II. Phương tiện dạy học cần thiết:
2. Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất.
người vẫn muốn tìm hiểu. Ngày nay, nhờ có sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người đã biết bên trong Trái Đất gồm có mấy lớp, đặc điểm của chúng ra sao và sự phân bố các lục địa cũng như đại dương trên vỏ Trái Đất như thế nào?
- GV: Tìm hiểu cấu tạo bên trong của Trái Đất là một vấn đề rất khó khăn. Với trình độ kĩ thuật hiện tại, con người chỉ mới khoan sâu vào lòng đất được 15.000 m. Vì vậy, để nghiên cứu được các lớp đất sâu hơn, người ta phải dùng các phương pháp nghiên cứu gián tiếp.
- GV: Treo H 26 phóng to hướng dẫn hs quan sát.
? Quan sát trên hình vẽ cho biết cấu tạo trong của Trái Đất gồm mấy lớp. Đó là những lớp nào?
- GV: Hướng dẫn hs nghiên cứu bảng các đặc điểm của các lớp vật chất trong lòng Trái đất
? Sử dụng H26 phóng to chỉ và nêu đặc điểm của từng của Trái Đất?
- HS: Thực hiện trên hình vẽ.
- GV: Quan sát và củng cố kiến thức.
? Quan sát trên hình vẽ em có nhận xét gì về độ dày của lớp vỏ Trái Đất so với các lớp ở bên trong?
- HS: Mỏng hơn rất nhiều chỉ bằng 1% thể tích và 5% khối lượng của các lớp bên trong.
? Vậy lớp vỏ Trái Đất có vai trò như thế nào đối với đời sống sinh hoạt của con người?
- GV: Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi một số địa mảng nằm kề nhau...
Mỗi địa mảng là một khối riêng phần cao là lục địa, phần thấp là đáy đại dương chúng luôn ở trạng thái dịch chuyển... - GV: Hướng dẫn hs quan sát H27 SGK
? Hãy đọc tên các địa mảng?
1. Cấu tạo bên trong củaTrái Đất. Trái Đất.
- Cấu tạo trong của Trái Đất gồm ba lớp. Ngoài cùng là lớp vỏ, ở giữa là lớp trung gian, trong cùng là lớp lõi.
2. Cấu tạo của lớp vỏ TráiĐất. Đất.
- Vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất nhưng lại hết sức quan trọng vì đó là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên của Trái Đất như không khí, nước, các sinh vật và cả xã hội loài người.
- HS: Mảng Bắc Mĩ, Nam Mĩ, mảng Phi ...
? Các mảng luôn dịch chuyển vậy chhúng dịch chuyển theo những hướng nào?
- HS: Chúng dịch chuyển theo hai chiều có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau.
? Quá trình dịch chuyển đó gây ra hậu quả gì?
- HS: Tách xa nhau vật chất ở dưới sâu trào lên tạo thành các dãy núi ngầm dưới đáy đại dương, xô vào nhau nén ép tạo thành các dãy núi trên đất liền, đi kèm theo các hiện tượng đó là động đất và núi lửa.
- Các địa mảng luôn dịch chuyển rất chậm, các địa mảng có thể xô vào nhau hoạc tách xa nhau.
IV. Đánh giá:
PHIẾU HỌC TẬP
- Trong các câu hỏi dưới đây, hãy chọn một câu trả lời thích hợp nhất. 1. Đặc điểm lớp vỏ Trái Đất:
a) Độ dày từ 5 đến 70 km. b) Trạng thái rắn chắc.
c) Càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng, nhưng tối đa chỉ tới 1.0000C. d) Cả ba ý trên đều đúng.
2. Đặc điểm lớp trung gian: a) Độ dày gần 3.000 km.
b) Nhiệt độ khoảng 1.500 đến 4.7000C. c) Trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng. d) Cả ba ý trên đều đúng.
3. Đặc điểm lớp nhân Trái Đất: a) Độ dày trên 3.000 km.
b) Nhiệt độ tối đa không quá 4.7000C. c) Trạng thái rắn ở ngoài, lỏng ở trong. d)Cả ba ý trên đều đúng.
4. Vỏ Trái Đất được tạo thành bởi:
a) Các loại đất; b) Các loại cát, sét. c) Các loại đá; d) Các loại sinh vật. 5.Lớp vỏ Trái Đất là nơi rất quan trọng vì:
a) Có cấu tạo rất rắn chắc.
b) Là lớp áo giáp bao bọc toàn bộ Trái Đất.
c) Là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên, nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.
d) Cả ba ý trên đều đúng.
6. Măcma là chất đá cháy lỏng từ lớp:
a) Lớp vỏ Trái Đất; b) Lớp vỏ lục địa. c) Lớp trung gian; d) Lớp nhân. 7. Kết quả của hai địa máng khi xô vào nhau:
a) Hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương.
b) Đá bị nén ép, nhô lên thành núi, kèm theo động đất, núi lửa. c) Đại dương mở rộng.
d) Lục địa bào mòn.
V. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:
- Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK. - Làm bài tập 3 SGK.
- Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.
- Chuẩn bị trước bài 11 “ Thực hành: Sự phân bố các lục địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất ” vào vở bài tập.
Ngày soạn: 2/12/07. Ngày giảng: 5/12/07.
Tiết 13. THỰC HÀNH