V. Hướng dẫn hsọc sinh học và làm bài ở nhà:
1. Hơi nước và độ ẩm trong không khí.
sinh ra các hiện tượng trong khí quyển như: mây, mưa . ..
- GV: Hướng dẫn học sinh đọc “ Kông khí bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định ... trong các biển và đại dương”
? Thế nào là độ ẩm của không khí nguồn cung cấp độ ẩm cho không khí?
- HS: Không khí bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định, do hiện tượng bốc hơi của nước trong các biển, hồ, ao, sông ngòi... Một phần hơi nước còn do động, thực vật thải ra kể cả con người. Tuy nhiên, nguồn chính cung cấp hơi nước cho khí quyển vẫn là nước trong các biển và đại dương.
? Người ta đo độ ẩm không khí bằng dụng cụ gì?
- HS: Ẩm kế.
- GV: Hướng dẫn hs quan sát bảng hơi nước tối đa trong không khí.
THẢO LUẬN NHÓM
? Nhận xét sự thay đổi nhận xét sự thay đổi nhiệt độ, sức chứa hơi nước trong không khí và rút ra kết luận chung?
- HS: Thảo luận và báo cáo kết quả.
+ 0oC chứa tối đa được 2g hơi nước/m3 không khí. + 30oC chứa tối đa được 30g hơi nước/m3 không khí. → Nhiệt độ không khí càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều.
? Dựa vào sự chuẩn bị bài khi nào không khí bão hoà hơi nước?
- HS: Khi không khí không thể chứa thêm hơi nước được nữa.
- GV: Hướng dẫn hs đọc nội dung mục b
? Thế nào là hiện tượng ngưng tụ?
1. Hơi nước và độ ẩm trongkhông khí. không khí.
- Không khí bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định. Đó là độ ẩm của không khí.
- HS: Ngưng tụ là hiện tượng hơi nước đọng lại thành hạt nước khi độ ẩm không khí đã vượt qua độ bão hoà. Trong những trường hợp không khí gặp lạnh đột ngột hoặc khi không khí trườn theo sườn núi lên cao hoá lạnh, thì độ bão hoà cũng xảy ra sớm hơn, hiện tượng ngưng tụ của hơi nước dễ xảy ra.
? Sự ngưng tụ sinh ra hiện tượng gì?
- HS: Hơi nước trong không khí, khi ngưng tụ, có thể sinh ra các hiện tượng sương, mây, mưa...
- GV: Hướng dẫn hs đọc nội dung phần đầu mục 2 SGK.
? Mưa là gì? tại sao lại có mưa?
- HS: Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ, làm thành các hạt nước to dần, rồi rơi xuống đất thành mưa
- GV: Để tính lượng mưa rơi ở một địa phương, người ta dùng một dụng cụ là thùng đo mưa (hay vũ kế).
- GV: Hướng dẫn hs quan sát H52 SGK.
? Nêu cách tính lượng mưa trung bình ngày, tháng, năm, trung bình năm của một địa phương?
- HS: Lượng mưa trong ngày được tính bằng chiều cao tổng cộng của cột nước ở đáy thùng đo mưa sau các trận mưa trong ngày. Để tính lượng mưa trong tháng, người ta cộng lượng mưa của tất cả các ngày trong tháng. Còn tính lượng mưa trong năm, người ta cộng toàn bộ lượng mưa trong cả 12 tháng (đơn vị tính: milimét).
Nếu lấy lượng mưa nhiều năm của một địa phương cộng lại, rồi chia cho số năm, ta sẽ có lượng mưa trung bình năm của địa phương.
- GV: Hướng dẫn hs cách đọc biểu đồ lượng mưa.
? Tháng nào có lượng mưa cao nhất thấp nhất bằng bao nhiêu mm?
- HS: Tháng cao nhất T6 = 160mm. Tháng thấp nhất T2 = 14 mm.
- GV: Treo bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới hướng dẫn hs quan sát
- Ngưng tụ là hiện tượng hơi nước đọng lại thành hạt nước.