V. Hướng dẫn hsọc sinh học và làm bài ở nhà:
PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA
I. Mục tiêu bài học:
- Sau bài học, học sinh cần.
1. Kiến thức:
- Biết nhận dạng và xác định biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa. Nhận dạng biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở nửa cầu bắc và nửa cầu nam.
2. Kĩ năng:
- Biết cách đọc khai thác thông tin và rút ra nhận xét về nhiệt độ lượng mưa của một địa phương thể hiện trên biểu đồ.
II. Các phương tiện dạy học cần thiết:
- Biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của Hà Nội.
- Biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của hai điểm A và B. - Phiếu học tập của học sinh.
III. Tiến trình tổ chức bài mới:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kết hợp trong quá trình thực hành.
2. Nội dung thực hành:
- Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa(Biểu đồ khí hậu) là hình vẽ mô tả diên biến của các yếu tố khí hậu nhiệt độ lượng mưa trung bình của các tháng trong một năm của một địa phương vậy để đọc các yếu tố đó như thế nào...
- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát H55 SGK
? Những yếu tố nào thể hiện trên biểu đồ trong thời gian là bao lâu?
- HS: Nhiệt độ và lượng mưa trong một năm. ? Yếu tố nào thể hiện bằng đường, bằng cột?
- HS: Nhiệt độ thể hiện bằng đường biểu diễn, lượng mưa thể hiện bằng hình cột.
? Trục dọc bên phải, bên trái để tính các đại lượng của yếu tố nào?
- HS: Bên phải để tính nhiệt độ, bên trái để tính lượng mưa.
? Đơn vị để tính nhiệt độ là gì, lượng mưa là gì? - HS: oC và mm.
THẢO LUẬN NHÓM
? Dựa vào H55 SGK xác đọc và định các đại lượng và ghi kết quả vào bảng?
- HS: Thảo luận và báo cáo kết quả - GV: Chuẩn hoá kiến thức...
? Dựa vào biểu đồ rút ra nhận xét?
- HS: Nhiệt độ lượng mưa có sự trênh lệch giữa các tháng trong năm. Có tháng nhiệt độ cao, có tháng nhiệt độ thấp, có tháng mưa nhiều, có tháng mưa ít. Sự trênh lệch nhiệt độ lượng mưa giữa tháng cao nhất và thấp nhất tương đối lớn.
- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát H56 và H57 SGK