Hình thành một hệ thống cung cấp dịch vụ tài chính và phi tài chính năng động, hấp dẫn và làm hài lòng nhóm khách hàng mục tiêu và cộng đồng. Khách hàng được hài lòng thông qua việc cung cấp tài chính kịp thời, thủ tục vay đơn giản và phương thức hoàn trả phù hợp. Ngoài dịch vụ tài chính, các tổ chức TCVM còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sau vay vốn mà các tổ chức tín dụng chính thức khó có thể đáp ứng được.
Tham gia vào thị trường tài chính, TCVM đã đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, giảm cho vay nặng lãi. Với điều kiện cho vay tương đối dễ dàng nhưng nhiều khách hàng, đặc biệt là người nghèo vẫn tham gia vào hoạt động của TCVM, giảm tình trạng cho vay nặng lãi trên thị trường tài chính. Sự tồn tại của TCVM như một dòng chảy nhỏ, cùng với các kênh dẫn lớn đưa vốn về cộng đồng, phục vụ cho các hộ gia đình có mức kinh tế với các nhu cầu khác nhau.
Với hình thức tiếp cận mới, TCVM đã thực sự được khách hàng ưu thích và có ảnh hưởng nhất định đến các tổ chức tài chính khác. TCVM hoạt động với cơ chế phù hợp đã chiếm lĩnh một thị phần lớn khách hàng không phải chỉ dành riêng cho người nghèo mà điều quan trọng là nó đã cho ra đời các sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng thị hiếu và yêu cầu của thị trường.
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tài chính vi mô1.5.1 Các yếu tố về môi trường, chính sách1.5.1 Các yếu tố về môi trường, chính sách 1.5.1 Các yếu tố về môi trường, chính sách
Chính sách lãi suất: Do cấu trúc chi phí hoạt động TCVM nên sự giới hạn về tỷ lệ lãi suất thường làm suy giảm khả năng hoạt động có hiệu quả và có tính cạnh trang của tổ chức. Do vậy chính sách lãi suất không phù hợp dẫn đến người vay nghèo không được hưởng lợi từ những dịch vụ tài chính chi phí thấp.
Ví dụ chính sách lãi suất trần buộc người cho vay phải hạn chế cung cấp các khoản cho vay trên thị trường tài chính một cách nghiêm ngặt hơn, khuyến khích người cho vay chuyển vốn cho những khoản vay ít bị khống chế bởi lãi suất trần hơn, thúc đẩy người cho vay chuyển một phần chi phí giao dịch đến những người cho vay không được ưu ái, và buộc người cho vay đưa ra mức lãi suất huy động tiết kiệm thấp. Như vậy, chính sách lãi suất trần làm méo mó cả các nỗ lực cho vay và huy động tiền gửi của các trung gian tài chính.
Chính sách kinh tế, xã hội: Các chính sách kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến khả năng của một tổ chức TCVM cung cấp các dịch vụ tài chính một cách có hiệu quả, cũng như loại hình hoạt động mà các tổ chức tiến hành. Ví dụ các chính sách kinh tế xã hội như chính sách kinh tế tác động đến tăng trưởng kinh tế, đến tỷ lệ lạm phát của một quốc gia, hay chính sách về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng...
Quy định về nguồn vốn: Các quy định về nguồn vốn của tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô; các yêu cầu về tổ chức tài chính chính thức cung cấp một tỷ lệ phần trăm nhất định trong danh mục đầu tư của họ hoặc một số lượng nhất định trong tổng tài sản của họ cho các khu vực không chính thức hoặc cho bộ phận nghèo hơn trong xã hội, hay cho các khu vực kinh tế nhất định cũng có ảnh hưởng đến hoạt động tài chính vi mô.
Sự ổn định về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng của kinh tế thấp sẻ dẫn đến thu nhập thấp hơn và nhu cầu về sản phẩm dịch vụ cũng ít hơn, điều này có thể làm cho các hoạt động sản xuất kinh doanh thất bại. Và sự không ổn định về của nền kinh tế ảnh hưởng đến mức độ rủi ro và do đó tác động đến sự lựa chọn của các tổ chức tài chính. Nói chung, sự ổn định cả thị trường tài chính và các thị trường khác làm cho các tiểu doanh nghiệp và các dịch vụ TCVM trở nên bền vững và độc lập hơn.
Sự ổn định về chính trị, xã hội: Các nền kinh tế quá độ và sự bất ổn hoặc xung đột về chính trị, nơi hệ thống các mạng lưới xã hội đang hoạt động bị phá vỡ và cần phải xây dựng lại là mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức TCVM. Trong thời kỳ bất ổn, các tổ chức TCVM cần gây dựng một niềm tin trong khách hàng của họ và đảm bảo rằng người vay hiểu được trách nhiệm của mình gắn với giao dịch tài chính. Điều này đòi hỏi các tổ chức TCVM phải dành nhiều thời gian hơn để tiếp xúc với người vay, và nếu như vậy thì dẫn đến chi phí quản lý sẻ tăng cao.
1.5.2 Các yếu tố về thể chế của tổ chức
Thị trường mục tiêu: Thị trường mục tiêu là một nhóm các khách hàng tiềm năng có chung những đặc điểm nhất định, có cách xử sự giống nhau và có cùng một sở thích về những sản phẩm dịch vụ cụ thể nào đó. Thị trường mục tiêu tương ứng với một đoạn thị trường nhất định trong đó tồn tại những khách hàng có nhu cầu về các dịch vụ TCVM hoặc những khách hàng đại
diện cho nhu cầu tiềm năng đó. Để lựa chọn thị trường mục tiêu cho các dịch vụ TCVM, tổ chức cần phải xác định được mục tiêu của tổ chức mình, phải hiểu được động cơ của nhóm khách hàng, và đánh giá được khi nào thì thị trường mục tiêuđó đạt tới mức độ bền vững về mặt tài chính. Việc lựa chọn thị trường mục tiêu phải dựa trên cơ sở cầu của các dịch vụ tài chính hiệu quả và khả năng cung cấp vốn cho thị trường đó.
Thị trường mục tiêu ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức TCVM. Các tổ chức không xác định hoặc xác định sai thị trường mục tiêu sẽ không thành công trong việc thiết kế sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường thông thường sẽ gặp những khó khăn trong việc quản lý hoạt động và khó khăn trong duy trì tổ chức. Vì vậy khi đã lựa chọn được thị trường mục tiêu thì cần phải xem xét liệu có thể tham gia vào thị trường mục tiêu đó được không và những xác định những tác động tới việc cung cấp dịch vụ tài chính trong thị trường đó.
Phương pháp tiếp cận: Bất kỳ một cách tiếp cận nào cũng phải dựa trên cơ sở thị trường mục tiêu và nhu cầu của nó đối với các dịch vụ trung gian tài chính, cũng như các sản phẩm khác, các nhân tố phụ thuộc vào bối cảnh tại quốc gia, cùng mục tiêu và cơ cấu tổ chức của tổ chức TCVM.
Phương pháp tiếp cận của tổ chức ảnh hưởng đến kết quả của dịch vụ mà tổ chức cung cấp. Tuy nhiên khó có thể đánh giá được cách tiếp cận nào sẽ là tốt nhất, và không có một mô hình đơn lẻ nào lại thích hợp cho mọi tổ chức và vì vậy mọi mô hình TCVM đều phải được thiết kế thay đổi sao cho phù hợp với nhu cầu của địa phương và nhu cầu của thực tế.
Sản phẩm và dịch vụ: Các tổ chức TCVM có thể cung cấp cho khách hàng của mình rất nhiều dạng sản phẩm và dịch vụ. Dịch vụ đầu tiên và quan trọng nhất của tổ chức là dịch vụ tài chính, và thông thường các dịch vụ tài chính sẽ cung cấp cho những người nghèo. Loại dịch vụ thứ hai mà một vài tổ
chức TCVM cung cấp là hình thức trung gian xã hội khi làm việc với khách hàng. Thêm vào đó một vài tổ chức TCVM còn cung cấp các dịch vụ phát triển doanh nghiệp như tập huấn về kỹ năng và đào tạo nghiệp vụ kinh doanh cơ bản hoặc các dịch vụ xã hội. Những dịch vụ này sẽ giúp người có thu nhập thấp nâng cao khả năng quản lý trực tiếp hoặc gián tíêp các doanh nghiệp nhỏ.
Việc quyết định cung cấp dịch vụ nào phụ thuộc vào thị trường mục tiêu của tỏ chức, và nhu cầu của thị trường mục tiêu, sự tồn tại của các tổ chức cung cấp dịch vụ khác, sự tính toán chi phí chính xác và tính khả thi của việc chuyển giao các dịch vụ hỗ trợ. Việc quyết định những sản phẩm và dịch vụ nào được cung cấp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức TCVM.
Mối quan hệ giữa các tổ chức tài chính vi mô: Mối quan hệ giữa các tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM sẽ có vai trò trong phối hợp cung cấp các sản phẩm và dịch vụ, chia sẻ các kinh nghiệm về quản lý hoạt động, và có những ảnh hưởng đến các nhà hoạch định chính sách có ảnh hướng đến hoạt động TCVM.
1.5.3 Các yếu tố năng lực tổ chức
Tất cả các tổ chức TCVM cần thiết phải xem lại một cách định kỳ về năng lực của tổ chức và xem xét các yếu tố mà họ cần cải thiện. Đối với các tổ chính thức, điều này đòi hỏi một sự tập trung hơn nữa vào khách hàng thông qua cải thiện sản xuất và phát triển nguồn nhân lực. Các yếu tố năng lực tổ chức bao gồm:
-Kế hoạch kinh doanh: Một tổ chức TCVM có thể chuyển dịch triển vọng kinh doanh của mình thành một bộ kế hoạch hoạt động dựa trên thị trường chi tiết và phân tích về tổ chức, những dự án tài chính và khả năng tài chính.
-Quản trị kinh doanh: Một tổ chức TCVM phải có thể dàn trải đầu tư dựa trên những sản phẩm tín dụng chủ chốt của họ (thông thường là đi vay những nhóm cá thể và tương trợ hoặc cả hai) vào những khu vực khác như tiết kiệm,
có thể cung cấp những dịch vụ mong muốn làm phù hợp sự phát triển của họ. Một tổ chức TCVM cũng có thể định giá những sản phẩm của họ dựa trên chi phí hoạt động, tài chính và nhu cầu về thị trường. Điều này đòi hỏi việc xem xét một cách định kỳ để đảm bảo sự định giá hợp lý.
-Hệ thống thông tin quản lý: Khi những tổ chức TCVM phát triển, một trong những giới hạn lớn nhất của nó thường là hệ thống quản lý thông tin. Điều bắt buộc một tổ chức TCVM phải có đủ hệ thống thông tin quản lý và nhân lực.
-Quản lý tài chính: Sự cải thiện về kế toán và ngân sách thường được đòi hỏi trong việc giám sát về chất lượng của món vay, tiền tài trợ và tăng cường số lượng hoạt động. Những kỹ năng này bao gồm: quản lý rủi ro đầu tư, điều chỉnh báo cáo tài chính với các khoản trợ cấp và lạm phát, hiệu quả về mặt tài chính và sinh lời, quản lý khả năng thanh toán, và quản lý nợ và tài sản.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG TIẾT KIỆM PHỤ NỮ TẠI VIỆT NAM-NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
XÃ YẾN MAO VÀ PHƯỢNG MAO, TỈNH PHÚ THỌ
2.1 Tổng quan về các quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ tại Việt Nam2.1.1 Các tổ chức hỗ trợ hoạt động QTD phụ nữ2.1.1 Các tổ chức hỗ trợ hoạt động QTD phụ nữ 2.1.1 Các tổ chức hỗ trợ hoạt động QTD phụ nữ
Hội liên hiệp phụ nữ việt nam
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (Hội LHPNVN) là tổ chức chính trị - xã hội, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ Việt Nam. Hội là thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, thành viên của Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc tế, thành viên của Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN (Hiệp Hội các nước Đông Nam Á). Hội tham gia tích cực trong các hoạt động vì hoà bình, đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.
Mục đích: Hoạt động vì sự bình đẳng, phát triển của phụ nữ, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ.
Chức năng: Đại diện cho quyền bình đẳng, dân chủ, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ, tham gia quản lý Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng. Đoàn kết, vận động, tổ chức, hướng dẫn phụ nữ thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nhiệm vụ: Động viên, tạo điều kiện để phụ nữ tích cực học tập, nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực về mọi mặt. Tuyên truyền, giáo dục phụ nữ giữ gìn, phát huy giá trị đạo đức, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc và phụ nữ Việt Nam. Xây dựng, củng cố tổ chức Hội; Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội và cán bộ nữ; giới thiệu phụ nữ có đức, có tài tham gia vào các cơ quan lãnh đạo Đảng, Chính quyền, cơ quan dân cử và đoàn thể các cấp, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện
luật pháp, chính sách của Nhà nước có liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ; Tham mưu, đề xuất chính sách với Đảng, Nhà nước nhằm tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện quyền bình đẳng và phát triển. Đoàn kết, hợp tác với phụ nữ các nước, các tổ chức, cá nhân tiến bộ trong khu vực và trên thế giới vì mục tiêu bình đẳng, phát triển và hoà bình.
Từ năm 1991, học tập kinh nghiệm từ các nước Châu Á láng giềng, Hội LHPNVN đã thành lập các “Nhóm phụ nữ tiết kiệm” như là một phương tiện để tạo ra qũy vốn quay vòng tự quản lý tại cấp cộng đồng. Mô hình phối hợp giữa các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế với Hội LHPNVN để thành lập các Quỹ tín dụng tiết kiệm hiện nay khá nhiều. Tính tới tháng 12 năm 2004, có trên 151.464 nhóm phụ nữ tiết kiệm ở 98% số xã trong cả nước với 2.920.219 thành viên. Ngoài ra, các Hội phụ nữ của các tỉnh, huyện, và xã của một số địa phương đã có sự hợp tác với các NGO để thành lập các QTD.
Khi là đối tác với Hội LHPNVN để thực hiện các chương trình tín dụng tiết kiệm sẽ có một số thế mạnh đó là trong quá trình thực hiện có thể không hoặc chỉ cần tuyển thêm một số ít cán bộ quản lý. Các bộ Hội đã quen với địa phương cũng như mối quan hệ với các thành viên nên quản lý dễ dàng. Chương trình dựa theo các hoạt động của Hội LHPNVN mà triển khai đến các thành viên của hội một cách nhanh chóng. Và hệ thống quản lý và báo cáo có thể được vận dụng vào quản lý QTD.
Tuy nhiên, việc phối hợp với Hội LHPNVN cũng có những thách thức đặt ra đó là các cán bộ Hội quen với cách thức quản lý Hội nhưng chưa có được những kỹ năng phù hợp để quản lý tài chính và điều hành QTD hoạt động bền vững. Hội hoạt động theo định hướng chính trị xã hội, tuy nhiên có thể định hướng này sẽ không tương thích với mục tiêu của QTD. Trong quá trình quản lý, định hướng ưu tiên cho nhóm khách hàng hơn là chất lượng món vay và hiệu quả về kinh tế. Và một khó khăn lớn nữa là ở vị trí bán
chuyên trách, cán bộ sẽ không đầu tư hết thời gian cho hoạt động quản lý QTD, từ đó sẽ ảnh hưởng đến giám sát thành viên vay vốn cũng như quản lý tổ chức. Ngoài ra, khi phối hợp thì những quyết định về chiến lược cũng như các hoạt động của QTD đều có sự tham gia quyết định của Hội, điều này có nghĩa là các tổ chức sẽ có rất ít các linh hoạt để cải tiến hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu nhóm khách hàng mục tiêu.
Tổ chức phi chính phủ
Theo sổ tay nghiệp vụ cán bộ làm công tác tổ chức nhà nước của Ban tổ chức-Cán bộ Chính phủ năm 2000 thì tổ chức phi chính phủ (NGO) ở Việt Nam có các dấu hiệu đặc trưng :
-Được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, đăng ký công nhận hoặc thỏa thuận cho phép thành lập;
-Là tổ chức được lập ra theo sự tự nguyện của thể nhân hoặc pháp