở lĩnh vực sản xuất kinh doanh qua các thời kỳ tăng nhanh nên kéo theo doanh số thu nợ ở lĩnh vực này cũng tăng theo.

Đối với dư nợ của loại hình cho vay tiêu dùng năm 2011 chiếm 21,77% trong tổng cơ cấu dư nợ, đã tăng 7.857 triệu đồng tương ứng tăng 31,74% so với năm 2010. Năm 2010 dư nợ cho vay tiêu dùng đạt 24.750 triệu đồng tăng 12.934 triệu đồng tương ứng tăng 109,47% so với năm 2009, mức tăng rất cao. 06 tháng đầu năm 2012 tỷ trọng chiếm 26,53% tăng 3.914 triệu đồng tương ứng tăng 26,47% so với 06 tháng đầu năm 2011. Do hiện nay lạm phát đã được kiềm chế, giá cả hàng hóa đang có mức giá dễ chấp nhận, phía ngân hàng thì nắm bắt được nhu cầu vay tiền để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống trong dân cư ngày càng tăng, ngân hàng đã có những chính sách lãi suất ưu đãi, các chương trình khuyến mãi, hậu mãi hấp dẫn nên thu hút ngày càng nhiều khách hàng hơn.

Về dư nợ của loại hình hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, mua ô tô – xe máy, và một số lĩnh vực khác đều tăng qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng không đáng kể. Nguyên nhân của của sự tăng trưởng của dư nợ là do ngân hàng áp dụng cho vay ở những lĩnh vực mới khách hàng có nhu cầu. Chỉ tiêu dư nợ cho vay đã phản ánh được quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng không ngừng được mở rộng và đa dạng. Mặc dù tình hình kinh tế - xã hội những năm gần đây có nhiều biến động, thêm vào đó là sự ra đời ngày càng nhiều các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Cần Thơ, sự gia tăng không ngừng của dư nợ cho vay đã phần nào thể hiện được sức cạnh tranh về thị phần tín dụng trên địa bàn. Điều đó mang

lại lợi nhuận cho ngân hàng và còn đóng góp một phần cho sự phát triển kinh tế của thành phố Cần Thơ.

* Dư nợ theo mục đích tín nhiệm

Dư nợ bảo đảm bằng tài sản luôn chiếm tỷ trọng tuyệt đối trên 91%. Năm 2009 dư nợ có tài sản đảm bảo đạt 53.997 triệu đồng, chiếm 91,40%. Năm 2010 tăng 47.075 triệu đồng tức tăng 87,18%, đạt mức 101.073 triệu đồng chiếm 91,30%. Năm 2011 đạt 138.323 triệu đồng chiếm 92,36% tương ứng tăng 37.251 triệu đồng tức tăng 36,86%. Song song với việc dư nợ có tài sản có xu hướng tăng về tỷ trọng và doanh số thì dư nợ không có tài sản đảm bảo có xu hướng giảm về tỷ trọng. Đặc biệt 06 tháng đầu năm 2012 dư nợ không có tài sản đảm bảo giảm cả về doanh số lẫn tỷ trọng, dư nợ âm 0,34%, tương ứng âm 4.031 triệu đồng. Do doanh số thu nợ tương đối thấp ở lĩnh vực cho vay không có tài sản đảm bảo, doanh số cho vay tăng không đáng kể nên dư nợ ở lĩnh vực này âm. Do đó HDBank đã đặt ra mục tiêu kiểm soát nợ xấu của năm nay dưới 2,5%, đồng thời việc kiểm soát chất lượng tín dụng được đặt lên hàng đầu.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HDBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)