Thẩm định dự án đầu tư vay vốn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam tại Bát Đàn(Techcombank Bát Đàn (Trang 30)

Sau phần thẩm định về khách hàng các chuyên viên tiến hành bước tiếp theo với việc thẩm định các nội dung chính của một dự án vay vốn đầu tư.

a Thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án

Cán bộ thẩm định tại Techcombank đã sử dụng phương pháp so sánh chỉ tiêu để thực hiện thẩm định nội dung này nhằm đảm bảo khía cạnh pháp lý của dự án vay vốn thỏa mãn các yêu cầu của pháp luật và ngân hàng Techcombank.Thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án gồm những nội dung sau:

-Dự án có nằm trong diện được phép đầu tư của nhà nước hay không. -Dự án đã được các ban ngành liên quan cấp phép đầu tư hay chưa -Dự án có nằm trong diện cấp vốn của Techcombank hay không

Công tác thẩm định khía cạnh thị trường là một khâu hết sức quan trọng quyết định sự thành bại của một dự án. Một dự án cho dù sản xuất ra sản phẩm có tốt đến đâu và chất lượng có tốt đến đâu mà cầu thị trường ít hoặc không có thì dự án đó chắc chắn không khả thi. Trong nội dung thẩm định này các cán bộ thẩm định của Techcombank sử dụng các phương pháp thẩm định phân tích độ nhạy,so sánh chỉ tiêu và dự báo.

Dựa vào lượng thông tin và độ chính xác của thông tin thu thập cán bộ thẩm định sẽ tiến hành thẩm định khía cạnh thị trường trên các nội dung sau sau:

* Nhu cầu hiện tại và tương lai của thị trường sản phẩm mà dự án đang cung cấp,Phương pháp dự báo được các cán bộ thẩm định của Techcombank sử dụng để thẩm định.

- Thị trường trong nước.

+ Trước hết các chuyên viên thẩm định sẽ đánh giá tập quán tiêu dùng của đối tượng tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời đánh giá mức thu nhập bình quân của người dân. Thông qua mức giá của sản phẩm chuyên viên sẽ đánh giá mức độ phù hợp cũng như có cái nhìn tổng quan về số lượng người tiêu thụ

+ Thứ hai các chuyên viên cần đánh giá tính thời vụ của dự án. Chẳng hạn một dự án cung cấp quạt thì mức tiêu thụ cao chủ yếu vào mùa hè. Qua đó các chuyên viên sẽ đánh giá được sự chênh lệch nhu cầu sản phẩm các mùa khác nhau. Điều này sẽ đưa ra con số chính xác về cầu sản phẩm trong cả năm tiêu thụ

+ Thứ ba đánh giá đến các loại hàng hóa thay thế và mức độ tiêu thu hàng hóa này so với sản phẩm dự án cung cấp

Để xác định mức tiêu thụ sản phẩm trong một thời kỳ, các chuyên viên sẽ căn cứ số liệu thu thập được từ Globus hoặc tại Tổng cục thống kê, Bộ Thương mại và sử dụng công thức tính sau:

sản phẩm phẩm tồn kho đầu kỳ sản lượng sản xuất lượng nhập khẩu lượng xuất khẩu phẩm tồn kho cuối kỳ Sau đó đem tổng hợp và đánh giá tổng quan về cầu của sản phẩm

+ Đánh giá mức độ tăng dân số, phần trăm người tiêu dùng sản phẩm trong toàn bộ dân số. Qua đó đánh giá mức nhu cầu của dự án trong tương lai.

- Thị trường nước ngoài.

Đánh giá nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của thị trường xuất khẩu, đến tập quán tiêu dùng có phù hợp với sản phẩm không.

* Khía cạnh cung ứng của sản phẩm hiện tại và tương lai. Phương pháp dự báo được các cán bộ thẩm định của Techcombank sử dụng thẩm định khía cạnh này.

Thực hiện công đoạn này nhằm đánh giá tổng lượng cung của sản phẩm hiện tại, đánh giá các đối thủ cạnh tranh của dự án và khoảng trống mà thị trường dành cho việc cung ứng của dự án. Nếu thị trường không còn chỗ cho việc cung ứng sản phẩm thì cần đánh giá đến chất lượng sản phẩm, tính tối ưu của sản phẩm để có thể cạnh tranh trên thị trường. Việc Phân tích khía cạnh cung ứng của sản phẩm hiện tại và tương lai được thể hiện qua các nội dung như sau.

+ Xem xét đánh giá tổng số doanh nghiệp cũng như toàn bộ cơ sở sản xuất sản phẩm cùng loại với doanh nghiệp. Đánh giá công suất thực của các dự án trên, qua đó đánh giá tổng cung thực tế

+ Đánh giá khả năng mở rộng quy mô của các cơ sở sản xuất sản phẩm, từ đó đánh giá mức cung sản phẩm trong tương lai.

+ Đánh giá công suất của các cơ sở sản xuất mặt hàng thay thế sản phẩm, các dự án sản xuất mới ( công suất dự kiến của sản phẩm trong tương lai)

Cuối cùng các chuyên viên đánh giá tổng cung của sản phẩm hiện tại. Đem tổng cung này so sánh với tổng cầu. Nếu tổng cung > tổng cầu  thị trường còn chỗ trống cho dự án cung cấp. Nếu tổng cung < tổng cầu  thị trường hết chỗ trống đánh giá sản phẩm, tính vượt trội của sản phẩm có thể cạnh tranh.

chú ý đến hạn ngạch nhập khẩu cũng như hàng rào thuế quan của quốc gia nhập khẩu sản phẩm đến.

* Thị trường mục tiêu của dự án và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Phương pháp so sánh chỉ tiêu và dự báo được các cán bộ thẩm định của Techcombank sử dụng trong khía cạnh này.

Đánh giá đoạn thị trường mục tiêu của dự án: Dự án cung cấp sản phẩm trong nước hay đem xuất khẩu

- Dự án cung cấp sản phẩm chiếm lĩnh thị trường trong nước

+ Chuyên viên cần xem xét tiếp các đoạn thị trường nhỏ hơn của dự án: Dự án cung cấp các sản phẩm cho đối tượng nào? Đối tượng có mức thu nhập cao hay đối tượng có mức thu nhập thấp… Qua đó đánh giá về sản phẩm để xem sản phẩm đó có phù hợp với các phân khúc thị trường đó không? Chẳng hạn với dự án cung cấp sản phẩm cho người có thu nhập cao, yếu tố chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố được ưu tiên hàng đầu. Các chuyên viên cần đánh giá đặc điểm sản phẩm: uy tín, mẫu mã, chất lượng sản phẩm có phù hợp không, những ưu, nhược điểm so với sản phẩm cùng loại. Bên cạnh đó các dịch cụ kèm theo cũng rất quan trọng. Đối với dự án dành cho người thu nhập thấp, sinh viên… yếu tố giá cả được quan tâm hơn cả. Mức giá yêu cầu phải thấp hơn mức giá thị trường, tuy nhiên chất lượng sản phẩm cũng phải phù hợp.

+ Các chính sách tiếp thị cũng như tiêu thụ sản phẩm của dự án. Đối với những dự án sản xuất ra sản phẩm mới, cần quan tâm đến cách tiêu thụ sản phẩm như thế nào. Những chương trình khuyến mãi hay giảm giá của doanh nghiệp để thu hút hàng hóa tới công chúng.

+ Phương thức tiêu thụ sản phẩm và mạng lưới cung cấp sản phẩm của doanh nghiệp trên toàn quốc.Liệu rằng mạng lưới đó đã đủ lớn và rộng? Quan tâm đặc biệt với dự án cung cấp hàng tiêu dùng.

- Dự án cung cấp chiếm lĩnh thị trường nước ngoài:

hàng hóa so với mặt bằng giá tại khu vực. Chú ý mức giá cần phù hợp ( cao quá  không cạnh tranh được, thấp quá  kiện bán phá giá)

+ Mức đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của dự án, các tiêu chuẩn kỹ thuật về sản phẩm dự án đã phù hợp với yêu cầu của nước nhập khẩu.

+ Sản phẩm xuất khẩu có nhận được hỗ trợ hay các chính sách ưu đãi về thuế của chính phủ không

Các chuyên viên cần đánh giá một cách chi tiết tất cả các khía cạnh của thị trường, qua đó đưa ra được kết luận chính xác nhất tính khả thi của dự án

+ Phương thức tiêu thụ sản phẩm dự án là phương thức nào? Mạng lưới phân phối đã được xác lập chưa, mạng lưới đó có phù hợp với đặc điểm của thị trường không? ( Mạng lưới tiêu thụ cần được đánh giá kỹ lưỡng nếu như sản phẩm của dự án là hàng tiêu dùng )

- Đối với thị trường ngoài nước (nếu sản phẩm của dự án sản xuất để xuất khẩu)

+Sản phẩm cùng loại của Việt Nam đã xâm nhập được vào thị trường dự kiến hay chưa, kết quả như thế nào? Sản phẩm mà dự án sản xuất ra có những ưu thế gì và liệu có cạnh tranh nổi ở thị trường nước ngoài về giá cả, chất lượng phẩm chất, mẫu mã hay không?

+Những quy định của thị trường xuất khẩu về quy cách, phẩm chất, mẫu mã, bao bì, vệ sinh môi trường, hạn ngạch như thế nào? sản phẩm của dự án có khả năng đáp ứng được những tiêu chuẩn đó hay không?

+Dự án đã có sẵn những khế ước tiêu thụ sản phẩm hay chưa? Nếu có thì thời hạn là bao nhiêu? Số lượng, giá cả như thế nào?

+Khả năng mở rộng thị trường ra nước ngoài như thế nào? cần đặc biệt chú ý tới những thay đổi trong chính sách thương mại quốc tế có thể tạo môi trường thuận lợi hay hạn chế việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án (như lộ trình cắt giảm thuế trong khu vực mậu dịch tự do AFTA, hiệp định thương mại Việt Mỹ, những hiệp ước song phương hay các thoả ước quốc tế khác, những quy định của Việt Nam về hạn ngạch xuất khẩu…)

bao nhiêu?

Nội dung của việc thẩm định này đóng vai trò quyết định đến tính hiệu quả của dự án đầu tư, chỉ khi đảm bảo khả thi về mục tiêu dự án mới thẩm định tiếp các nội dung thẩm định khác

c. Thẩm đinh khía cạnh kỹ thuật của dự án,phương pháp thẩm định theo trình tự,so sánh chỉ tiêu và dự báo được các cán bộ thẩm định của Techcombank Bát Đàn sử dụng trong công đoạn này.

Các cán bộ của Techcombank Bát Đàn thẩm định theo trình tự các nội dung sau:

- Địa điểm thực hiện của dự án: Xem xét diện tích của nơi thực hiện có phù hợp với diện tích dự án ghi trên bản thiết kế. Đánh giá vị trí của dự án, một dự án cung cấp sản phẩm cần có điều kiện gần nơi tiêu thụ hoặc gần nơi cung cấp nguyên vật liêu. Đánh giá tình hình giao thông vân tải của nơi thực hiện dự án có thuận lợi cho việc thực hiện dự án…

- Đánh giá nguồn nguyên vật liệu cung cấp đầu vào cho dự án, thuộc loại nào có dễ kiếm không. Những nguồn cung cấp nguyên vật liệu nào ? do một nguồn cung cấp hay nhiều nguồn cung cấp. Với những dự án chỉ do một nguồn cung cấp nguyên vật liệu cần chú ý tới tính ổn định và cam kết thỏa thuận mức giá của vật liệu ( tránh trường hợp ép giá độc quyền )

- Công nghệ dây chuyền: Đánh giá mức công suất của dự án dựa trên cơ sơ số liệu có sẵn từ bên kỹ thuật, mức độ phù hợp và chi phí của công nghệ lựa chọn với điều kiện của Việt Nam…

- Đánh giá về chi phí đền bù và giải phóng mặt bằng của dự án. Đây là công tác rất quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian và tiến độ thực hiện của một dự án ( đặc biệt là dự án xây đựng). Các chuyên viên đánh giá vị trí tình hình dân cư và quy hoạch của địa phương nơi dự định đặt địa điểm thực hiện. Một dự án muốn thực hiện cần chắc rằng việc giải phóng mặt bằng phải nhanh nhất

- Đánh giá cơ chế vận hành và quản lý dự án: Chuyên viên thẩm định cần đánh giá về tình hình lao động, phương án quản lý nguồn nhân lực của chủ đầu tư. Đối với những

dự án áp dụng công nghệ mới phải đánh giá một cách chi tiết về số lượng công nhân được đào tạo vận hành và chất lượng nguồn nhân lực.

d. Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án, phương pháp dự báo,phương pháp phân tích độ nhạy được các cán bộ thẩm định của Techcombank sử dụng trong nội dung này.

Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án có vị trí quan trọng nhất trong quy trình, nội dung thẩm định và được thực hiện chi tiết, tỷ mỉ nhất trong tất cả công đoạn của Techcombank Bát Đàn. Các chuyên viên buộc phải thẩm định theo đúng quy trình và đầy đủ các nội dung về tài chính của dự án.

* Thẩm định tổng mức vốn đầu tư

Đánh giá tổng vốn đầu tư, tỷ lệ vốn tự có với nguồn vốn vay. Techcombank yêu cầu nguồn vốn tự có phải chiếm hơn 60% tổng nguồn vốn trở lên. Trong nguồn vốn đầu tư bao gồm nguồn vốn cố định và vốn lưu động ban đầu cho sản xuất (tính cho chu kì sản xuất kinh doanh đầu tiên). Trong phần này, các cán bộ thẩm định cần xem xét, đánh giá xem tổng vốn đầu tư đã được tính toán hợp lý hay chưa, đã tính toán tất cả các khoản mục cần thiết chưa, cần xem xét các yếu tố tác động làm tăng chi phí như trượt giá, lạm phát, các khoản mục có thể phát sinh thêm về khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ…Điều này rất quan trọng trong công tác thẩm định bởi nguồn vốn cố định thông thường là nguồn vốn đầu tư cho tài sản cố định như : nhà xưởng và máy móc thiết bị… Nếu nguồn vốn lưu động không sử dụng tốt thì sẽ không phát huy được tiềm lực của hệ thống máy móc, thiết bị. Như vậy có thể dẫn tới sự thua lỗ của dự án

Tại Techcombank tùy theo đặc thù của dự án các chuyên viên thẩm định tỷ lệ nguồn vốn này theo nhiều mức khác nhau. Với những dự án sản xuất hàng tiêu dùng thông thường nguồn vốn cố định chiếm tỷ lệ ít hơn so với các dự án xây dựng. Bởi các dự án tiêu dùng cần mạng lưới tiêu thụ rộng, cũng như việc quảng bá cung cấp sản phẩm cao, vi vậy nguồn vốn lưu động yêu cầu lớn. Trong khi đó các dự án xây

dựng thi nguồn vốn lưu động dùng chủ yếu cho chi phí điện nước và quảng bá giới thiệu về công trình…

`* Thẩm định doanh thu, chi phí, giá thành và lợi nhuận dự kiến.

Dựa trên cơ sở báo cáo thẩm định về phân tích về cung cầu thị trường, khả năng cạnh tranh của sản phẩm các báo cáo tài chính do khách hàng gửi đến, … chuyên viên thẩm định cần đi sâu kiểm tra các nội dung sau:

- Kiểm tra mức độ phù hợp và chính xác của tổng chi phí, bao gồm chi phí sản xuất (chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí lãi vay, chi phí quản lý, chi phí thu, điên nước…) và các loại chi phí ngoài sản xuất (chi phí quảng cáo, chi phí bán hàng, chi phí dự phòng lưu thông và các chi phí khác). Dựa vào các mức giá thực tế của từng loại phí trên thực tế, chuyên viên đánh giá mức độ phù hợp và chính xác về tổng nguồn phí thực tế ( chẳng hạn giá cả nguyên vật liêu đầu vào có phù hợp với chế độ kế toán không ). Các chi phí vay ngân hàng, thuế có phù hợp với luật pháp hiện thời không. Đồng thời với tiến trình trả lãi như vậy có đảm bảo thời gian trả nợ của dự án không.

- Xác định sản phẩm sản xuất chính và sản phẩm phụ của dự án. Đánh giá độ phù hợp của mức giá ( Nếu mức giá đó quá cao so với mặt bằng giá chung thì đánh giá lại đến tính tối ưu của sản phẩm đó so vơi sản phẩm cùng loại ). Đánh giá chính xác khối lượng sản phẩm sản xuất ra (Dựa và công suất của dự án các chuyên viên đánh giá mức độ phù hợp về sản lượng sản xuất với mức công suất đó) Điều này rất quan trong trong việc tính doanh thu thực của dự án sau này.

- Dựa trên số liệu về mức giá của sản phẩm và sản lượng sản xuất dự tính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam tại Bát Đàn(Techcombank Bát Đàn (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w