1. Khái quát về công ty TNHH truyền thông Poly Lịch sử ra đời của công ty.
1.4. Nguồn lực và yếu tố bên trong của cácdoanh nghiệp
Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn cung của mỗi doanh nghiệp. Tùy vào khản năng, nguồn lực tài chính, mối quan hệ mà các doanh nghiệp có thể đáp ứng được mức cung của mình cho thị trường. Nói chung các doanh nghiệp đều có một nguồn lực nhất định và dù muốn hay không họ cũng chỉ sản xuất được một lượng hàng hóa nhất định trong khản năng của họ mà thôi. Một số yếu tố thuộc về nguồn lực của cácdoanh nghiệp mà ảnh hưởng tới nguồn cung là: số lượng lao động, công suất dây chuyền sản xuất, mục tiêu của doanh nghiệp, mức độ ổn định và chất lượn của dây chuyền sản xuất… Ở miền Bắc hiện nay đang có một số công ty sản xuất sữa lớn như Hà Nội milk, Vinamilk, Mộc Châu, công ty cổ phần Ba Vì, công ty IDP. Riêng chỉ có Vinamilk là có đủ khản năng và nguồn lực để cung cấp, phân phối sản phẩm trên cả nước còn đối với các công ty còn lại do nguồn lực chưa đủ mạnh, công suất dây chyền sản xuất còn hạn chế nên sản phẩm mới chỉ phân phối được từ Bắc vào đến Nghệ An.
Công ty là một doanh nghiệp mới được thành lập nên bộ máy tổ chức chưa được hoàn thiện, cơ sở vật chất, vốn đầu tư còn ít. Các cửa hàng và đại lý tiêu thụ còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu người dân. Công ty vẫn còn gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Nhưng với tinh thần trách nhiệm cao trong công việc cùng với sự năng động sáng tạo của toàn bộ công nhân viên trong công ty, công ty đã sắp xếp tổ chức bộ máy ổn định. Ngoài ra công ty còn bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên van phòng và nhân viên bán sữa liên quan tới kỹ năng bán hàng và các mặt hàng của công ty. Công ty từng bước khắc phục khó khăn ban đầu đưa hoạt động kinh doanh của mình vào một quỹ đạo nhất định.
Cơ cấu tổ chức của công ty
Căn cứ vào tình hình hoạt động và lĩnh vực kinh doanh mà cơ cấu tổ chức của công ty được thể hiển như sau:
Bảng 3.1: Cơ cấu tổ chức của công ty.
- Giám đốc: là người thành lập ra công ty. Điều hành hoạt động của công ty và chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật của Nhà nước. Công việc chính của giám đốc là tìm kiếm và tạo dựng mối quan hệ với khách hàng cho công ty.
- Phó giám đốc: là người đứng ra điều hành hầu hết các hoạt động của công ty - Bộ phận kinh doanh sữa: gồm ba nhân viên phụ trách 3 mảng thị trường đó là: kênh trường học và siêu thị; các cửa hàng tạp hóa, tạp phẩm; các quán café. Có chức năng tìm kiếm thị trường cho sản phẩm sữa tại Hà Nội
- Bộ phận kế toán: có một người với nhiệm vụ chính là thống kê và tổng kết các kết quả kinh doanh của các cửa hàng rồi báo cáo lên nhân viên kế toán của truyền
thông(người này có chức năng như là kế toán trưởng của công ty) và phó giám đốc. Ngoài ra nhân viên này còn phải thu tiền ở các cửa hàng theo từng ngày và giao lại cho phó giám đốc.
- Bộ phận nhân viên sữa: có tất cả 20 người chuyên bán hàng tại các cửa hàng của công ty. Nhân viên cửa hàng phải thống kê số lượng hàng bán ra và tồn lại trong từng ngày cho nhân viên kế toán.
- Bộ phận giao hàng: gồm một người trực điện thoại chuyên ghi lại các đơn hàng và có nhiệm vụ giao việc cho các nhân viên ddwa hàng thi hành. Ngoài ra còn có 5 nhân viên đưa hàng
Tình hình lao động của công ty.
Số lượng lao động: Hiện tại công ty có tất cả 40 người đang làm việc cố định và 1 đội ngũ công tác viên khoảng 20 người chuyên làm các sự kiện cho công ty. Xét riêng về lĩnh vực kinh doanh sữa thì công ty hiện có tất cả là 31 nhân viên. Trong đó có 20 nhân viên bán hàng, 6 nhân viên đưa hàng, 2 nhân viên kế toán, và 3 nhân viên kinh doanh. Hiện công ty đang dự định mở thêm 5 cửa hàng kiểu mẫu nữa nên cũng có ý định tuyển thêm các nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng và nhân viên giao sữa.
Chất lượng lao động: thể hiện qua trình độ đào tạo cơ bản. Đối với công ty thì công việc hầu hết yêu cầu nhân viên phải có trình độ, kỹ năng nhất định cho từng vị trí công việc khác nhau. Trên thực tế lực lượng lao động của công ty chưa đáp ứng được nhu cầu về chất lượng so với yêu cầu của công ty. Dưới đây là trình độ bảng lao động của nhân viên công ty:
Bảng4.1: Bảng trình độ lao động Trình độ lao động Số lượng(người) Đại học 6 Cao đẳng 5 Trình độ cấp III trở xuống 29 Tổng số lao động 40
(nguồn: phòng kinh doanh)
Qua bảng số liệu ta thấy được số người có trình độ đại học chiếm 15%, số người có trình độ cao đẳng chiếm 12,5%, số người có trình độ từ cấp III trở xuống chiếm 72,5%. Riêng đối với nghành sữa thì chỉ có 1 nhân viên kinh doanh và 1 nhân viên kế toán có bằng đại học, 2 nhân viên kinh doanh có bằng cao đẳng còn lại tất cả mọi người còn lại đều có trình độ rất thấp. Đây cũng là những yếu tố ảnh hưởng tới khản năng kinh doanh của công ty.
Tình hình trả lương của công ty.
Bảng 5.1: Bảng lương của nhân viên.
Công việc Mức lương( VND)
Nhân viên kế toán 3.000.000
Nhân viên kinh doanh 4.000.000
Nhân viên marketing 4.000.000
Nhân viên thiết kế 5.000.000
Nhân viên bán hàng 2.000.000
Nhân viên giao hàng 3.000.000
(nguồn: phòng kế toán)
Theo số liệu từ phòng kế toán thì tổng số lương cố định mà công ty phải trả cho nhân viên chưa kể các khoản thưởng, hoa hồng bình quân mỗi tháng là 105 triệu VND. Trong đó khoản lương phải trả cho các nhân viên thuộc lĩnh vực sữa khoảng 73 triệu VND chiếm khoảng 69,5% tổng lương mà công ty phải trả.
Chỉ trừ nhân viên kế toán ra các nhân viên còn lại đều được nhận các khoản thưởng, hoa hồng nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Các nhân viên kinh doanh sẽ được nhận hoa hồng nếu doanh thu từ thị trường vượt chỉ tiêu đề ra, mức hoa hồng là 2% so với tổng doanh số tiêu thụ. Còn các nhân viên bán hàng và giao hàng sẽ được thưởng khi vượt doanh số và số lần giao hàng trong ngày.