Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Qũy tín dụng

Một phần của tài liệu Phát triển Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ tại Việt Nam.doc (Trang 84)

2.3.2.1 Năng lực của tổ chức

Năng lực của tổ chức ảnh hưởng đến quá trình phát triển của tổ chức cung cấp TCVM, năng lực của tổ chức được thể hiện thông qua:

Vốn pháp định: Đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM lớn thì điều kiện này chưa phải là vấn đề, tuy nhiên đối với những tổ chức nhỏ như QTD tại hai xã Yến Mao và Phượng Mao thì quy định về vốn pháp định sẽ là vấn đề lớn. Cả hai tổ chức này hiện nay đang huy động TKTN và TKĐM nhưng lại không đáp ứng được quy định về vốn tối thiểu là 500 triệu đồng, vì vậy họ sẽ không tiếp tục hoạt động hoặc phải chuyển đổi mục đích hoạt động trừ khi có quyết định hợp nhất hoặc sát nhập hoạt động với tổ chức khác trên cùng địa bàn hoặc các địa bàn lân cận. Những vấn đề đang được bàn cãi là: ai sẽ là chủ sở hữu các khoản vốn mà chương trình TCVM đã tích trữ; và khoản vốn này sẽ được tái đầu tư như thế nào khi các tổ chức TCVM không tồn tại.

Vốn tài trợ: vốn của nhà tài trợ sẽ đóng vai trò quan trọng đối với các tổ chức TCVM, đặc biệt là các tổ chức có quy mô nguồn vốn nhỏ như QTD xã Yến Mao và Phượng Mao. Bản chất của nguồn vốn tài trợ là cho vay không lãi suất, và vì thế phần nào đã bù đắp cho các chi phí so với huy động vốn từ TKĐM hay TKTN. Ngoài ra nguồn vốn của nhà tài trợ còn có tác dụng tăng vốn kinh doanh cho các tổ chức tín dụng, đáp ứng nhu cầu của thành viên,

góp phần giảm sự nhàm chán của thành viên khi nhu cầu vay vốn của họ không được đáp ứng trong một thời gian dài.

Cơ cấu của tổ chức: Các chương trình TCVM như QTD hiện nay phần lớn thực hiện thông qua Hội phụ nữ, vì vậy vấn đề là tổ chức TCVM sẽ được đăng ký hoạt động ở cấp nào: cấp huyện, tỉnh hay cấp quốc gia khi thực hiện theo nghị định 28 của chính phủ.

Năng lực cán bộ quản lý: Đây là vấn đề khó khăn nhất của các tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM như QTD hiện nay. Các QTD hiện tại tuyển dụng các thành viên BQL từ các thành viên của mình, như vậy sẽ cản trở tìm được những nhà quản lý có năng lực thực sự. Các QTD hiện nay đều có mức thù lao cho thành viên quản lý thấp, điều này sẽ không thu hút được những người bên ngoài có năng lực tham gia vào hoạt động của BQL.

Hệ thống thông tin quản lý: Khi QTD phát triển, một trong những giới hạn lớn nhất của nó thường là hệ thống quản lý thông tin. Hệ thống thông tin quản lý bao gồm quản lý về thành viên và quản lý về tài chính. Hệ thống thông tin quản lý không phù hợp sẽ gây khó khăn trong cung cấp thông tin cho người quản lý, và tốn thời gian không cần thiết.

2.3.2.2 Thể chế của tổ chức

Thị trường mục tiêu: Thị trường mục tiêu của các QTD hầu hết là người nghèo, người dân tộc sinh sống ở những vùng nghèo, vùng núi cao đi lại khó khăn, có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển chậm. Vì vậy khả năng rủi ro đối với nguồn vốn kinh doanh là tương đối cao khi tổ chức không có cách thức quản lý chặt chẽ từ khi bắt đầu xây dựng tổ chức.

Các sản phẩm và dịch vụ cung cấp: Là tổ chức không chính thức, với nguồn vốn hoạt động thấp hơn nhiều so với các tổ chức TCVM chính thức như NHCSXH và NHNo nên sản phẩm của QTD cung cấp là tiết kiệm và cho vay. Vì không chính thức và hoạt động dựa trên nguyên tắc tín chấp nên khả

năng huy động nguồn vốn tiết kiệm của QTD rất thấp. Các hình thức cho vay vốn chủ yếu là vay ngắn hạn và trung hạn với quy mô thấp, đặc biệt đối với các QTD có nguồn vốn thấp như QTD xã Yến Mao và Phượng Mao thì nguồn vốn cho vay trung hạn là hạn chế.

Dịch vụ của QTD là dịch vụ tín dụng và dịch vụ hỗ trợ sau vay vốn. Dịch vụ hỗ trợ sau vay vốn của QTD chủ yếu là hình thức tập huấn, tư vấn kỹ thuật nông nghiệp, và các hình thức tổ chức hội họp để duy trì các mối quan hệ xã hội tốt giữa các thành viên. Và dịch vụ hỗ trợ sau vay vốn của các QTD là một trong những lợi thế hơn so với các tổ chức TCVM chính thức hoạt động trên cùng địa bàn.

Mối liên kết giữa các tổ chức tài chính vi mô: Trong những năm trở lại đây, các nhà thực hành tài chính vi mô bắt đầu có sự quan tâm và nhìn nhận lại vai trò và hoạt động của mình. Các tổ chức cung cấp dịch vụ đã bắt đầu phổ biến các bài học kinh nghiệm của họ về thông tin và kết quả hoạt động, những thách thức cũng như các bài học kinh nghiệm về hoạt động TCVM ở Việt Nam. Hiện nay nhóm công tác TCVM đã được thành lập để chính thức hóa quá trình chia sẻ thông tin và vận động chính sách cho Nghị định về TCVM một cách thống nhất. Nhóm công tác TCVM đã tạo dựng có hiệu quả một tiếng nói chung cho ngành TCVM, nhóm công tác này có thể đóng vai trò tích cực hơn trong việc thúc đẩy những thành tựu của ngành TCVM và nêu bật những vấn đề mà ngành phải đối mặt cho các nhà lập chính sách, các nhà tài trợ và các bên có liên quan khác.

Để đảm bảo có sự tiếp cận thống nhất trong việc đối phó với những thách thức mà ngành TCVM cần phải đối mặt, cần xây dựng một chính sách hoặc chiến lược toàn diện cho sự phát triển của ngành TCVM, có sự đồng thuận của tất cả các bên có liên quan, đồng thời xác định nhiệm vụ cụ thể và các mốc quan trọng cần đạt được.

2.3.2.3 Môi trường hoạt động, chính sách của Chính Phủ

Một trong những nguyên tắc chính của TCVM là chính phủ nên đóng vai trò là người hỗ trợ hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung ứng dịch vụ tài chính chứ không nên là người hỗ trợ cung ứng trực tiếp cung ứng các dịch vụ tài chính. Thông qua việc tạo lập một môi trường chính sách mang tính hỗ trợ, chính phủ có thể góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của hệ thống tài chính bền vững và lành mạnh cho người nghèo. Những thành tố quan trọng của một môi trường như vậy bao gồm môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, không hạn chế về trần lãi suất, bãi bỏ các chương trình cho vay bao cấp. Sự tham gia của chính phủ vào việc cấp vốn cho tổ chức TCVM khi không có vốn hoặc các tổ chức tại địa phương không thể dễ dàng tiếp cận đến nguồn vốn.

Nhận thức và sự hỗ trợ của chính phủ đối với tài chính vi mô

Chính phủ thường chuyển vốn thông qua các tổ chức tài chính thuộc sở hữu của nhà nước như NHNo và NHCSXH nhằm mục đích phân phối tín dụng bao cấp đến các vùng nông thôn và vùng miền núi trong khuôn khổ chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo toàn diện. Tuy nhiên đến nay chỉ có NHNo chuyển sang hình thức kinh doanh thương mại từ năm 1995, còn NHCSXH vẫn còn là một công cụ cho vay chính sách của chính phủ.

Sự hiển diện của hai tổ chức cho vay này trên thị trường TCVM đã dẫn đến một thị trường phi cạnh tranh và một sân chơi không bình đẳng qua việc đẩy các tổ chức cho vay tài chính vi mô tư nhân mang định hướng thương mại ra ngoài lề. Ngoài ra hoạt động theo quan điểm là ngừoi nông dân nghèo không có khả năng tiết kiệm và không hưởng ứng những những khuyến khích hoặc cơ hội tiết kiệm là không đúng.

Việc tiếp tục cho vay ưu đãi đã làm tăng thêm tư tưởng dựa dẫm vào bao cấp cho người nghèo, nghĩa là người nghèo không phải và không thể trả theo mức lãi suất thông thường. Tỷ lệ lãi suất thấp của NHCSXH đã không

tạo được mức lãi suất hấp dẫn cho người tiết kiệm. Tỷ lệ lãi suất thấp cũng kéo theo nhu cầu tín dụng vượt quá cung, kéo theo sự phân chia trong định mức tín dụng chính thức và không chính thức. Sự phân chia này có xu hướng khuyến khích hỗ trợ cho những người giàu hơn là những nông dân sản xuất nhỏ. Và người nhận được tài trợ là người sản xuất lớn còn người nông dân sản xuất nhỏ thì không nhận được tín dụng.

Như vậy sự tham gia sâu của chính phủ vào thị trường TCVM đã có những ảnh hưởng theo hướng không tích cực. Và điều này có thể giải thích theo các lý do: 1. Sự nhận thức của chính phủ về các thông lệ hay nguyên tắc của TCVM là chưa đầy đủ; 2. Chính phủ xem TCVM như là một công cụ xã hội để xóa đói giảm nghèo mà chưa xem đây là công cụ kinh tế để tăng cường khả năng tiếp cận của người nghèo đến các dịch vụ tài chính bền vững; 3. Thiếu các thông tin về các tổ chức TCVM hiện đang hoạt động.

Nghị định 28 của chính phủ về tài chính vi mô

Tháng 3 năm 2005, Chính phủ đã ban hành nghị định 28NĐ-CP về tổ chức tài chính vi mô tại nước ta. Lần đầu tiên, một khuôn khổ pháp lý cho hoạt động TCVM được đặt ra. Theo nghị định này, tất cả các tổ chức thực hành tài chính vi mô có 2 năm chuẩn bị để được cấp pháp theo yêu cầu của khuôn khổ pháp lý mới. Tác động cơ bản chung của nghị định cho ngành TCVM có thể khẳng định là rất tích cực. Khía cạnh quan trọng của TCVM trong việc cung cấp tín dụng nhỏ cho người nghèo nhằm góp phần giảm nghèo một cách trực tiếp và hiệu quả. Nghị định đã tạo một niềm tin vững chắc cho ngành TCVM trong quá trình hoạt động, và giúp các tổ chức này có khả năng tiếp cận với các nguồn tài trợ bên ngoài nhằm tăng vốn để tiếp tục tăng trưởng và mở rộng.

Làm thế nào để mỗi tổ chức đảm bảo sự chuyển đổi thích hợp với những quy định của nghị định. Đặc biệt là những tổ chức TCVM đang hoạt

động tại những vùng, những địa bàn đặc biệt khó khăn chưa thể đáp ứng được những yêu cầu thay đổi trong cấu trúc quản lý và năng lực tổ chức thiết yếu nhất. Trong quy định rõ những tổ chức có nguồn vốn trên 500 triệu mới được phép hoạt động, trên 5 tỷ mới được phép nhận tiền gửi tiết kiệm. Như vậy đối với các tổ chức TCVM như QTD xã Yến Mao và Phượng Mao sẽ phải chuyển đổi hình thức hoạt động.

Nghị định cần có hướng dẫn khái niệm tiết kiệm và tiền gửi và nên có quy định khuyến khích tổ chức TCVM trong việc huy động tiền tiết kiệm trong thành viên nghèo vay vốn. Bởi lẽ, tiền tiết kiệm tự nguyện có thể xem là tiền gửi, nhưng tiền tiết kiệm định mức (TKĐM) lại mang tính chất hoàn toàn khác, có thể xem là nguồn vốn chủ sở hữu được hay không, và tổ chức TCVM cần được trao quyền chủ động trong việc quản lý nguồn vốn huy động này thông qua những chính sách nội bộ.

Tổ chức TCVM có quy mô hoạt động rất nhỏ và cung cấp dịch vụ tài chính đến một bộ phận người nghèo khó có khả năng tiếp cận với những dịch vụ tài chính chính thức. Tuy nhiên về tiềm lực của hệ thống tài chính nông thôn chính thức như NHNo và NHCSXH có ảnh hưởng lớn đối với thị trường tài chính vi mô và hiện có khuynh hướng là việc dạng thị trường này cũng như có tác động đến hành vi của khách hàng. Và theo quy định các tổ chức TCVM cần phải đóng thuế thu nhập, như vậy một tổ chức TCVM hoạt động chỉ đủ trang trải chi phí, lợi nhuận không đáng kể thì việc áp dụng nghị định sẽ là một vấn đề thực sự khó khăn. Vì vậy nghị định cần phải quy định rõ những ưu tiên đối với các tổ chức TCVM như QTD tiết kiệm phụ nữ tại hai xã nghiên cứu.

Vấn đề Nghị định chưa đề cập đến là vai trò của chính phủ trong lĩnh vực này. Việc xin giấy phép và mở chi nhánh mới phải được chấp nhận của UBND tỉnh, thành phố, có nghĩa là chính phủ sẽ tiếp tục nắm giữ vai trò ảnh

hưởng đến quyết định xem tổ chức nào có thể cung cấp dịch vụ tài chính vi mô, và các tổ chức nào có thể hoạt động ở nơi nào. Và chính quyền cấp tỉnh cần phải có những hướng dẫn rõ ràng từ trung ương để có thể thực thi một cách có hiệu quả. Do vậy NHNN cần phải soạn thảo thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định trên.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUỸ TÍN DỤNG TIẾT KIỆM PHỤ NỮ TẠI VIỆT NAM

3.1 Định hướng phát triển quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ

Phát triển thành tổ chức chính thức: Hiện nay, do các QTD là nằm trong hệ thống tổ chức không chính thức, và đã có một số ảnh hưởng nhất định đến quá trình tổ chức hoạt động. Vì vậy, các QTD khi đã có một năng lực nhất định cần chuyển đổi từ dạng bán chính thức sang hình thức được quản lý chính thức. Khi được chuyển sang chính thức, các QTD sẽ có cơ hội huy động nguồn vốn từ các tổ chức khác cũng như từ nhà tài trợ, có sự quan tâm hơn từ Chính Phủ đề từ đó có cơ hội được phát triển trong thị trường cạnh tranh lành mạnh.

Mặt khác, khi chuyển sang hình thức tổ chức quản lý chính thức, QTD sẽ có cơ hội được tiếp cận với các nhà sản xuất nông nghiệp nhằm cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sau vay vốn, đây là loại hình dịch vụ tạo nên thế mạnh của các QTD trong việc tiếp cận với người nghèo.Ngoài ra, khi trở thành tổ chức chính thức sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với các tổ chức chính trị xã hội, các ngân hàng tín dụng lớn để phát triển thêm các loại hình dịch vụ khác như: dịch vụ cho vay ủy thác, dịch vụ hỗ trợ sau vay vốn, và các dịch vụ như thực hiện các dự án của Chính phủ hay các NGO trong nước và quốc tế.

Phát triển tổ chức bền vững: Một trong những vấn đề mà các QTD đang gặp phải và cần khắc phục đầu tiên là năng lực quản lý. Vì vậy trong thời gian tới các QTD cần phải chú trọng hơn nữa về phát triển tổ chức bền vững như phát triển nguồn nhân lực thông qua các chương trình đào tạo cán bộ về quản lý và lãnh đạo, các kiến thức về chuyên môn, nhất là các kiến thức về tài chính. Cần xây dựng một hệ thống thông tin quản lý để theo dõi và giám sát

kết quả hoạt động tài chính của tổ chức, hệ thống theo dõi giám sát cần được sử dụng các trang thiết bị phù hợp với năng lực của cán bộ quản lý.

Ngoài ra, QTD cần xác định và phân bổ lãi suất dựa trên cơ sở mục tiêu và năng lực của tổ chức, và căn cứ trên kế hoạch phát triển của QTD. QTD cần chủ động tìm hiểu và tìm cách tiếp cận với các nguồn vốn từ các tổ chức khác, lập kế hoạch kinh doanh dựa trên cơ sở các nghiên cứu thị trường, các nghiên cứu khả thi và phân tích chi phí của tổ chức.

Như vậy, để trở thành các tổ chức tự chủ và tuân thủ theo khung pháp lý mới, các QTD cần có những thay đổi nhất định. Trước hết các QTD cần phải chỉnh sửa lại điều lệ về thiết lập cơ cấu mới cho công tác điều hành và quản trị. Trọng tâm vì người nghèo và mục tiêu phi lợi nhuận cần phải được khẳng định rõ trong điều lệ hoạt động của tổ chức để những giá trị đó sẽ không lu mờ theo thời gian. Đây là một bước hết sức quan trọng đối với phần lớn các tổ chức cung cấp dịch vụ tín dụng ở nước ta hiện nay.

Bền vững về tổ chức nếu có quy mô phù hợp, sản phẩm được định giá hợp lý, và hệ thống thông tin quản lý tín dụng ưu việt người nghèo là những

Một phần của tài liệu Phát triển Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ tại Việt Nam.doc (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w