- Quả địa cầu.
- Các hình vẽ trong SGK phóng to.
III. Tiến trình tổ chức bài mới:
1. Kiểm tra bài cũ:
Kết hợp trong quá trình giảng bài mới. 2. Bài mới:
- Trái đất có nhiều vận động. Vận động tự quay quanh trục là một vận động chính của trái đất, vận động này sinh ra hiện tượng ngày và đêm ở khắp mọi nơi trên trái đất và làm lệch hướng các vật chuyển động trên cả hai nửa cầu. Vậy để tìm hiểu hiện tượng này. Bài mới.
- GV: Hướng dẫn hs quan sát quả địa cầu.
? Em hiểu thế nào là trục của Trái Đất?
- HS: Là đường nối từ cực bắc xuống cực nam.
- GV: Thực ra đó chỉ là một trục tưởng tượng vì khi quay trên Trái Đất có hai vị trí quay tại trỗ đó là cực bắc và cực nam.
? Em có nhận xét gì về trạng thái của trục Trái Đất so với mặt phẳng của quĩ đạo?
- HS: Nghiêng 66o33’.
- GV: Hướng dẫn hs quan sát H19 SGK. Trái Đất luôn tự quay quanh một trục tưởng tượng.
? Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng nào. Hãy thực hiện trên quẩ địa cầu?
- HS: Hướng quay từ tây sang đông, hs thực hiện trên quả địa cầu.
? Trái Đất tự quay một vòng quanh trục hết bao nhiêu thời gian?
- HS: Hết 24h = 1 ngày đêm.
- GV: Hướng dẫn hs quan sát H20 SGK.
? Người ta chia bề mặt Trái Đất thành bao nhiêu khu vực giờ. Mỗi khu vực giờ cách nhau bao nhiêu độ?
- HS: Để tiện cho việc tính giờ và giao dịch trên thế giới, người ta chia bề mặt Trái Đất thành 24 khu vực giờ. Mỗi khu vực giờ cách nhau 15o kinh tuyến.
? Giờ ở các khu vực đó có giống (Trùng) nhau hay không?
- HS: Mỗi khu vực có một giờ riêng, đó là giờ riêng đó là giờ khu vực.
? Khu vực nào được đánh dấu số 0 (Giờ gốc)
-HS: Khu vực có đường kinh tuyến gốc đi qua chính giữa (giờ GMT).
? Việt Nam nằm ở múi giờ thứ mấy theo giờ GMT?
1. Sự vận động của trái đấtquanh trục. quanh trục.
- Trái Đất tự quay một vòng quanh trục theo hướng từ tây sang đông trong 24h (1 ngày đêm).
- Người ta chia bề mặt Trái Đất thành 24 khu vực giờ. Mỗi khu vực có một giờ riêng, đó là giờ riêng đó là giờ khu vực.
- HS: Việt Nam nằm ở múi giờ thứ 7 theo giờ GMT.
? Ở khu vực giờ gốc là 12h vậy Việt Nam lúc đó là mấy giờ?
- HS: Việt Nam là 19h (Tức 7h tối)
- GV: Dùng ánh sáng qua khe cửa chiếu vào quả Địa Cầu.
? Em có nhận xét gì về khoảng được chiếu sáng trên quả địa cầu?
- HS: Bề mặt quả Địa Cầu không được chiếu sáng hết, do có hình cầu.
- GV: Hướng dẫn hs quan sát H21 SGK
? Hãy xác định khoảng nào là ngày, khoảng nào là đêm?
- HS: Khoảng được chiếu sáng là ngày, khoảng không được chiếu sáng là đêm
? Vậy tại sao trên trái đất lại có ngày và đêm diễn ra liên tục?
- HS: Vì Trái Đất luôn vận động tự quay xung quanh trục
? Tại sao ta thấy Mặt Ttrời mọc ở hướng đông lặn ở hướng tây?
- HS: Vì mặt trời đứng im, Trái Đất thì chuyển động từ tây sang đông nên ta thấy chiều chuyển động ngược lại của mặt trời.
- GV: Hướng dẫn hs quan sát quả Địa Cầu ở trạng thái đứng im giỏ một giọt nước ở gần cực bắc.
? Hãy nhận xét hướng chảy của giọt nước đó?
- HS: Giọt nước chảy xuôi theo chiều kinh tuyến.
? Vậy khi Trái Đất quay giọt nước còn chảy theo hướng ban đầu nữa không?
- HS: Hướng chảy của giọt nước đã bị lệch hướng.
- GV: Hướng dẫn hs quan sát H22 SGK
? Nhận xét sự lệch hướng của vật?
- HS: Nhìn xuôi theo chiều chuyển động vật chuyển động từ bắc xuống nam lệch về bên phải còn các vật chuyển động từ nam lên bắc sẽ lệch về bên trái.
2. Hệ quả của sự vận độngtự quay quanh trục của tự quay quanh trục của Trái Đất.
- Do Trái Đất tự quay quanh trục từ tây sang đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.
- Sự chuyển động quanh trục còn làm lệch hướng các vật chuyển động từ cực bắc xuống cực nam.
V. Đánh giá: PHIẾU HỌC TẬP - Hãy khoanh tròn vào câu trả lời thích hợp nhất.
Câu 1:Trục Trái Đất được hiểu là:
a) Trục xuyên suốt Trái Đất và nối liền cực Bắc và cực Nam. b) Trục có hai đầu là cực Bắc và cực Nam.
c) Trục tưởng tượng nối liền cực Bắc và cực Nam.
d) Trục nối liền hai cực và nghiêng 66°33´ với mặt phẳng quỹ đạo
Câu 2: Trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc bằng: a) 65°33´. b) 66°33´. c) 66°00'. d) 67°33´.
Câu 3: Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng:
a) Từ Đông sang Tây. b) Từ Tây sang Đông.
c) Từ Đông Bắc sang Tây Nam. d) Từ Tây Bắc sang Đông Nam
Câu 5: Trái Đất chỉ được chiếu sáng một nửa là do: a) Trái Đất có dạng hình cầu.
b) Trái Đất tự quay quanh trục từ Tây sang Đông c) Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
d) Trái Đất tự quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời
V. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:
- Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK. Học thuộc phần gi nhớ. Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.
- Chuẩn bị trước bài mới bài 8 “ Sự chuyển động của Trái Đất quanh mặt trời” Ngày soạn: 11/11/07.
Ngày giảng: 14/11/07.
Tiết 10. SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI.
I. Mục tiêu bài học:
- Sau bài học, học sinh cần. 1. Kiên thức:
- Hiểu được cơ chế của sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời (Quĩ đạo, thời gian chuyển động, tính chất của sự chuyển động).
- Nhớ được vị trí của Trái Đất trong các ngày Xuân Phân, Hạ chí, Thu Phân và Đông Chí trên quĩ đạo của trái đất.
2. Kĩ năng:
- Biết sử dụng quả địa cầu để lặp lại hiện tượng chuyển động tịnh tiến của Trái Đất trên quĩ đạo và chứng minh hiện tượng mùa.