Tác động của Qũy tín dụng tiết kiệm phụ nữ

Một phần của tài liệu Phát triển Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ tại Việt Nam.doc (Trang 72)

Theo nhóm hoạt động tài chính vi mô thì từ năm 2001, các QTD do các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ thực hiện gồm 57 tổ chức phi chính phủ quốc tế, và rất nhiều NGO trong nước hỗ trợ thành lập. Vào thời điểm cuối năm 2004, theo thống kê không đầy đủ thì hoạt động TCVM đã có mặt tài 36 tỉnh (57%), 132 huyện/thị trấn (23%), và gần 2.900 xã phường (27%) trên toàn quốc, và đã tiếp cận tới 351,298 khách hàng. Tổng tài sản của các chương trình này là 396,618 triệu đồng, tổng dư nợ là 369,309 triệu đồng, dư tiết kiệm là 120,210 triệu. Mức vốn cho vay trung bình của các tổ chức TCVM là 1,05 triệu và dư tiết kiệm bình quân là 342,000 đồng.

Hoạt động của các QTD góp phần vào việc đạt được mục đích quốc gia về xóa đói giảm nghèo thông qua số thành viên thoát nghèo sau khi tham gia hoạt động của QTD, các khoản đầu tư cho các dịch vụ đã có sự gia tăng như chi tiêu vào giáo dục và y tế, tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em đã có sự sút giảm. QTD cũng đã góp phần đa dạng hóa các nguồn thu nhập của các thành viên và giảm rủi ro trong cuộc sống thông qua việc vay vốn và đầu tư sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Hoạt động QTD góp phần hình thành các tổ chức cung cấp dịch vụ tín dụng thỏa mãn nhu cầu vay vốn của người nghèo, đặc

biệt đối với các xã vùng sâu vùng xa, nơi mà các ngân hàng chính thức khó có thể tiếp cận được.

Những kết quả đạt được của các QTD có thể xem là rất khiêm nhường khi so với 2,5 triệu người vay là NHCSXH và NHNo. Tuy nhiên, một trong những yếu tố khác biệt là các QTD thường hướng tới các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh hơn, nơi mà các tổ chức tài chính chính thức không có khả năng hoặc chưa sẵn sàng đi tới. Hai là, để mở rộng hoạt động các tổ chức này thường chỉ dựa vào một khoản tài trợ rất có hạn của các nhà tài trợ quốc tế, vì cho tới nay họ vẫn chưa có tư cách pháp lý để tiếp cận các nguồn vốn thương mại. Ba là, ở các địa phương nơi mà có các tổ chức QTD, NHCSXH, NHNo hoạt động, thực tế là các QTD đã tiếp cận được người nghèo nhiều hơn các ngân hàng chính thức. Bốn là, mức vốn trung bình và tiết kiệm bình quân của các QTD thấp hơn nhiều so với các ngân hàng chính thức.

Sau hơn 10 năm hoạt động, cả hai QTD xã Yến Mao và Phượng Mao đã có những tác động nhất định đến thành viên xét trên khía cạnh kinh tế - xã hội và góp phần tăng cường các việc cung cấp các dịch vụ tín dụng cho người nghèo. Các tác động có thể được xét đến là:

Sự thay đổi về mức sống của người dân

Thay đổi về thu nhập

Theo kết quả điều tra với các thành viên tham gia QTD tại hai xã điều tra cho thấy mức độ đủ ăn của họ ngày càng tăng lên. Trước năm 2001, 1% số người được tham vấn trả lời là dư thừa lương thực, trong khi đó đến 47% số người trả lời là thiếu ăn với các mức độ khác nhau. Mức độ dư thừa ăn được gia tăng trong các năm, đến năm 2006 thì tỷ lệ số người dư thừa ăn là 6% và tỷ lệ số người thiếu ăn là 26%.

Hoạt động của QTD đã thu hút sự tham gia của người nghèo, người dân tộc, những người mà trước đây rất khó tiếp cận với các nguồn vốn chính thức.

Chỉ tính trong năm 2004, QTD xã Yến Mao đã đáp ứng được nguồn vốn vay cho 84 lượt thành viên nghèo, và đã có 20 thành viên thoát nghèo một phần nhờ tham gia vào hoạt động của QTD. Điều này cũng thể hiện rõ qua kết quả xử lý định lượng phần đánh giá kết quả của các nhóm hộ. Trong phần đánh giá về mức độ cải thiện đời sống nhiều nhất thì NHNo, NHCSXH và QTD có hơn 20% số người được tham vấn đồng ý, đối với NHCSXH thì vẫn được đánh giá là có tác động giảm nghèo hiệu quả nhất (chiếm 30% số ý kiến được tham vấn), QTD được đánh giá là nâng cao năng lực nhiều nhất (chiếm 42% ý kiến được tham vấn).

Bảng 2.7: Đánh giá tác động của các tổ chức cung cấp tín dụng

ĐVT: %

Tổ chức cung cấp tín dụng

Mức độ tác động nhiều nhất của tổ chức cung cấp tín dụng

Cải thiện đời sống nhiều nhất

Giảm nghèo hiệu quả nhất

Nâng cao năng lực nhiều nhất NHNo 22 17 15 NHCS 27 30 17 QTD 25 25 42 Đoàn thể 7 5 5 Họ hàng, người thân 9 13 21

Nguồn: Tổng hợp và phân tích số liệu điều tra

Ngoài việc hỗ trợ các thành viên tham gia QTD tăng nguồn thu nhập của mình, hoạt động của QTD đã góp phần tạo thu nhập cho các thành viên BQL quỹ. Theo quy chế hoạt động của quỹ, thì 50% số tiền lãi thu được từ hoạt động cho vay vốn sẽ được trả phụ cấp cho BQL, như vậy mỗi tháng tổng thu nhập của mỗi BQL là gần 1 triệu đồng, trung bình mỗi thành viên của BQL cấp xã là 100.000 đồng/tháng, còn đối với cấp thôn là 70.000 đồng/tháng.

Thay đổi về chi tiêu

Khi đời sống của người dân ngày càng tăng lên, thì số tiền đầu tư trong các tài sản được mua sắm cũng sẽ tăng lên. Trong số các hộ gia đình được phỏng vấn thì tiêu dùng cho các vật dụng đắt tiền như ti vi, xe máy chiếm nhiều trong cơ cấu chi tiêu của gia đình, và đã có sự gia tăng một cách rõ rệt, gần như gấp 4 lần trong vòng chỉ một năm.

Qua bảng thấy một số vật dụng đắt tiền như xe máy, ti vi màu… cũng được người dân mua sắm nhiều lên. Ngoài ra, các công trình chiếm nhiều chi phí như nhà cửa cũng được người dân đầu tư xây dựng trong ba năm trở lại đây.

Về đầu tư các công trình của gia đình, trong số những người được hỏi thì có đến 29% trả lời trong 3 năm qua đã đầu tư vào xây nhà, 35% số người trả lời đầu tư vào xây dựng vào các công trình vệ sinh. Điều này chứng tỏ đời sống của người dân ngày càng được cải thiện hơn trong 3 năm trở lại đây.

Khả năng tiếp cận của người phụ nữ trong tiếp cận đến các nguồn lực Bảng 2.8: Tiện nghi được mua sắm

ĐVT: %

Năm mua sắm Tỷ lệ hộ có tiện nghi được mua sắm

Ti vi màu Bàn ghế, tủ Xe đạp Xe máy Quạt điện

2003 6,4 23,6 5,1 7,7 6,9

2006 29,8 16,4 22,2 34,6 53,4

Nguồn: Tổng hợp và phân tích số liệu điều tra

Bảng 2.9: Các công trình được đầu tư

ĐVT: %

Trả lời Tỷ lệ hộ có công trình được đầu tư thay đổi

Xây nhà Cơi nới nhà Xây công

trình vệ sinh

Công việc khác

Có 29 11 35 22

Không 71 89 65 78

Tiếp cận đến nguồn vốn: Hiện tại trên địa bàn hai xã nghiên cứu có cáctổ chức cung cấp dịch vụ tín dụng như ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng chính sách, QTD và các tổ chức khác. Nếu xét với ba tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô là NHNo, NHCSXH, và QTD thì nguồn vốn cho vay của QTD xã Yến Mao là 159,600,000 đồng, chiếm tỷ lệ 1,8% tổng nguồn vốn nhưng đã đáp ứng cho 19,9% số người vay vốn trên địa bàn toàn xã; và nguồn vốn của QTD xã Phượng Mao là 286,529,000 đồng, chiếm tỷ lệ gần 4% tổng nguồn vốn nhưng đã đáp ứng cho 31% số người vay vốn trên địa bàn xã.

Một trong những điểm mạnh trong hoạt động của QTD là cung cấp nguồn vốn kịp thời ngay tại địa bàn thôn xã. Hàng tháng đều có thành viên vay vốn và có thành viên trả vốn, thế mạnh này có thể đáp ứng được nhu cầu vốn cấp bách của các thành viên, nhất là đối với những thành viên có nhu cầu vốn nhỏ và đột xuất.

Khi các thành viên tham gia hoạt động và vay vốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả từ QTD thì họ có thêm những kiến thức khoa học kỹ thuật, kỹ năng quản lý tài chính trong gia đình, và họ cảm thấy đủ tự tin hơn trong việc tiếp cận và vay vốn với những nguồn vốn lớn hơn tại hệ thống tài chính nông thôn chính thức như NHNo hay NHCSXH, và giảm cho vay nặng lãi trên địa bàn xã.

Tiếp cận với khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp: Một trong những cơ hội lớn nhất cho phụ nữ trong hai xã nghiên cứu là họ được học tập thông qua các khóa tập huấn, hội thảo hay tham quan. Người phụ nữ được học từ nhiều cách khác nhau, mặc dù số lượng phụ nữ được học trực tiếp không nhiều so với tổng số phụ nữ tham gia QTD. Như vậy thông qua học tập, người phụ nữ vừa được nâng cao trình độ cả về chuyên môn cả về các phẩm chất khác giao tiếp cộng đồng và hoạt động xã hội.

Tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc y tế, giáo dục: Sức khỏe suy giảm, bệnh tật ốm đau là những rủi ro lớn nhất trong cuộc sống của mỗi người và mỗi gia đình, là một trong những cái bẫy để đưa con người vào vòng luẩn quẫn của nghèo đói, nhất là đối với người nghèo tại những tỉnh miền núi. Khi tham gia hoạt động QTD, và với những hoạt động sản xuất tạo thu nhập thì họ sẽ có điều kiện để giải quyết những khó khăn trên. Theo kết quả của cuộc nghiên cứu cho thấy khi họ có thu nhập thì phần thu nhập trên sẽ được sử dụng để cải thiện bữa ăn hàng ngày và chăm sóc sức khỏe. Có 86% số người được tham vấn cho rằng chi phí trong chăm sóc sức khỏe đã giảm so với trước đây, 76% ý kiến cho rằng họ sử dụng các khoản thu nhập này dành cho đầu tư chi phí học đường cho con trẻ.

Theo số liệu báo cáo của UBND xã Yến Mao và Phượng Mao thì trong 3 năm trở lại đây trên địa bàn xã không có trường hợp học sinh cấp 1 và cấp 2 không đi học hay bỏ học giữa chừng. Tỷ lệ học sinh đi học cấp 3 cũng tăng hơn so với mọi năm. Đây là một trong những kết quả khi đời sống được nâng cao và một phần do tác động sản xuất kinh doanh từ vay vốn của QTD.

Sự thay đổi về vai trò và vị thế của người phụ nữ

Vai trò của người phụ nữ trong gia đình: Tất cả những người được tham vấn đều cho rằng cuộc sống của người phụ nữ hiện nay đỡ vất vả hơn rất nhiều so với trước kia. Họ được học hỏi các kiến thức khoa học kỹ thuật từ các tổ chức đoàn thể như Hội phụ nữ, Hội nông dân và từ QTD. Những khó khăn trước kia trong lao động sản xuất không còn như trước kia nữa.

Vai trò của họ trong gia đình và xã hội ngày càng được cải thiện. Từ chỗ trước đây học không được tham gia ý kiến và trong các công việc của gia đình thì đến nay họ đã có quyền quyết định các công việc quan trọng như xây nhà, xây dựng gia đình cho con cái. Có sự thay đổi này là do giao thông thuận tiện nên học có thể sử dụng máy móc vào trong sản xuất nông nghiệp, có

nguồn vốn đầu tư và các kiến thức khoa học kỹ thuật được học hỏi trong quá trình tham gia QTD đã góp phần tăng năng suất cây trồng. Họ trở thành người mang thu nhập chính trong gia đình, và từ đó tiếng nói của họ trong gia đình sẽ có trọng lượng hơn, và vai trò của họ trong gia đình ngày càng được nâng cao.

Mức độ chia sẻ công việc gia đình: Thay đổi vị thế của người phụ nữ không hẳn ở chỗ họ đã tham gia quyết định nhiều công việc quan trọng của gia đình hơn mà ở chỗ họ đã thực hiện vai trò của mình trong lao động sản xuất và thực sự họ đã “chia sẻ” rất nhiều đối với người chồng. Hay nói cách khác, thông qua lao động, và bằng lao động người phụ nữ đã khẳng định được khả năng của mình.

Thành công của QTD được ghi nhận ở chỗ đã tạo điều kiện cho người phụ nữ bộc lộ tiềm năng trong lao động sản xuất của mình, nâng cao hơn vị thế của họ trong gia đình và cộng đồng. Tuy nhiên cũng vì thế mà trách nhiệm của người phụ nữ đối với gia đình của họ lại nặng nề hơn trước. Đây là điều không ai mong muốn, nhưng trong bối cảnh của sự tự vượt lên nghèo khó của hộ gia đình thì quá trình này là một tất yếu khách quan.

Vị thế của người phụ nữ trong xã hội: Trong những năm gần đây, không những đời sống của người phụ nữ được nâng lên, mà vị thế của họ trong các hoạt động xã hội cũng đã thay đổi. Họ được tham gia nhiều hơn trong các tổ chức đoàn thể như Hội phụ nữ, Hội nông dân, gia đình mà nhất là người chồng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của phụ nữ.

Thúc đẩy phát triển hoạt động tài chính

Đáp ứng các nhu cầu về vay vốn của người nghèo: Khi người nghèo có nhu cầu vay vốn với nguồn vốn nhỏ thì các tổ chức tài chính chính thức không muốn cung cấp vì đối với các khoản vay vốn nhỏ thì lãi vay vốn sẽ không đủ bù đắp cho chi phí quản lý. Hơn nữa, với những thủ tục vay vốn của

các tổ chức tài chính chính thức thì chi phí để được vay vốn sẽ cao hơn nhiều so với lãi suất phải trả đối với những khoản vay nhỏ. Tuy nhiên, các QTD do có quan hệ chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội như Hội phụ nữ thường có cấu trúc tổ chức phân làm nhiều cấp và vướn tới tận thôn bản, cán bộ quản lý lại là người ở cộng đồng. Điều đó có nghĩa là khách hàng có thể tiếp cận các dịch vụ tài chính một cách dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện hơn; và cán bộ QTD có thể giám sát hiệu quả hơn và đáp ứng các nhu cầu của khách hàng một cách tốt hơn.

Theo kết quả của cuộc điều tra thì phần lớn các thành viên được tham vấn đều cho rằng QTD dễ tiếp cận hơn so với các tổ chức cung cấp tài chính nông thôn như NHNo và NHCSXH trên cùng địa bàn. Theo bảng dưới đây được hỏi với các thành viên được tham vấn thấy rằng tỷ lệ số người đánh giá mức độ thuận lợi khi tiếp cận với nguồn vốn QTD là 30%, còn đối với NHCSXH và NHNo là 15%. Về đánh giá mức độ cải thiện để người dân tiếp cận được nhiều hơn thì QTD vẫn được đánh giá là mức độ cải thiện mạnh nhất.

Bảng 2.10: Đánh giá mức độ thuận lợi khi tiếp cận với tổ chức cung cấp tín dụng

ĐVT: %

Tổ chức cung cấp tín dụng

Tần suất đánh giá mức độ thuận lợi khi tiếp cận

Rất thuận lợi Bình thường Khó khăn Không ý kiến NHNo 15 38 4 43 NHCS 15 30 0 55 QTD 30 22 2 46

Nguồn: Tổng hợp và phân tích số liệu điều tra Thúc đẩy việc nâng cao chất lượng dịch vụ của các tổ chức cung cấp dịch vụ tín dụng: Với những loại hình dịch vụ do QTD cung cấp đáp ứng phần nào nhu cầu của người nghèo, từ đó đã có những ảnh hưởng nhất định đến các

tổ chức tài chính chính thức. Với cách thức phục vụ, thủ tục hành chính đơn giản hóa đã góp phần làm thay đổi cách thức hoạt động của các tổ chức tài chính chính chính thức.

Ngoài ra, các dịch vụ phi tài chính chiếm một phần quan trọng trong các hoạt động của các tổ chức TCVM. Những dịch vụ này bao gồm đào tạo về kỹ năng kinh doanh cơ bản, thông tin về chăm sóc sức khỏe sinh sản, các kiến thức về khoa học kỹ thuật mới... Các khách hàng cho biết sự khác biệt chủ yếu giữa các tổ chức TCVM và NHNo là ở mức độ đào tạo tiếp tục và trợ giúp kỹ thuật do các tổ chức TCVM cung cấp sau khi giải ngân, một dịch vụ

Một phần của tài liệu Phát triển Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ tại Việt Nam.doc (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w