Tác động của nội lực

Một phần của tài liệu Giao an địa 6 (Trang 40 - 44)

V. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà.

1. Tác động của nội lực

- GV: Hướng dẫn hs đọc “ Nội lực .... núi lửa hoặc động đất”

? Nội lực là những lực như thế nào?

- HS: Là những lực sinh ra bên trong lòng Trái Đất.

? Khi nội lực tác động sảy ra hiện tượng gì?

- GV: Hướng dẫn hs quan sát H30 SGK.

? Miêu tả bức ảnh trong H30?

- HS: Ảnh chụp những khối bị gió mài mòn … - GV: Đó chính là tác động của ngoại lực

? Em hiểu thế nào là ngoại lực?

? Ngoại lực gồm mấy quá trình. Đố là những quá trình nào?

- HS: Phong hoá, xâm thực.

? Khi ngoại lực tác động bề mặt Trái Đất có đặc điểm gì?

- HS: Bị bào mòn dần và trở nên bằng phẳng.

? Nêu một số ví dụ thực tế về tác động của của ngoại lực?

- HS: Nước chảy, gió thổi, tác động của nhiệt độ và sinh vật….

- GV: Núi lửa và động đất đều do những tác động của nội lực sinh ra vậy núi lửa và động đất là những hiện tượng như thế nào

? Qua sự chuẩn bị bài ở nhà e hiểu thế nào là hiện tượng núi lửa? - GV: Hướng dẫn hs quan sát H31 SGK và ngoại lực. * Nôi lực: - Là những lực sinh ra trong lòng Trái Đất. - Khi nội lực tác động bề mặt Trái Đất sẽ trở nên gồ gề * Ngoại lực. - Là những lực sinh ra bên trên, bên ngoài Trái Đất.

- Ngoại lực bao gồm hai quá trình phong hoá, xâm thực. Khi ngoại lực tác động bề mặt Trái Đất bị bào mòn và dần trở nên bằng phẳng. 2. Núi lửa và động đất. * Núi lửa. - Là hình thức phun trào mắc ma từ dưới sâu lên mặt đất.

? Trình bày cấu tạo bên trong của núi lửa trên tranh phóng to?

- HS: Thực hiện trên tranh vẽ.

- GV: Hướng dẫn hs quan sát H32 SGK

? Miêu tả quang cảnh trong ảnh chụp?

- HS: Ngọn núi phun ra khói bụi và dung nham.

- GV: Đó là núi lửa đang phun trào dung nham (Núi lửa đang hoạt động).

? Vậy núi lửa ngừng phun trào mắc ma trong thời gian dài là gì?

- HS: Núi lửa tắt.

- GV: Trên thế giới có rất nhiều núi lửa đang hoạt động. ( Chỉ vành đai lửa Thái bình dương trên bản đồ thế giới)

? Nêu những tác hại của núi lửa đang hoạt động?

- HS: Tro bụi dung nham có thể vùi lấp các làng mạc thành thị, làng mạc ….

? Tại sao các núi lửa đã tắt lâu ngày lại có sức thu hút lớn đối với dân cư trong vùng?

- HS: Dung nham phân huỷ thành đất đỏ ba gian rất mầu mỡ…..

- GV: Đó là hiện tượng núi lửa vậy động đất diễn ra như thế nào

? Hiện tượng động đất sảy ra như thế nào?

- GV: Hướng dẫn hs quan sát H33 SGK

? Hãy miêu tả quang cảnh trong ảnh chụp?

- HS: Nhà cửa bị đổ xập

? Vậy động đất có tác hại như thế nào?

- HS: Nhà cửa cầu cống bị đổ xập, cầu cống, đường giao thông bị phá huỷ…..

- GV: Động đất có nhiều cấp độ khác nhau và được chia thành 9 cấp độ (Đơn vị tính cấp độ động đất Rích te).

? Để hạn chế tác hại của động đất người ta cần làm gì?

- HS: Xây nhà chịu được những trận động đất lớn, sơ tán dân ra khỏi những khu vực nguy hiểm

- GV: Hướng dẫn hs đọc bài đọc thêm.

- Núi lửa gồm núi lửa đang hoạt động và núi lửa tắt.

* Động đất. - Là hiện tượng các lớp đất đá gần mặt đất bị rung chuyển IV. Đánh giá: PHIẾU HỌC TẬP

- Trong các câu hỏi dưới đây, hãy chọn một câu trả lời thích hợp nhất. 1. Nội lực là:

a) Những lực sinh ra trong lòng đất.

b) Những lực sinh ra trong lòng đất, có tác động nén ép vào các lớp đá làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy lên khỏi mặt đất làm cho địa hình bề mặt Trái Đất thêm gồ ghề.

c) Những lực sinh ra trong lòng đất, có tác động nén ép vào các lớp đá làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy lên khỏi mặt đất.

d) Những lực sinh ra trong lòng đất, có tác động nén ép vào các lớp đá làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy lên khỏi mặt đất và nó có xu hướng san bằng, hạ thấp địa hình bề mặt Trái Đất.

2. Ngoại lực là:

a) Những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. b) Những lực sinh ra trong lòng đất.

c) Những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất, chủ yếu là quá trình phong hoá, xâm thực san bằng những gồ ghề của địa hình.

d) Những lực sinh ra trong lòng đất, chủ yếu là quá trình phong hoá, xâm thực làm cho bề mặt Trái Đất thêm gồ ghề.

3. Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau, vì:

a) Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong, còn ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, ngay trên bề mặt Trái Đất.

b) Hai lực này xảy ra đồng thời, tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất.

c) Tác động của nội lực thường làm cho địa hình bề mặt Trái Đất thêm gồ ghề, còn tác động của ngoại lực lại thiên về san bằng, hạ thấp địa hình.

d) Tất cả các ý trên.

4. Tác động của nội lực là: a) Sinh ra đồi núi, hẻm vực. b) Sinh ra động đất và núi lửa.

c) Làm cho mặt đất nâng lên, hạ xuống. d) Tất cả các ý trên.

5. Nguyên nhân sinh ra ngoại lực là:

a) Các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, gió, mưa...).

b) Hoạt động của các dạng nước (nước chảy, nước ngầm, băng hà, sóng biển...). c) Tác động của các sinh vật và hoạt động của con người.

d) Tất cả các ý trên.

V. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:

- Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK. - Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.

- Chuẩn bị trước bài mới bài 13 “Địa hình bề mặt Trái Đất ”.

Ngày soạn: 20/12/06.

Ngày giảng: 22/12/06.

Tiết 15. ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

I. Mục tiêu bài học:

- Sau bài học, học sinh cần. 1. Kiến thức:

- Phân biệt được độ cao tuyệt đối, và độ cao tương đối của địa hình.

- Biết được khái niệm núi và sự phân loại núi theo độ cao sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ.

- Hiểu được thế nào là địa hình Cacxtơ. 2. Kĩ năng:

- HS: Chỉ và xác định được một số vùng núi già, vùng núi trẻ trên bản đồ thế giới.

II. Các thiết bị dạy học cần thiết:

- Sơ đồ thể hiện độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối của núi. - Bảng phân loại núi theo độ cao.

- Tranh ảnh về núi trẻ, núi già, núi đá vôi hang động. - Bản đồ tự nhiên thế giới.

III. Tiến trình tổ chức bài mới:

1. Kiểm tra bài cũ:

? Thế nào là nội lực, ngoại lực. Khi nội lực, ngoại lực tác động, địa hình bề mặt Trái Đất có đặc điểm gì. Sinh ra hiện tượng gì?

- Nội lực là những lực sinh ra bên trong lòng Trái Đất, khi nội lực tác động làm cho bề mặt Trái Đất trở nên gồ gề, sinh ra hiện tượng động đất và núi lửa.

- Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên trên, bên ngoài Trái Đất, ngoại lực bao gồm hai quá trình, phong hoá và xâm thực làm cho bề mặt Trái Đất dần bị bào mòn và trở nên bằng phẳng.

2. Bài mới:

- Trên bề mặt Trái Đất có nhiều loại địa hình khác nhau. Một trong các loại địa hình rất phổ biến là núi. Núi cũng có nhiều loại. Người ta phân biệt: núi cao, núi thấp; núi trẻ, núi già; núi đá vôi...

- GV: Xung quanh chúng ta có rất nhiều núi

? Qua thực tế em hãy cho biết thế nào là núi, độ cao của núi?

Một phần của tài liệu Giao an địa 6 (Trang 40 - 44)