Tạo môi trường thuận lợi

Một phần của tài liệu Phát triển Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ tại Việt Nam.doc (Trang 101 - 103)

Hỗ trợ kỹ thuật cho NHNN và Bộ tài chính trong triển khai Nghị định 28 của chính phủ: Đào tạo các nguyên tắc và thông lệ tài chính vi mô tốt nhất cho

các cán bộ NHNN và Bộ tài chính trực tiếp tham gia vào việc soạn thảo các thông tư và giám sát các tổ chức QTD được đăng ký. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các cán bộ chi nhánh NHNN cấp tỉnh vì họ không có nhiều điều kiện để tiếp xúc trực tiếp với hoạt động TCVM. Hỗ trợ này thường có rất ít thông tin và không tiếp xúc trực tiếp với hoạt động TCVM. Hỗ trợ kỹ thuật nên bao gồm cả đi thực hiện trong nước với mục đích là thu nhận thông tin và phản hồi, và đi tham quan các nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm tổ chức quản lý tài chính của ngân hàng trung ương của các nước. Các chuyên gia về TCVM của các nước có ngành TCVM phát triển là nguồn tư vấn kỹ thuật cho NHNN và BTC.

Đối với các tổ chức TCVM như QTD không đáp ứng được những yêu cầu về tổ chức theo nghị định 28 của chính phủ thì cần có những định hướng về sở hữu cũng như về quản lý để các tổ chức có thể tiếp tục thực hiện các hoạt động cung cấp tín dụng vi mô của mình, các tổ chức này có thể sẽ không chịu sự điều tiết của quy chế phòng ngừa và giám sát mà chỉ nên áp dụng cơ chế tự quản và NHNN không cần cấp giấy phép cho hoạt động này.

Đánh giá lại chính sách bao cấp tín dụng cho người nghèo của Chính

phủ: Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng phương pháp tiếp cận tín dụng đối

với người nghèo dựa trên nguyên tắc lãi suất ưu đãi đã không đến được với những người nghèo ở các vùng đặc biệt khó khăn. Và việc cho vay có bao cấp đã tạo ra những kỳ vọng sai lầm và làm tăng mức độ ỷ lại của người nghèo, khiến họ không có những nổ lực thoát nghèo. Hơn nữa, tín dụng bao cấp là tạo ra cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường tài chính khiến người nghèo khó tiếp cận với nguồn vốn vay. Với những vấn đề như trên liệu có nên tiếp tục vai trò của mình trong việc bán lẻ các khoản vay cho các hộ gia đình nghèo thông qua NHCSXH, hay chỉ nên là những người bán buôn với lãi suất thấp cho các tổ chức TCVM như QTD, những đơn vị có khả năng tiếp cận tốt

hơn đối với nhóm mục tiêu, để các tổ chức này có thể mở rộng cung cấp tín dụng đến những người dễ bị tổn thương.

Một phần của tài liệu Phát triển Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ tại Việt Nam.doc (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w