Các kiến nghị

Một phần của tài liệu Phát triển Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ tại Việt Nam.doc (Trang 101)

3.3.1 Tạo môi trường thuận lợi

Hỗ trợ kỹ thuật cho NHNN và Bộ tài chính trong triển khai Nghị định 28 của chính phủ: Đào tạo các nguyên tắc và thông lệ tài chính vi mô tốt nhất cho

các cán bộ NHNN và Bộ tài chính trực tiếp tham gia vào việc soạn thảo các thông tư và giám sát các tổ chức QTD được đăng ký. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các cán bộ chi nhánh NHNN cấp tỉnh vì họ không có nhiều điều kiện để tiếp xúc trực tiếp với hoạt động TCVM. Hỗ trợ này thường có rất ít thông tin và không tiếp xúc trực tiếp với hoạt động TCVM. Hỗ trợ kỹ thuật nên bao gồm cả đi thực hiện trong nước với mục đích là thu nhận thông tin và phản hồi, và đi tham quan các nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm tổ chức quản lý tài chính của ngân hàng trung ương của các nước. Các chuyên gia về TCVM của các nước có ngành TCVM phát triển là nguồn tư vấn kỹ thuật cho NHNN và BTC.

Đối với các tổ chức TCVM như QTD không đáp ứng được những yêu cầu về tổ chức theo nghị định 28 của chính phủ thì cần có những định hướng về sở hữu cũng như về quản lý để các tổ chức có thể tiếp tục thực hiện các hoạt động cung cấp tín dụng vi mô của mình, các tổ chức này có thể sẽ không chịu sự điều tiết của quy chế phòng ngừa và giám sát mà chỉ nên áp dụng cơ chế tự quản và NHNN không cần cấp giấy phép cho hoạt động này.

Đánh giá lại chính sách bao cấp tín dụng cho người nghèo của Chính

phủ: Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng phương pháp tiếp cận tín dụng đối

với người nghèo dựa trên nguyên tắc lãi suất ưu đãi đã không đến được với những người nghèo ở các vùng đặc biệt khó khăn. Và việc cho vay có bao cấp đã tạo ra những kỳ vọng sai lầm và làm tăng mức độ ỷ lại của người nghèo, khiến họ không có những nổ lực thoát nghèo. Hơn nữa, tín dụng bao cấp là tạo ra cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường tài chính khiến người nghèo khó tiếp cận với nguồn vốn vay. Với những vấn đề như trên liệu có nên tiếp tục vai trò của mình trong việc bán lẻ các khoản vay cho các hộ gia đình nghèo thông qua NHCSXH, hay chỉ nên là những người bán buôn với lãi suất thấp cho các tổ chức TCVM như QTD, những đơn vị có khả năng tiếp cận tốt

hơn đối với nhóm mục tiêu, để các tổ chức này có thể mở rộng cung cấp tín dụng đến những người dễ bị tổn thương.

3.3.2 Xây dựng chiến lược quốc gia về tài chính vi mô

Thống kê và cung cấp thông tin về hoạt động tài chính vi mô: Cần phải tổ chức các cuộc khảo sát có tính cập nhật hơn đối với ba khu vực cung cấp TCVM là khu vực chính thức, bán chính thức và phi chính thức. Kết quả của cuộc khảo sát cần thu thập thông tin về khách hàng, tổng dư nợ cho vay, tổng số tiết kiệm được huy động, cũng như thông tin về sản phẩm cho vay và các điều khoản và điều kiện của các nhà cung cấp tín dụng. Thông tin thu thập được sẽ góp phần hỗ trợ NHNN và BTC trong việc soạn thảo các thông tư hướng dẫn, và xây dựng chiến lược quốc gia về ngành TCVM tại Việt Nam.

Xây dựng chiến lược quốc gia về tài chính vi mô: Hiện nay chưa có chính sách hay chiến lược nào đề ra tầm nhìn và định hướng chiến lược của ngành TCVM trong 10 năm tới. Vì vậy để ngành TCVM có thể phát triển một cách lành mạnh và bền vững, những người làm chính sách và các nhà thực hành TCVM cần cùng nhau xây dựng một chiến lược quốc gia về TCVM. Những vấn đề cần được đề cập đến trong chiến lược phát triển cần phải được kể đến:

-Đưa khu vực tài chính vi mô hòa nhập vào hệ thống tài chính chung: Nghị định 28 sẽ định hình ngành TCVM chuyển từ hình thức bán chính thức sang hình thức chính thức. Như vậy, có thể xem TCVM là một tổ chức tài chính phi ngân hàng.

-Khuyến khích một thị trường cạnh tranh và minh bạch về tài chính vi mô: Cần phải có những chiến lược giải quyết là xóa bỏ hoặc giảm bớt những yếu tố làm méo mó thì trường tài chính, như việc áp dụng lãi suất bao cấp của NHCSXH. Chiến lược cần phải nêu rõ những phương án để các tổ chức cung cấp tài chính vi mô hoạt động theo các mô hình và thông lệ quốc tế.

-Tạo điều kiện đa dạng hóa các tổ chức tham gia thị trường: Chiến lược nên xem xét các phương án khuyến khích các tổ chức tài chính thương mại tham gia vào hoạt động TCVM, đặc biệt là thị trường thành thị. Và do ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là tập trung vào đối tượng mục tiêu là người nghèo, vì vậy chiến lược cần phải đưa ra những biện pháp khuyến khích các định chế thương mại tham gia cho vay các hộ không nghèo, các doanh nghiệp vi mô.

KẾT LUẬN

Luận văn đã đánh giá hoạt động của các QTD hiện nay tại Việt Nam về mặt tổ chức, và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, cũng như những khó khăn trở ngại của các QTD trên con đường phát triển của mình. Các QTD đã có những đóng góp nhất định trong qúa trình phát triển kinh tế của các hộ gia đình ở vùng nông thôn, miền núi, đặc biệt là các hộ nghèo, các hộ người dân tộc.

Để các QTD phát huy được những tác dụng nêu trên, và phát triển bền vững trong thời gian tới thì cần phải có những thay đổi nhất định. Luận văn đã nêu ra những giải pháp về khía cạnh phát triển tổ chức cũng như những kiến nghị về mặt thể chế, môi trường và các chính sách của Chính phủ nhằm tạo điều kiện để các QTD phát huy hết những vai trò của mình trong thời gian tiếp theo.

Nghiên cứu này có tác dụng đối với các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, hội đoàn thể có thêm những kinh nghiệm trong việc hỗ trợ thành lập và quản lý hoạt động các QTD.

Trong thời gian tới, nghiên cứu tiếp theo sẽ thực hiện nhằm mục đích xem xét mối liên hệ giữa các QTD với nhau, và giữa các QTD với các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô chính thức khác như NHNo, NHCS để các QTD hoạt động đạt hiệu quả và hiệu suất cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1.CACERP (2005), Tài chính vi mô: Chính sách và các vấn đề thực tiễn,

một số bài học từ hoạt động cung cấp dịch vụ giảm nghèo ở khu vực Miền Trung.

2.CGAP, Xây dựng các hệ thống tài chính dành cho người nghèo.

3.Dự án giảm nghèo miền trung (2005), Tài liệu tập huấn tài chính vi mô,

1-24.

4.Định hướng phát triển các ngành huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ (2006)

5.Đào Văn Hùng (2005), Phát triển hoạt động tài chính vi mô ở Việt Nam,

Nhà xuất bản Lao động-Xã hội, Hà Nội.

6.Lê Thị Lân (2005), Hoạt động tài chính vi mô ở Việt Nam-Làm gì để phát

triển, 8/2005, Hà Nội.

7.Lê Thị Lân và Trần Như An, Hướng tới một ngành tài chính vi mô tự

vững ở Việt Nam: các vấn đề đặt ra và những thách thức, 2005, Hà Nội, Việt Nam.

8.Nguyễn Thị Lân (2003), Tài chính vi mô ở Việt Nam – Cơ hội và thách

thức,5/2003, Thành phố Hồ Chí Minh

9.Muhammad Yunus, Mở rộng tín dụng vi mô để đạt được mục tiêu phát

triển thiên niên kỷ.

10.Nhóm công tác Tài chính vi mô, Bản tin tài chính vi mô, số 6, tháng 3,

năm 2005.

11.Nghị định số 28/2005/NĐ-CP ngày 9 tháng 3 năm 2005 về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam.

12.Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo (2002), NXB Bản đồ, Hà Nội.

13.Giới thiệu chung về huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ (2006),

http://www.phutho.gov.vn/main_info.asp.

14.Giới thiệu chung về huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ (2006),

http://kinhtevietnam.com.vn/WTempProvince.aspx? ID=18&SubID=219&ChildID=399&TempID=592

15.Trung tâm Dịch vụ Phát triển Nông thôn (2002), Bộ số liệu đánh giá

cuối kỳ dự án “Nâng cao năng lực giảm nghèo cho các cộng đồng lựa chọn tại Phú Thọ, Quảng Bình và Kon Tum”, Hà Nội.

16.Trung tâm Dịch vụ Phát triển Nông thôn (2003), Báo cáo đánh giá cuối

kỳ dự án “Nâng cao năng lực giảm nghèo cho các cộng đồng lựa chọn tại Phú Thọ, Quảng Bình và Kon Tum”, Hà Nội.

17.Trung tâm Dịch vụ Phát triển Nông thôn (2005), Bảng thu thập thống kê

xã Yến Mao, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, Hà Nội.

18.Trung tâm Dịch vụ Phát triển Nông thôn (2005), Số liệu đầu kỳ dự án

Phú Thọ, Hà Nội.

19.Phòng thống kê huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ (2006), Niên giám

thống kê năm 2005 huyện Thanh Thủy, Phú Thọ.

20.Ủy ban nhân dân xã Phượng Mao (2005), Báo cáo tình hình thực hiện

các nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2006. Phương hướng nhiệm vụ mục tiêu kinh tế xã hội năm 2006, Phú Thọ.

21.Ủy ban nhân dân xã Phượng Mao (2006), Báo cáo tình hình thực hiện

các nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2007. Phương hướng nhiệm vụ mục tiêu kinh tế xã hội năm 2006, Phú Thọ.

22.Ủy ban nhân dân xã Yến Mao (2005), Báo cáo tình hình thực hiện các

nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2006. Phương hướng nhiệm vụ mục tiêu kinh tế xã hội năm 2006, Phú Thọ.

23.Ủy ban nhân dân xã Yến Mao (2006), Báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2007. Phương hướng nhiệm vụ mục tiêu kinh tế xã hội năm 2006, Phú Thọ.

24.Nguyễn Thị Hoàng Vân (2005), “Tài chính vi mô trong mối tương quan

với Nghị Định 28/2005/NĐ-CP: Vấn đề quan tâm và một số kiến nghị”,

Hội thảo tài chính vi mô – Ngân hàng Nhà nước, 3-5/08/2005, Hà Nội.

25.Joanna Ledgerwood, Cẩm nang hoạt động tài chính vi mô: nhìn nhận từ

Một phần của tài liệu Phát triển Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ tại Việt Nam.doc (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w