- Học bài trả lời bài theo câu hỏi SGK. Hoc phần ghi nhớ . - Làm bài tập trong tập bản đồ.
- Chuẩn bị bài 25 “ Thực hành”.
Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 31. THỰC HÀNH
SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA CÁC DÒNG BIỂN TRONG ĐẠI DƯƠNG I. Mục tiêu bài học:
- Sau bài học, học sinh cần. 1. Kiến thức:
- Xác định được vị trí, hưóng chảy của các dòng biển nóng và lạnh trên bản đồ, từ đó rút ra được nhận xét chung về hướng chảy của các dòng biển nóng và lạnh trong các đại dương thế giới.
- Nêu được mối quan hệ giữa dòng biển nóng và dòng biển lạnh nơi chúng đi qua. - Kể tên một số dòng biển chính.
2. kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc bản đồ tự nhiên thế giới. II. Các phương tiện dạy học cần thiết: - Bản đồ tự nhiên thế giới.
- Hình 65 SGK phóng to. III. Tiến trình tổ chức bài mới: 1. Kiểm tra bài cũ:
? Nước biển và đại dương có mấy vận động? Nêu đặc điểm của từng vận động đó?
- Sóng là sự vận động của các hạt nước biển theo những vòng tròn lên xuống theo chiều thẳng đứng (sự chuyển động tại chỗ).
- Nước biển có lúc dâng cao,có lúc lùi ra xa gọi là nước ttriều (thủy triều). - Dòng biển là những dòng nước chảy trong biển và đại dương theo quy luật. 2. Bài mới:
- Để củng cố khắc sâu, mở rộng những kiến thức về các dòng hải lửutong biển và đại dương chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài thực hành hôm nay.
- GV: Sử dụng bản đồ tự nhiên thế giới giới thiệu các dòng hải lưu ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, bổ xung tên các dòng biển trên H64 SGK.
1. Bài tập 1.
(HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN)
? Dựa vào bản đồ cho biết vị trí, hướng chảy của các dòng biển nóng, lạnh ở nửa cầu bắc trong Đại Tây Dương và Thái Bình Dương?
- HS:
Hải lưu Thái Bình Dương Đại Tây Dương - Nóng - Cưrôsiô: Chảy từ
xích đạo lên hướng đông bắc.
- Alaxca: Chảy từ xích đạo lên hướng tây bắc.
- Guyan: Chảy từ bắc xích đạo lên vĩ độ 30oB. - Gơnxtrim: Chảy từ chí tuyến bắc lên bắc và đông Âu - Lạnh - Cabiperinia: Từ 40oB về xích đạo. - Ôriasiô: Bắc Băng Dương về môi trường ôn đới.
- Labrađo: Ở phía bắc chảy về vĩ độ 40oB. - Canari: 40oB – 30oB
? Cho biết vị trí và hướng chảy của các dòng biển nóng và lạnh ở nửa cầu nam trong Đại Tây Dương và Thái Bình Dương?
Hải lưu Thái Bình Dương Đại Tây Dương - Nóng - Đông Úc: Chảy từ
xích đạo về hướng đông nam.
- Braxin: Chảy từ xích đạo xuống phía nam. - Lạnh - Pêru: Chảy từ phía
nam (60oN) lên xích đạo
- Benghila: Chảy từ phía nam lên xích đạo. ? Rút ra nhận xét chung về hướng chảy của các dòng biển nóng, lạnh trong các đại dương thế giới?
HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN - GV: Hướng dẫn học sinh quan sát H65 SGK.
? So sánh nhiệt độ của các địa điểm A,B,C,D cùng nằm trên vĩ độ 60oB?
- HS: Các địa điểm A,B có nhiệt độ thấp -19o và -8oC địa
- Hầu hết các dòng biển nóng đều xuất phát từ vùng vĩ độ thấp (Khí hậu nhiệt đới) lên những vùng vĩ độ cao (Khí hậu ôn đới).
- Các dòng biển lạnh ở hai bán cầu xuất phát từ vùng vĩ độ cao (Vùng cực) Chảy về vùng vĩ độ thấp (Khí hậu ôn đới và nhiệt đới)
2. bài tập 2.
điểm C,D có nhiệt độ cao 2o và 3oC.
? Tại sao cùng nằm trên một vĩ độ lại có sự trênh lệch về nhiệt độ như vậy?
- HS: Địa điểm A,B nằm trên dòng biển lạnh. C,D nằn trên dòng biển nóng.
? Nêu ảnh hưởng của các dòng biển nóng và lạnh đến khí hậu của những vùng ven biển mà chúng đi qua?
- Dòng biển nóng làm cho nhiệt độ và lượng mưa các vùng ven biển cao hơn các vùng cùng vĩ độ.
- Dòng biển lạnh làm cho nhiệt độ và lượng mưa thấp hơn các vùng cùng vĩ độ.
IV. Đánh giá:
? Nắm vững các qui luật vận động của các dòng biển, các dòng biển có vai trò như thế nào trong phát triển kinh tế?
V. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:
- Chuẩn bị trước bài 26 "Đất, các nhân tố hình thành đất".
Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 32. ĐẤT, CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT I. Mục tiêu bài học:
- Sau bài học, học sinh cần. 1. Kiến thức:
- Biết được các khái niệm về đất hay thổ nhưỡng.
- Biết được các thành phần của đất, cũng như các nhân tố hình thành đất.
- Hiểu được tầm quan trọng của độ phì của đất và ý thức, vai trò của con người trong việc làm tăng hay giảm độ phì của đất.
2. Kĩ năng:
- Dựa vào tranh ảnh, bản đồ để xác định được màu sắc, độ dày của các tầng đất, các khu vực phân bố đất chính ở Việt Nam.
II. Các phương tiện dạy học cần thiết: - Tranh ảnh về một số mẫu đất. - Bản đồ thổ nhưỡng Việt Nam. III. Tiến trình tổ chức bài mới: 1. Kiểm tra bài cũ:
- Kết hợp trong quá trình giảng bài mới. 2. Bài mới:
- Ngoài các hoang mạc cát và núi đá trơ trụi, trên bề mặt các lục địa có một lớp vật chất mỏng vụn bở bao phủ, đó là lớp đất hay thổ nhưỡng. Do được sinh ra do các sản phẩm phong hoá của các lớp đá trên bề mặt Trái Đất, nên các loại đất đều có các đặc điểm riêng. Điểm mấu chốt để phân biệt giữa đất và đá là độ phì của đất, độ phì của đất càng cao sự sinh trưởng và phát triển của thực vật càng thuận lợi.
? Qua sự chuẩn bị bài ở nhà nêu khái niệm của đất (thổ nhưỡng)?
- GV: Thổ nhưỡng là đất mềm xốp.
1. Lớp đất trên bề mặt các lục địa.
- Lớp vật chất mỏng, vụn, bở bao phủ trên bề mặt các lục địa gọi là lớp đất hay thổ nhưỡng.
? Phân biẹt khái niệm đất trồng trong nông nghiệp và đất (thổ nhưỡng) trong khái niệm địa lí?
- HS: Đất trồng trong nông nghiệp chỉ là lớp đất trên mặt. - GV: Hướng dẫn học sinh quan sát mẫu đất H66 SGK. ? Nhận xét màu sắc độ dày của các tầng đất khác nhau? - HS: Tầng A mỏng có mầu xám, tầng B dày, có mầu vàng đỏ.
? Tầng A có giá trị gì trong sản xuất nông nghiệp?
- HS: Tầng A có vai trò rất lớn trong sinh trưởng và phát triển của thực vật.
? Qua sự chuẩn bị bài ở nhà và bằng hiểu biết thực tế hãy cho biệt đất có những thành phần nào?
- HS: Khoáng chất, chất hữu cơ, nước, không khí ...
? Bằng kiến thức đã học cho biết khoáng chất có tỉ lệ như thế nào trong đất, nguồn gốc của chất khoáng trong đất?
? Thành phần hữu cơ chiếm tỉ lệ như thế nào, nguồn gốc?
? Nêu vai trò của thành phần hữu cơ trong đất - HS: Giúp cho cây trồng phát triển thuận lợi. - GV: Đặc điểm của đất chính là độ phì.
? Vậy độ phì là gì có vai trò như thế nào đối với sự sinh trưởng và phát triển của các loài thực vật?
- HS: Độ phì là tính chất tốt hay xấu của đất, đất tốt thuận lợi cho sự sinh trong và phát triển của thực vật.
- GV: Độ phì cao hay thấp tuỳ thuộc vào nhiều điều kiện ... nhưng quan trọng nhất là tác động của con người. ? Trình bày một số biện pháp làm tăng độ phì của đất mà em biết?
- HS: Bón phân, thau chua, rửa mặn, chống xói nòm đất ...
- GV: Hướng dẫn học sinh đọc nội dung từ đầu mục 3. - HS: Đọc nội dung bài ...
2. Thành phần và đặc điểm của thổ nhưỡng.
* Thành phần:
- Khoáng chất chiếm trọng lượng lớn trông đất, có nguồn gốc từ các sản phẩm phong hoá đấ gốc.
- Thành phần hữu cơ chiểm tỉ lệ nhỏ, chủ yếu nằm ở tầng trên cùng có nguồn gốc từ xác động thực vật bị phân huỷ. - Độ phì là đặc điểm quan trọng nhất của đất. 3. Các nhân tố hình thành đất.
? Đất được hình thành do những nhân tố nào?
- GV: Hướng dẫn học sinh đọc phần còn lại THẨO LUẬN NHÓM ? Các nhân tố đó hình thành đất như thế nào? - HS: Báo cáo kết quả thảo luận nhóm...
+ Đá mẹ: Sinh ra thành phần khoáng trong đất. + Sinh vật: Sinh ra thành phần hữu cơ trong đất.
+ Khí hậu: Là điều kiện để phân giải chất khoáng và chất hữu cơ trong đất.
+ Ngoài ra còn có nhân tố địa hình và thời gian hình thành đất. - Các nhân tố quan trọng hình thnàh đất là do đá mẹ, sinh vật, khí hậu và địa hình. IV. Đánh giá: ? Đất là gì? Nêu các thành phần của đất?
? Chất mùn có vai trò như thế nào trong lớp đất?
? Con người có vai trò như thế nào trong việc tăng hay giảm độ phì của đất? V. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:
- Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK. - Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành. - Chuẩn bị trước bài 27 "Lớp vỏ sinh vật"
Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 33. LỚP VỎ SINH VẬT. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÂN BỐ THỰC ĐỘNG VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT
I. Mục tiêu bài học:
- Sau bài học, học sinh cần. 1. Kiến thức:
- Biết được khái niện lớp vỏ sinh vật.
- Ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên đến sự phân bố thực động vật trên Trái Đất.
- Trình bày những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của con người đến sự phân bố thực động vật và thấy được sự cần thiết phải bảo vệ thực động trên Trái Đất.
2. Kĩ năng:
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng phân tích, trình bày, quan sát nhận xét tranh ảnh về các loài thực động vật ở các miền khí hậu khác nhau trên Trái Đất và rút ra kết luận.
II. Các phương tiện dạy học cần thiết:
- Tranh ảnh về các loài thực động vật ở các miền khí hậu khác nhau và các cảnh quan trên thế giới.
- Tranh ảnh về các hoạt động của con người có ảnh hưởng đến sự phân bố các loài thực động vật.
III. Tiến trình tổ chức bài mới: 1. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu khái niệm về đất, thành phần của đất, các nhân tố hình thành đất?
- Lớp vật chất mỏng vụn, bở bao phủ trên bề mặt các lục địa gọi là lớp đất hay thổ nhưỡng. - Thành phần: Gồm hai thành phần chính đó là chất khoáng và chất hữu cơ ngoài ra còn có nước và không khí.
- Các nhân tố hình thành đất gồm: Đá mẹ, sinh vật và khí hậu + Đá mẹ hình thành nên thành phần khoáng trong đất.
+ Sinh vật hình thành nên thành phần hữu cơ trong đất.
+ Khí hậu thúc đẩy hoặc hạn chế quá trình phân giải chất khoáng hay chất hữu cơ trong đất. 2. Bài mới:
- Các sinh vật sống khắp nơi trên bề mặt Trái Đất, chúng phân bố thành các miền thực vật khác nhau, tuỳ thuộc vào các điều kiện của môi trường. Trong sự phân bố đó con người là nhân tố tác động quan trọng nhất.
- GV: Yêu cầu học sinh đọc nội dung mục 1 SGK. ? Thế nào là lớp vỏ sinh vật?
1. Lớp vỏ sinh vật.
- Các sinh vật sống trên bề mặt
? Sinh vật xuất hiện trên Trái Đất từ bao giờ? - HS: 300 triệu năm trước đây.
? Hiện nay sinh vật có ở những đâu trên Trái Đất?
- HS: Giới hạn từ tầng ôzôn đến độ sâu 4500m trong lòng đất.
THẢO LUẬN NHÓM
- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát H67,68,69,70.
? Miêu tả thảm thực vật trong các ảnh chụp, tại sao thảm thực vật có sự khác nhau trong từng bức ảnh?
- HS: Thảo luận và báo cáo kết quả
+ H67: Thực vật phát triển rậm rạp, nhiều tầng. + H68: Thực vật cằn cỗi, hầu như không có. + H69: Thực vật là những đám cỏ hoặc rêu. + H70: Đồng cỏ xen lẫn với những cây to.
- GV: Hướng dẫn học sinh đọc ngoài khí hậu ... hết mục a.
? Ngoài yếu tố khí hậu còn yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật?
- HS: Địa hình, đất đai ...
? Quan sát H69, 70 SGK cho biết tên một số loài động vật ở mỗi miền? Vì sao động vật ở mỗi miền lại khác nhau? - HS: Đài nguyên lạnh, đồng cỏ nhiệt đới nóng.
- GV: Động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu ít hơn vì chúng có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác.
? Động vật còn thíc nghi với khí hậu bằng những hình thức nào khác?
- HS: Ngủ đông hoặc di cư để tránh rét, tránh nóng ... ? Kể một số loài động vật ngủ đông, di cư mà em biết? - HS: Chim én, Gấu ....
Trái Đất tạo thành một lớp liên tục tạo thành lớp vỏ sinh vật (sinh vật quyển). 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực động vật. a. Đối với thực vật. - Thực vật chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các yếu tố tự nhiên như khí hậu, địa hình, đất đai.
b. Động vật.
- Khí hậu có sự ảnh hưởng đến sự phân bố động vật nhưng ít hơn só với động vật.
c. Mối quan hệ giữa thực vật và động vật.
? Bằng hiểu biết thực tế hãy nêu một số ví dụ về mối quan hệ đó?
- HS: Trâu, bò ăn cỏ, Hổ báo ăn thịt Trâu, bò ....
- GV: Hướng dẫn học sinh đọc nội dung mục 3
? Con người có ảnh hưởng như thế nào đến sự phân bố thực động vật?
- HS: Con người có thể đem thực động vật từ nơi này đến nơi khác hoặc thu hẹp nơi sinh sống của chúng làm cho chúng phải di cư từ nơi này đến nơi khác....
? Cần có biện pháp gì để khắc phục tình trạng trên? - HS: Bảo vệ rừng, không săn bắn...
- Thực vật và động vật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. 3. Ảnh hưởng của con người đối với sự phân bố thực động vật.
- Con người có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến phân bố của các loài thực động vật. IV. Đánh giá:
? Nêu ảnh hưởng của khí hậu đến sự phân bố các loài thực động vật trên Trái Đất?
? Tại sao nói sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng đến sự phân bố các loài động vật? V. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:
- Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK. - Học thuộc phần ghi nhớ cuối bài.
- Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.
- Xem lại nội dung chương trình đã học từ bài 15 "Các mỏ khoáng sản", giờ sau ôn tập học kì II.