II. Phương tiện dạy học cần thiết:
Tiết 12 CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA TRÁI ĐẤT.
I. Mục tiêu bài học:
- Sau bài học, học sinh cần. 1. Kiến thức.
- Biết được cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm ba lớp: Vỏ Trái Đất, lớp trung gian và lõi Trái Đất (Nhân). Mỗi lớp đều có những đặc tính riêng về độ dày và trạng thái vật chất và về nhiệt độ.
- Biết lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi bẩy địa mảng lớn và một số địa mảng nhỏ, các địa mảng luôn dịch chuyển có thể tách xa nhau hoăc sô chờm lên nhau tạo nên các dãy núi ngầm dưới đáy đại dương hoặc các dãy núi ven bờ lục địa, sinh ra các hiện tượng núi lửa và động đất.
2. Kĩ năng:
- Dựa vào tranh vẽ trình bầy được cấu tạo trong của Trái Đất.
- Dựa vào lược đồ các địa mảng chỉ ra hướng dịch chuyển của các địa mảng và các hiện tượng đi kèm theo.
II. Phương tiện dạy học cần thiết:
- Tranh vẽ cấu tạo bên trong của Trái Đất. - Quả địa cầu.
- H27 SGK Phóng to.
III. Tiến trình thực hiện bài học:
1. Kiểm Tra bài cũ:
? Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa thay đổi theo vĩ độ như thế nào?
- Trong khi quay quanh Mặt Trời Trái Đất có lúc chhúc nửa cầu bắc, có lúc ngả nửa cầu nam về phía Mặt Trời. Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở nửa cầu bắc và nửa cầu nam có hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ.
- Càng xa xích đạo về hai cực hiện tượng ngày đêm dài ngắn càng trênh lệch. 2. Bài mới: