Ngân hàng làng xã tự quản

Một phần của tài liệu Phát triển Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ tại Việt Nam.doc (Trang 31)

Ngân hàng làng xã tự quản được thiết lập và quản lý bởi hội đồng làng xã nông thôn. Những ngân hàng này khác với những ngân hàng làng xã phụ vụ nhu cầu của cả làng, chúng không phải chỉ là một nhóm người từ 30 đến 50 người. Mô hình này được khởi xướng bởi Trung tâm nghiên cứu và phát triển quốc tế, vào giữa những năm 1980.

Phương pháp cho vay: Chương trình hỗ trợ phân loại những làng có liên hệ xã hội cao và nhu cầu thiết lập một ngân hàng làng xã được thể hiện rất rõ ràng. Cộng đồng trong làng sẽ xác định cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của ngân hàng làng xã. Họ sẽ bầu ra một ban quản lý và ủy ban tín dụng hoặc hai đến ba nhà quản lý. Những ngân hàng làng xã tự quản huy động tiết kiệm và cho vay ngắn hạn đối với dân làng trên cơ sở cá nhân, chương trình tài trợ không cung cấp tín dụng cho ngân hàng làng xã, ngân hàng phải dựa vào khả năng huy động tiết kiệm của nó.

Sau một hoặc hai năm, ngân hàng làng xã xây dựng một hệ thống hoặc hiệp hội phi chính thức để họ có thể thảo luận những vấn đề thực tại và cố gắng giải quyết những khó khăn. Hiệp hội hoạt động giống như một hệ thống trung gian và chuyển giao tín dụng với các ngân hàng làng xã với khu vực tài chính chính thức. Do quá trình quản lý tập trung hóa cao, các dịch vụ trọng yếu được giới hạn bởi ngân hàng làng xã, và điều đó đảm bảo khả năng bền vững tài chính của nó.

Sản phẩm: Những sản phẩm này bao gồm có tiết kiệm, tài khoản vãng lai và tiền gửi kỳ hạn. Các món vay thường là ngắn hạn và là món vay cung cấp vốn lưu động, không có sự liên hệ trực tiếp nào giữa số tiền vay và khả năng tiết kiệm của thành viên, lãi suất được thiết lập bởi từng làng tùy theo kinh nghiệm của nó với các khoản tiết kiệm truyền thống và sự kết hợp các món vay. Các vùng càng xa thì lãi suất có xu hướng càng tăng. Các món vay

cho cá nhân nên tài sản thế chấp là cần thiết, tuy nhiên hoạt động thu hồi vốn vay chủ yếu dựa trên sức ép của làng xã. Ban quản lý của ngân hàng làng xã được đào tạo thường xuyên.

Khách hàng: khách hàng chủ yếu của ngân hàng thường ở vùng nông thôn và bao gồm cả nam và nữ giới với mức thu nhập thấp trung bình và có khả năng tiết kiệm.

1.4 Tác động của tài chính vi mô1.4.1 Phát triển kinh tế xã hội1.4.1 Phát triển kinh tế xã hội 1.4.1 Phát triển kinh tế xã hội

Hoạt động tài chính vi mô góp phần quan trọng trong quá trình thực hiện mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và an sinh xã hội. Tài chính vi mô đã giúp người nghèo thay đổi cuộc sống theo hướng đi lên, chất lượng cuộc sống được cải thiện. Điều này được khẳng định qua sự tác động: 1. Có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hộ, giảm hộ nghèo, tăng hộ trung bình và khá, an toàn lương thực được tăng cường; 2. Cải thiện nhà ở và mua sắm tài sản; 3. Đa dạng hóa các nguồn thu; 4. Có cơ hội chăm sóc y tế và giáo dục, cuộc sống văn hóa tinh thần.

Khai thác và phát huy tiềm năng của nhóm hộ nghèo sẽ góp phần ổn định và tăng trưởng kinh tế, bớt đi những chi phí cứu trợ, giúp cho họ đấu tranh với đói nghèo bằng việc cải thiện thu nhập. Cung cấp tín dụng vi mô cho người nghèo chính là đã cung cấp cho họ một công cụ lao động đặc biệt mà lâu nay họ rất khó tìm kiếm. Loại công cụ này đã tham gia vào quá trình lao động, nó giúp cho lao động của người nghèo có giá trị và đem lại hiệu quả. Cơ chế bắt buộc trả gốc và lãi hàng tháng đã khơi dậy bản tính cần cù, thông minh và làm việc chăm chỉ để có tiền hoàn trả đúng hạn. Người nghèo sử dụng những sản phẩm tín dụng đa dạng để tạo ra các việc làm đa dạng mà trước đó ít ai ngờ tới, để rồi có nhiều nguồn thu, cải thiện đời sống hoặc tái đầu tư mở rộng sản xuất.

Tài chính vi mô sẽ làm giảm bớt sự tổn hại. Sự tổn hại gây ra bởi các tác động bất thường như thảm họa thiên nhiên, bệnh tật, và các yếu tố khác dễ gây ra tổn thương đến người nghèo. Về khía cạnh kinh tế, những tác động trên được hiểu là mức tăng trưởng không dự đoán của tiền trả ra vượt quá tiền thu vào và luồng tiền. Tài chính vi mô sẽ giúp giải quyết các vấn đề về luồng tiền, giúp tránh được vay tiền với chi phí cao từ các nguồn tiền không chính thức và do đó, giảm mức độ mua bán khẩn cấp các tài sản sản xuất với mức giá thấp hơn.

Quá trình tham gia vào chương trình TCVM là quá trình các thành viên và cán bộ quản lý liên tục được đào tạo và thực hành, từ đó đã không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nhóm người dễ bị tổn thương như người nghèo, phụ nữ và người dân tộc. Hầu hết phụ nữ được trang bị các kiến thức và phương pháp mới về quản lý hoạt động TCVM và quản lý phát triển được áp dụng những chuẩn mực quản lý, được học hỏi và chia sẻ thường xuyên lẫn nhau qua các cuộc họp thường kỳ. Với cơ chế phân quyền cao, TCVM đã mở ra nhiều cầp độ cho nhiều người tham gia vào quá trình vận hành chương trình. Từ đó có nhiều cán bộ giỏi, tự tin và có năng lực lãnh đạo có đủ năng lực tham gia các hoạt động đoàn thể khác.

Tài chính vi mô phát huy tính văn hóa truyền thống và hình thành các giá trị mới, quan hệ mới trong gia đình và cộng đồng. Trong quá trình hoạt động, các giá trị về đạo đức được đề cao, sự quan tâm thể hiện bằng hành động, sự chia sẻ sự tham gia hoạt động giữa các thành viên với nhau. Trong các cụm nhóm hoạt động, sự quan tâm thể hiện thông qua việc hỗ trợ quá trình vay vốn, hỗ trợ về mặt kỹ thuật và quản lý. Một giá trị mới, quan hệ mới được hình thành và phát triển với những nét đặc trưng giữa các thành viên cùng tham gia hoạt động TCVM.

Tài chính vi mô còn tăng vị thế của người phụ nữ. Người phụ nữ đóng vai trò chủ đạo trong các hoạt động của tài chính vi mô, họ tham gia vào quản lý, vay vốn và giám sát các hoạt động của tổ chức. Từ đó việc nâng cao năng lực quản lý, tiếp cận với các nguồn thông tin đã giúp người phụ nữ có tiếng nói hơn trong gia đình cũng như trong xã hội.

Nâng cao năng lực của các tổ chức đoàn thể vừa là mục tiêu vừa là điều kiện cần thiết để thực hành chương trình của cơ quan tài trợ và hỗ trợ kỹ thuật. Các tổ chức đoàn thể đã được tham gia các khóa đào tạo về TCVM, trang bị nhiều kiến thức về khoa học kỹ thuật của tổ chức, quản lý tài chính và khoa học phát triển, bởi vậy họ đã vận dụng vào cải tiến hoạt động và phong cách của tổ chức. Những tổ chức được lựa chọn có nhiều cơ hội để trưởng thành và được đánh giá cao.

1.4.2 Thúc đẩy phát triển hoạt động tài chính

Hình thành một hệ thống cung cấp dịch vụ tài chính và phi tài chính năng động, hấp dẫn và làm hài lòng nhóm khách hàng mục tiêu và cộng đồng. Khách hàng được hài lòng thông qua việc cung cấp tài chính kịp thời, thủ tục vay đơn giản và phương thức hoàn trả phù hợp. Ngoài dịch vụ tài chính, các tổ chức TCVM còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sau vay vốn mà các tổ chức tín dụng chính thức khó có thể đáp ứng được.

Tham gia vào thị trường tài chính, TCVM đã đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, giảm cho vay nặng lãi. Với điều kiện cho vay tương đối dễ dàng nhưng nhiều khách hàng, đặc biệt là người nghèo vẫn tham gia vào hoạt động của TCVM, giảm tình trạng cho vay nặng lãi trên thị trường tài chính. Sự tồn tại của TCVM như một dòng chảy nhỏ, cùng với các kênh dẫn lớn đưa vốn về cộng đồng, phục vụ cho các hộ gia đình có mức kinh tế với các nhu cầu khác nhau.

Với hình thức tiếp cận mới, TCVM đã thực sự được khách hàng ưu thích và có ảnh hưởng nhất định đến các tổ chức tài chính khác. TCVM hoạt động với cơ chế phù hợp đã chiếm lĩnh một thị phần lớn khách hàng không phải chỉ dành riêng cho người nghèo mà điều quan trọng là nó đã cho ra đời các sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng thị hiếu và yêu cầu của thị trường.

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tài chính vi mô1.5.1 Các yếu tố về môi trường, chính sách1.5.1 Các yếu tố về môi trường, chính sách 1.5.1 Các yếu tố về môi trường, chính sách

Chính sách lãi suất: Do cấu trúc chi phí hoạt động TCVM nên sự giới hạn về tỷ lệ lãi suất thường làm suy giảm khả năng hoạt động có hiệu quả và có tính cạnh trang của tổ chức. Do vậy chính sách lãi suất không phù hợp dẫn đến người vay nghèo không được hưởng lợi từ những dịch vụ tài chính chi phí thấp.

Ví dụ chính sách lãi suất trần buộc người cho vay phải hạn chế cung cấp các khoản cho vay trên thị trường tài chính một cách nghiêm ngặt hơn, khuyến khích người cho vay chuyển vốn cho những khoản vay ít bị khống chế bởi lãi suất trần hơn, thúc đẩy người cho vay chuyển một phần chi phí giao dịch đến những người cho vay không được ưu ái, và buộc người cho vay đưa ra mức lãi suất huy động tiết kiệm thấp. Như vậy, chính sách lãi suất trần làm méo mó cả các nỗ lực cho vay và huy động tiền gửi của các trung gian tài chính.

Chính sách kinh tế, xã hội: Các chính sách kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến khả năng của một tổ chức TCVM cung cấp các dịch vụ tài chính một cách có hiệu quả, cũng như loại hình hoạt động mà các tổ chức tiến hành. Ví dụ các chính sách kinh tế xã hội như chính sách kinh tế tác động đến tăng trưởng kinh tế, đến tỷ lệ lạm phát của một quốc gia, hay chính sách về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng...

Quy định về nguồn vốn: Các quy định về nguồn vốn của tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô; các yêu cầu về tổ chức tài chính chính thức cung cấp một tỷ lệ phần trăm nhất định trong danh mục đầu tư của họ hoặc một số lượng nhất định trong tổng tài sản của họ cho các khu vực không chính thức hoặc cho bộ phận nghèo hơn trong xã hội, hay cho các khu vực kinh tế nhất định cũng có ảnh hưởng đến hoạt động tài chính vi mô.

Sự ổn định về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng của kinh tế thấp sẻ dẫn đến thu nhập thấp hơn và nhu cầu về sản phẩm dịch vụ cũng ít hơn, điều này có thể làm cho các hoạt động sản xuất kinh doanh thất bại. Và sự không ổn định về của nền kinh tế ảnh hưởng đến mức độ rủi ro và do đó tác động đến sự lựa chọn của các tổ chức tài chính. Nói chung, sự ổn định cả thị trường tài chính và các thị trường khác làm cho các tiểu doanh nghiệp và các dịch vụ TCVM trở nên bền vững và độc lập hơn.

Sự ổn định về chính trị, xã hội: Các nền kinh tế quá độ và sự bất ổn hoặc xung đột về chính trị, nơi hệ thống các mạng lưới xã hội đang hoạt động bị phá vỡ và cần phải xây dựng lại là mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức TCVM. Trong thời kỳ bất ổn, các tổ chức TCVM cần gây dựng một niềm tin trong khách hàng của họ và đảm bảo rằng người vay hiểu được trách nhiệm của mình gắn với giao dịch tài chính. Điều này đòi hỏi các tổ chức TCVM phải dành nhiều thời gian hơn để tiếp xúc với người vay, và nếu như vậy thì dẫn đến chi phí quản lý sẻ tăng cao.

1.5.2 Các yếu tố về thể chế của tổ chức

Thị trường mục tiêu: Thị trường mục tiêu là một nhóm các khách hàng tiềm năng có chung những đặc điểm nhất định, có cách xử sự giống nhau và có cùng một sở thích về những sản phẩm dịch vụ cụ thể nào đó. Thị trường mục tiêu tương ứng với một đoạn thị trường nhất định trong đó tồn tại những khách hàng có nhu cầu về các dịch vụ TCVM hoặc những khách hàng đại

diện cho nhu cầu tiềm năng đó. Để lựa chọn thị trường mục tiêu cho các dịch vụ TCVM, tổ chức cần phải xác định được mục tiêu của tổ chức mình, phải hiểu được động cơ của nhóm khách hàng, và đánh giá được khi nào thì thị trường mục tiêuđó đạt tới mức độ bền vững về mặt tài chính. Việc lựa chọn thị trường mục tiêu phải dựa trên cơ sở cầu của các dịch vụ tài chính hiệu quả và khả năng cung cấp vốn cho thị trường đó.

Thị trường mục tiêu ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức TCVM. Các tổ chức không xác định hoặc xác định sai thị trường mục tiêu sẽ không thành công trong việc thiết kế sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường thông thường sẽ gặp những khó khăn trong việc quản lý hoạt động và khó khăn trong duy trì tổ chức. Vì vậy khi đã lựa chọn được thị trường mục tiêu thì cần phải xem xét liệu có thể tham gia vào thị trường mục tiêu đó được không và những xác định những tác động tới việc cung cấp dịch vụ tài chính trong thị trường đó.

Phương pháp tiếp cận: Bất kỳ một cách tiếp cận nào cũng phải dựa trên cơ sở thị trường mục tiêu và nhu cầu của nó đối với các dịch vụ trung gian tài chính, cũng như các sản phẩm khác, các nhân tố phụ thuộc vào bối cảnh tại quốc gia, cùng mục tiêu và cơ cấu tổ chức của tổ chức TCVM.

Phương pháp tiếp cận của tổ chức ảnh hưởng đến kết quả của dịch vụ mà tổ chức cung cấp. Tuy nhiên khó có thể đánh giá được cách tiếp cận nào sẽ là tốt nhất, và không có một mô hình đơn lẻ nào lại thích hợp cho mọi tổ chức và vì vậy mọi mô hình TCVM đều phải được thiết kế thay đổi sao cho phù hợp với nhu cầu của địa phương và nhu cầu của thực tế.

Sản phẩm và dịch vụ: Các tổ chức TCVM có thể cung cấp cho khách hàng của mình rất nhiều dạng sản phẩm và dịch vụ. Dịch vụ đầu tiên và quan trọng nhất của tổ chức là dịch vụ tài chính, và thông thường các dịch vụ tài chính sẽ cung cấp cho những người nghèo. Loại dịch vụ thứ hai mà một vài tổ

chức TCVM cung cấp là hình thức trung gian xã hội khi làm việc với khách hàng. Thêm vào đó một vài tổ chức TCVM còn cung cấp các dịch vụ phát triển doanh nghiệp như tập huấn về kỹ năng và đào tạo nghiệp vụ kinh doanh cơ bản hoặc các dịch vụ xã hội. Những dịch vụ này sẽ giúp người có thu nhập thấp nâng cao khả năng quản lý trực tiếp hoặc gián tíêp các doanh nghiệp nhỏ.

Việc quyết định cung cấp dịch vụ nào phụ thuộc vào thị trường mục tiêu của tỏ chức, và nhu cầu của thị trường mục tiêu, sự tồn tại của các tổ chức cung cấp dịch vụ khác, sự tính toán chi phí chính xác và tính khả thi của việc chuyển giao các dịch vụ hỗ trợ. Việc quyết định những sản phẩm và dịch vụ nào được cung cấp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức TCVM.

Mối quan hệ giữa các tổ chức tài chính vi mô: Mối quan hệ giữa các tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM sẽ có vai trò trong phối hợp cung cấp các sản

Một phần của tài liệu Phát triển Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ tại Việt Nam.doc (Trang 31)