7. Kết luận:
4.3.1. Phân tích doanh số cho vay khách hàng cá nhân của HDBank
Bảng 5 : DOANH SỐ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI HDBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ TỪ 2009 ĐẾN 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 Đơn vị :Triệu Đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2009/2010 Chênh lệch 2011/2010 06 tháng đầu năm Chênh lệch 06 tháng đầu năm 2012/06 tháng đầu năm 2011 2009 Tỷ trọng 2010 Tỷ trọng 2011 Tỷ
trọng Số tiền trọng Tỷ tiền Số trọng Tỷ 2011 trọng Tỷ 2012 trọng Tỷ tiền Số trọng Tỷ 1. Theo thời hạn 108.225 100% 154.889 100% 213.873 100% 46.664 43,12% 58.984 38,08% 114.547 100% 175.828 100% 61.281 53,50% * Ngắn hạn 65.195 60,24% 96.310 62,18% 132.988 62,18% 31.115 47,73% 36.678 38,08% 83.745 73,11% 123.626 70,31% 39.881 47,62% * Trung dài hạn 43.030 39,76% 58.579 37,82% 80.885 37,82% 15.549 36,13% 22.306 38,08% 30.802 26,89% 52.202 29,69% 21.400 69,48% 2. Theo mục đích vay 108.225 100% 154.889 100% 213.873 100% 46.664 43,12% 58.984 38,08% 114.547 100% 175.828 100% 61.281 53,50% * Tiêu dùng 35.173 32,50% 36.430 23,52% 51.062 23,88% 1.257 3,57% 14.632 40,17% 25.436 22,21% 40.386 22,97% 14.950 58,77% * SXKD 51.407 47,50% 73.386 47,38% 100.475 46,98% 21.980 42,76% 27.089 36,91% 56.739 49,53% 87.508 49,77% 30.769 54,23% * Hỗ trợ Nông nghiệp 7.684 7,10% 12.055 7,78% 15.052 7,04% 4.371 56,89% 2.997 24,86% 8.236 7,19% 9.053 5,15% 817 9,93% * Ô tô, xe máy 10.714 9,90% 14.327 9,25% 20.562 9,61% 3.613 33,72% 6.235 43,52% 10.002 8,73% 16.153 9,19% 6.151 61,50% * Khác 3.247 3,00% 18.690 12,07% 26.721 12,49% 15.444 475,67% 8.031 42,97% 14.134 12,34% 22.728 12,93% 8.594 60,80% 3. Theo mục đích tín nhiệm 108.225 100% 154.889 100% 213.873 100% 46.664 43,12% 58.984 38,08% 114.574 100% 175.828 100% 61.254 53,46%
* Không có bảo đảm bằng tài
sản 12.121 11,20% 15.272 9,86% 17.715 8,28% 3.151 25,99% 2.443 16,00% 8.790 7,67% 10.937 6,22% 2.146 24,42% * Bảo đảm bằng tài sản 96.104 88,80% 139.617 90,14% 196.158 91,72% 43.513 45,28% 56.541 40,50% 105.784 92,33% 164.891 93,78% 59.108 55,88%
* Doanh số cho vay cá nhân theo theo thời hạn
Khi nói đến hoạt động tín dụng của ngân hàng thì tín dụng ngắn hạn luôn được các ngân hàng quan tâm hàng đầu, bên cạnh việc hỗ trợ vốn cho các thành phần kinh tế phát triển, đây còn là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Do đó tuy tình hình kinh tế vẫn còn trong tình trạng có nhiều biến động nhưng doanh số cho vay ngắn hạn của HDBank vẫn tăng. Năm 2009 là 65.195 triệu đồng, năm 2010 tăng lên 96.310 triệu đồng tăng 31.115 triệu đồng tương ứng tăng 47,73%. Năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 132.988 triệu đồng, tăng 36.678 triệu đồng tương ứng tăng 38,08% so với năm 2010. Đặc biệt vào 06 tháng đầu năm 2012 doanh số cho vay đã tăng đến con số 123.626 triệu đồng tức tăng 39.881 triệu đồng tương ứng tăng 47,62% so với cùng kỳ năm 2011.
Trong cơ cấu cho vay, cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trên 60%, cho vay ngắn hạn ngày càng tăng về số lượng và tỷ trọng. Năm 2009 cho vay ngắn hạn chiếm 60,24%, năm 2010 và 2011 tăng lên 62,18%, 06 tháng đầu năm 2011 là 73,11%, đến 06 tháng 2012 giảm nhẹ còn 70,31% nhưng tỷ trọng vẫn cao đảm bảo thu hồi vốn nhanh và ít rủi ro hơn cho vay trung và dài hạn.
Cho vay trung và dài hạn có xu hướng giảm về tỷ trọng qua các năm. Do định hướng phát triển của ngân hàng là tập trung tăng trưởng dư nợ bằng cách cho vay có trọng điểm sau đó sẽ đẩy mạnh cho vay phân tán theo đề án phù hợp với lợi thế từng địa bàn. Bên cạnh nhu cầu vay vốn ngắn hạn để sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng, khách hàng cũng có nhu cầu vay vốn trung hạn. Đặc điểm của món vay này là số tiền vay tương đối lớn, thời gian trả nợ nhiều hơn một năm nên nó đòi hỏi khách hàng phải có phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo trả hết nợ cho Ngân hàng khi món vay đáo hạn, do đó nó chiếm tỷ trọng nhỏ so với cho vay ngắn hạn. Nhằm hạn chế rủi ro khi cho vay trung và dài hạn nên ngân hàng đã chủ động giảm dần tỷ trọng cho vay của loại hình này. Hơn nữa vốn huy động từ khách hàng cũng phần lớn là ngắn hạn nên cho vay trung và dài hạn cũng bị hạn chế. Năm 2009 doanh số cho vay trung và dài hạn là 43.030 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 39,76%. Năm 2010 tăng 15.549 triệu đồng đạt 58.579 triệu đồng tỷ trọng chiếm 37,82% tức tăng 36,13% so với năm 2009. Năm 2011 tăng thêm 22.306 triệu đồng so với năm 2010, đạt mức 80.885 triệu đồng
chiếm 37,82%. Đối với 06 tháng đầu năm 2012 doanh số cho vay trung hạn đã tăng 21.400 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2011 đạt mức 52.202 triệu đồng nhưng tỷ trọng chỉ chiếm 29,69%.
* Doanh số cho vay khách hàng cá nhân theo mục đích vay
- Sản xuất kinh doanh
Thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế của Đồng Bằng Sông Cửu Long nên việc cho vay sản xuất kinh doanh là một nhu cầu rất lớn, không chỉ riêng các doanh nghiệp mà các cá nhân cũng cần vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình, cho nên doanh số cho vay ở lĩnh vực này cũng tăng qua mỗi năm. Năm 2011 đạt 100.475 triệu đồng tăng 27.089 triệu đồng so với năm 2010. Năm 2010 doanh số cho vay sản xuất kinh doanh đạt 73.386 triệu đồng tăng 21.980 triệu đồng so với năm 2009. 06 tháng đầu năm 2012 đạt 87.508 triệu đồng tăng 30.769 triệu đồng so với 06 tháng 2011.
Trong cơ cấu cho vay của ngân hàng, cho vay sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất trên 46% . Cụ thể năm 2009 tỷ trọng cho vay để sản xuất kinh doanh là 47,50% đến năm 2010 tỷ trọng chiếm 47,38%, năm 2011 tỷ trọng chiếm 46,98%, 06 tháng đầu năm 2011 chiếm 49,53%, 06 tháng 2012 tăng lên 49,77%. Do hiện nay việc sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên nhu cầu vay vốn dể duy trì và mở rộng kinh doanh là rất phổ biến, hơn nữa nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh thường phải vay với số lượng tiền lớn, nên cơ cấu cho vay để sản xuất kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng cao.
- Tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng cũng là một lĩnh vực cho vay chiếm tỷ trọng tương đối cao và chủ yếu của ngân hàng. Năm 2011 đạt 51.062 triệu đồng tăng 14.632 triệu đồng so với năm 2010, năm 2010 tăng 1.257 triệu đồng so với năm 2009 đạt 36.430 triệu đồng. 06 tháng đầu năm 2012 đạt 40.386 triệu đồng tăng 14.950 triệu đồng so với 06 tháng năm 2011.
Cho vay tiêu dùng đều có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng cao trên 22% qua các năm chỉ đứng sau cho vay sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân là do bên cạnh nhu cầu vay để mở rộng sản xuất thì nhu cầu đời sống của người dân được nâng cao, khả năng tiếp thu công nghệ hiện đại ngày càng cao, kéo theo có nhiều nhu cầu sử dụng các tiện nghi hiện đại, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cộng với sự
chủ động của ngân hàng trong việc điều chỉnh cơ cấu cho vay và các chương trình khuyến mãi, các dịch vụ cho phù hợp với nhu cầu khách hàng.
- Ô tô, xe máy
Tuy chiếm tỷ trọng không cao, đạt 9,90% vào năm 2009, 9,25% trong năm 2010, 9,61% vào năm 2011, 06 tháng đầu năm 2011 là 8,73% và 06 tháng đầu năm 2012 là 9,19%. Nhìn chung tỷ trọng ở lĩnh vực này có sự biến động qua các thời kỳ, tuy nhiên doanh số cho vay ở lĩnh vực này thì tăng đều qua các năm. Năm 2011 đạt 20.562 triệu đồng tăng 6.235 triệu đồng so với năm 2010, năm 2010 tăng 3.613 triệu đồng so với năm 2009 đạt mức 14.327 triệu đồng. 06 tháng đầu năm 2012 đạt 16.153 triệu đồng tăng 6.151 triệu đồng so với 06 tháng đầu năm 2011. Nguyên nhân của việc tăng doanh số cho vay ở lĩnh vực này là do Cần Thơ là khu vực trung tâm của vùng, cơ sở hạ tầng phát triển và thuận tiện, thường xuyên giao lưu và lưu thông với các khu vực lân cận, hơn nữa người dân tại Thành phố Cần Thơ có mức sống cao nên có nhu cầu mua xe hơi và xe máy là rất cao. Đồng thời các chương trình chiêu thị thu hút khách hàng của các công ty bán xe hơi, xe máy đã góp phần làm tăng nhu cầu mua xe của người dân, từ đó thúc đẩy doanh số cho vay mua xe của ngân hàng ngày càng tăng.
- Nông nghiệp và hỗ trợ nông nghiệp
Do ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Agribank là ngân hàng chuyên đầu tư, cho vay hỗ trợ nông nghiệp, hơn nữa người nông dân thường đi vay những ngân hàng quen thuộc, không thường xuyên tìm hiểu và đi vay ở ngân hàng mới nên thị phần của HDBank cũng như các ngân hàng khác ở lĩnh vực nông nghiệp là thấp và ít được chú trọng hơn. Thể hiện rõ qua tỷ trọng các năm ở lĩnh vực cho vay nông nghiệp luôn thấp hơn 10%. Cụ thể năm 2009 đạt 9,90%, năm 2010 giảm còn 9,25%, năm 2011 là 9,61%, 06 tháng đầu năm 2011 tỷ trọng ở lĩnh vực này là 8,73%, 06 tháng đầu năm 2012 là 9,19%.
- Khác
Những lĩnh vực cho vay khác của HDBank như cho vay du học, giả trí, du lịch…. đang có xu hướng tăng cả về tỷ trọng lẫn doanh số cho vay. Nguyên nhân là do trên thị trường có nhiều dịch vụ cùng những phương thức thu hút khách hàng hấp dẫn cùng với nhu cầu người dân càng sử dụng nhiều dịch vụ hơn.
Do chính sách của ngân hàng hội sở còn nhiều hạn chế trong việc cho vay tín chấp, thủ tục và đối tượng áp dụng của lĩnh vực cho vay tín chấp phải có chọn lọc để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn của mình nên cho vay không có đảm bảo bằng tài sản chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng cơ cấu cho vay. Do đó tuy doanh số cho vay ở lĩnh vực này có tăng qua các năm, song tỷ trọng lại có xu hướng giảm, tỷ trọng năm sau luôn thấp hơn năm trước. Năm 2009 doanh số cho vay không có tài sản đảm bảo là 12.121 triệu đồng chiếm 11,20%, năm 2010 đạt 15.272 triệu đồng chiếm 9,86%, năm 2011 đạt 17.715 triệu đồng chiếm 8,28%, đến 06 tháng đầu năm 2012 tỷ trọng chỉ còn chiếm 6,22% trong tổng cơ cấu cho vay tương ứng 10.937 triệu đồng.