Thể chế của tổ chức

Một phần của tài liệu Phát triển Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ tại Việt Nam.doc (Trang 85 - 87)

Thị trường mục tiêu: Thị trường mục tiêu của các QTD hầu hết là người nghèo, người dân tộc sinh sống ở những vùng nghèo, vùng núi cao đi lại khó khăn, có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển chậm. Vì vậy khả năng rủi ro đối với nguồn vốn kinh doanh là tương đối cao khi tổ chức không có cách thức quản lý chặt chẽ từ khi bắt đầu xây dựng tổ chức.

Các sản phẩm và dịch vụ cung cấp: Là tổ chức không chính thức, với nguồn vốn hoạt động thấp hơn nhiều so với các tổ chức TCVM chính thức như NHCSXH và NHNo nên sản phẩm của QTD cung cấp là tiết kiệm và cho vay. Vì không chính thức và hoạt động dựa trên nguyên tắc tín chấp nên khả

năng huy động nguồn vốn tiết kiệm của QTD rất thấp. Các hình thức cho vay vốn chủ yếu là vay ngắn hạn và trung hạn với quy mô thấp, đặc biệt đối với các QTD có nguồn vốn thấp như QTD xã Yến Mao và Phượng Mao thì nguồn vốn cho vay trung hạn là hạn chế.

Dịch vụ của QTD là dịch vụ tín dụng và dịch vụ hỗ trợ sau vay vốn. Dịch vụ hỗ trợ sau vay vốn của QTD chủ yếu là hình thức tập huấn, tư vấn kỹ thuật nông nghiệp, và các hình thức tổ chức hội họp để duy trì các mối quan hệ xã hội tốt giữa các thành viên. Và dịch vụ hỗ trợ sau vay vốn của các QTD là một trong những lợi thế hơn so với các tổ chức TCVM chính thức hoạt động trên cùng địa bàn.

Mối liên kết giữa các tổ chức tài chính vi mô: Trong những năm trở lại đây, các nhà thực hành tài chính vi mô bắt đầu có sự quan tâm và nhìn nhận lại vai trò và hoạt động của mình. Các tổ chức cung cấp dịch vụ đã bắt đầu phổ biến các bài học kinh nghiệm của họ về thông tin và kết quả hoạt động, những thách thức cũng như các bài học kinh nghiệm về hoạt động TCVM ở Việt Nam. Hiện nay nhóm công tác TCVM đã được thành lập để chính thức hóa quá trình chia sẻ thông tin và vận động chính sách cho Nghị định về TCVM một cách thống nhất. Nhóm công tác TCVM đã tạo dựng có hiệu quả một tiếng nói chung cho ngành TCVM, nhóm công tác này có thể đóng vai trò tích cực hơn trong việc thúc đẩy những thành tựu của ngành TCVM và nêu bật những vấn đề mà ngành phải đối mặt cho các nhà lập chính sách, các nhà tài trợ và các bên có liên quan khác.

Để đảm bảo có sự tiếp cận thống nhất trong việc đối phó với những thách thức mà ngành TCVM cần phải đối mặt, cần xây dựng một chính sách hoặc chiến lược toàn diện cho sự phát triển của ngành TCVM, có sự đồng thuận của tất cả các bên có liên quan, đồng thời xác định nhiệm vụ cụ thể và các mốc quan trọng cần đạt được.

Một phần của tài liệu Phát triển Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ tại Việt Nam.doc (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w