II. Phương tiện dạy học cần thiết:
1. Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
- HS: Hướng từ tây sang đông.
? Quan sát mũi tên chỉ hướng tự quay quanh trục của Trái Đất từ đó rút ra nhận xét về hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời?
- HS: Trùng với hướng vận động của Trái Đất Xung quanh trục là hướng từ tây sang đông.
- GV: Dùng mô hình mô tả hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
? Yêu cầu hs thực hiện?
- HS: Thực hiện trên mô hình.
? Trong khi chuyển đông quanh Mặt Trời, Trái Đất ở trạng thái nào?
- HS: Trái Đất vẫn đồng thời tự vận động quanh trục.
? Thời gian Trái Đất Chuuyển động quanh Mặt Trời một vòng hết bao nhiêu thời gian? Đựoc qui ước như thế nào?
- HS: 365 ngày và 6 giờ và được qui ước là một năm
- GV: Một năm là 365 ngày vậy còn dư 6 giờ cần tính như thế nào
- HS: Cứ sau 4 năm lại có một năm có 366 ngày tức năm nhuận
1. Sự chuyển động của TráiĐất quanh Mặt Trời . Đất quanh Mặt Trời .
- Trái Đất chuyển động quanh mặt trời theo hướng từ tây sang đông trên quĩ đạo có hình E Líp gần tròn
- Trái Đất chuyển động hết một vòng trên quĩ đạo là 365 ngày 6 giờ (Một năm)
- GV: Hướng hs quan sát H 23 SGK
? Chỉ các vị trí xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí trên H23. Rút ra nhận xét về độ nghiêng hưỡng nghiêng của trục Trái Đất ở các vị trí trên?
- HS: Chỉ trên tranh vẽ, hưỡng nghiêng và trục nghiêng không đổi ở tất cả các vị trí.
? Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời là chuyển động gì?
- GV: Hướng dẫn hs quan sát H24 phóng to
? Ngày 22/6 nửa cầu nào ngả nhiều về phía Mặt trời, điều đó dẫn đến hiện tượng gì?
- HS: Ngày 22/6 nửa cầu bắc ngả nhiều về phía Mặt trời khi đó nhận được nhiều ánh sáng và nhiều nhiệt, đó là mùa hạ ở nửa cầu bắc
? Ngày 22/12 nửa cầu nào ngả nhiều về phía mặt trời, có hiện tượng gì?
- HS: ngày 22/12 nửa cầu nam ngả nhiều về phía Mặt Trời khi đó nửa cầu nam nhận được nhiêu ánh sáng và nhiều nhiệt đó là mùa hạ.
? Khi nửa cầu bắc là mùa hạ thì nửa cầu nam là mùa gì?
- HS: Nửa cầu nam khi đó là mùa đông (Mùa ở hai nửa cầu trái ngược nhau).
? Quan sát H23 cho biết vào hai ngày 21/3 và 23/9 Mặt Trời chiếu vuông góc vào vị trí nào trên Trái Đất. Lượng nhiệt nhận được trên hai nửa cầu khi đó như thế nào?
- HS: Voà ngày 21/3 và 23/9 ánh sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với đường xích đạo lượng nhiệt nhận đước ở hai nửa cầu bằng nhau.
- GV: Đó là hai mùa mát mẻ trong năm, mùa xuân và mùa thu
? Vậy nguyên nhân nào sinh ra các mùa trong năm?
? Vì sao cách tính mùa ở hai nửa cầu lại trái ngược nhau?
- HS: Vì trục của Trái Đất luôn nghiêng theo một góc không đổi.
- Đó là chuyển động tịnh tiến.
2. Hiện tượng mùa.
- Trong khi chuyển động trên quỹ đạo (quanh Mặt Trời), Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục không đổi nên sinh ra các mùa trong năm.
- Cách tính mùa ở hai nửa cầu hoàn toàn trái ngược nhau.
- GV: Người ta còn chia một năm ra bốn mùa. Ở nửa cầu Bắc, các nước theo dương lịch tính thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa có khác một số nước quen dùng âm lịch ở ChâuÁ.
Nước ta nằm ở khu vực nhiệt đới, quanh năm nóng, sự phân hoá ra bốn mùa không rõ rệt. Ở miền Bắc, tuy cũng có bốn mùa, nhưng hai mùa xuân và thu chỉ là những thời kì chuyển tiếp ngắn. Ở miền Nam, hầu như nóng quanh năm, chỉ có hai mùa: một mùa khô và một mùa mưa
IV. Đánh giá:
PHIẾU HỌC TẬP
- Trong các câu hỏi dưới đây, hãy chọn một câu trả lời thích hợp nhất: 1.Chuyển động tịnh tiến của Trái Đất quanh Mặt Trời được hiểu là:
a) Chuyển động tự quay của Trái Đất đồng thời với chuyển động quay quanh Mặt Trời. b) Chuyển động mà hướng tự quay của Trái Đất trùng với hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
c) Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời mà trục của Trái Đất vẫn giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng.
d) Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình elip gần tròn, 2.Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục của Trái Đất:
a) Giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng.
b) Giữ nguyên độ nghiêng những hướng nghiêng thay đổi. c) Thay đổi độ nghiêng nhưng không đổi hướng.
d) Độ nghiêng và hướng nghiêng đều bị thay đổi.
3.Thời gian để Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời mất: a) 365 ngày; b)365 ngày và 4 giờ
c) 365 ngày và 6 giờ; d) 364 ngày và 6 giờ.
4.Trong khi Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời có lúc nửa cầu Bắc, có lúc nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời là do:
a) Trục Trái Đất nghiêng một góc 66°33´ với mặt phẳng quỹ đạo. b) Trái Đất quay quanh Mặt Trời và trục Trái Đất nghiêng.
c) Trái Đất có hình tựa cầu và quay quanh Mặt Trời.
d) Trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động. 5.Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất:
a) Luôn nghiêng về một hướng. b) Nghiêng và đổi hướng.
c) Luôn thẳng đứng.
d) Lúc ngả về phía này lúc ngả về phía kia.
6.Vào ngày 21-3 và 23-9, trên Trái Đất có hiện tượng:
a) Giữa hai chí tuyến nhận được lượng nhiệt Mặt Trời và ánh sáng nhiều nhất. b) Hai bán cầu nhận được lượng nhiệt Mặt Trời và ánh sáng như nhau.
c) Bán cầu Bắc nhận được lượng nhiệt Mặt Trời và ánh sáng nhiều hơn bán cầu Nam. d) Bán cầu Nam nhận được lượng nhiệt Mặt Trời và ánh sáng nhiều hơn bán cầu Bắc.
V. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:
- Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK - Làm bài tập 3 SGK
- Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.
- Chuẩn bị trước bài 9 “ Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa”
Ngày soạn: 18/11/07.
Ngày giảng: 21/11/07.