Nội dung thực hành:

Một phần của tài liệu Giao an địa 6 (Trang 58 - 60)

V. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà.

2. Nội dung thực hành:

- Dựa vào kiến thức đã học về bản đồ, đường đồng mức, cách xác định phương hướng, dựa vào tỉ lệ đo tính khoảng cách trên lược đồ địa hình.

- GV: Hướng dẫn hs đọc nội dung bài tập 1 SGK.

? Hãy nhắc lại đường đồng mức là những đường như thế nào?

- HS: Đường đồng mức (bình độ) là đường vẽ trên bản đồ địa hình, nối những điểm có cùng một độ cao so với mức nước biển (các đường bình độ không chỉ biểu hiện những dạng địa hình lồi, cao hơn mực nước biển, mà cả những dạng địa hình lõm, thấp hơn mực nước biển).

? Tại sao dựa vào các đường đồng mức ta có thể biết được hình dạng của địa hình?

- HS: Dựa vào các đường bình độ vẽ trên bản đồ, người ta có thể nhận ra các loại địa hình như : đồi, gò, thung lũng và cả độ cao cũng như độ dốc của chúng.

HOẠT ĐỘNG NHÓM

- GV: Hướng dẫn hs đọc nội dung bài tập 2 SGK và treo

1. Bài tập 1.

- Đường đồng mức (bình độ) là đường vẽ trên bản đồ địa hình, nối những điểm có cùng một độ cao so với mức nước biển.

- Dựa vào các đường bình độ vẽ trên bản đồ, người ta có thể nhận ra các loại địa hình như : đồi, gò, thung lũng và cả độ cao cũng như độ dốc của chúng.

2. Bài tập 2.

lược đồ H44 SGK phóng to, hướng dẫn hs cách đọc - HS: Thảo luận theo câu hỏi SGK.

Đại diện một số nhóm lên trình bày theo nội dung câu hỏi và chỉ trên lược đồ.

- GV: Chuẩn hoá kiến thức và cho hs ghi

- Hướng từ đỉnh núi A1→A2 là hướng từ tây sang đông. - Sự trênh lệch độ cao giữa hai đường đồng mức là 100m.

- Độ cao của đỉnh núi A1 là 900m. Độ cao của đỉnh núi A2 là trên 600m. B1 500m, B2 là 650m, B3 trên 500m. - Khoảng cách A1→ A2 là 750m.

- Sườn phía tây của đỉnh núi A1 dốc hơn sườn phía đông vì có các đường đồng mức sát gần nhau hơn.

IV. Đánh giá:

- GV: Nhận xét giờ thực hành. Có thể đánh giá và cho điểm các nhóm thực hiện tốt.

V. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:

- Hoàn thành bài tập trong tập bản đồ thực hành. - Chuẩn bị trước bài mới, bài 17 “ Lớp vỏ khí”

Ngày soạn: 7/2/07 Ngày giảng: 9/2/07

Tiết 21. LỚP VỎ KHÍ

I. Mục tiêu bài học:

- Sau bài học, học sinh cần.

1. Kiến thức:

- Biết được thành phần của lớp vỏ khí.

- Trình bày được vị trí, đặc điểm của các tầng trong lớp vỏ khí. Biết vị trí vai trò của lớp ô zôn trong tầng bình lưu.

- Giải thích được nguyên nhân hình thành và tính chất của các khối khí nóng, lạnh, lục địa, đại dương.

2. Kĩ năng:

- Biết sử dụng hình vẽ để trình bày các tầng của lớp vỏ khí. - Vẽ được biểu đồ tỉ lệ các thành phần của không khí.

II. Các thiết bị dạy học cần thiết:

- Tranh vẽ tầng của các lớp vỏ khí. - Bản đồ tự nhiên thế giới.

III. Tiến trình tổ chức bài mới: 1. Kiểm tra bài cũ:

- HS: Trình bày nội dung bài thực hành.

2. Bài mới:

Một phần của tài liệu Giao an địa 6 (Trang 58 - 60)