Những thành tựu và hạn chế về chất lượng cuộc sốngcủa dân cư Đắk Lắk

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh đắk lắk (Trang 97 - 100)

Sau hơn 30 năm đổi mới đã đem lại nhiều thành tựu có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển KT - XH của nước ta. Chúng ta đã thực hiện thành công chặng đường đầu của công cuộc đổi mới theo tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, kinh tế dần thoát khỏi tình trạng kém phát triển, sức mạnh quốc gia về mọi mặt được tăng cường; độc lập, tự chủ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững; vị thế và uy tín trên trường quốc tế tiếp tục được củng cố và nâng cao; đời sống người dân không ngừng được nâng cao, chỉ số HDI và thứ hạng trên toàn thế giới không ngừng được cải thiện.

Trong sự phát triển chung đó, đời sống văn hoá, vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk cũng gặt hái được nhiều thành quả đáng khích lệ. Thông qua các chỉ số thành phần và một số chỉ tiêu bổ sung của tỉnh Đắk Lắk và các tỉnh có thể nhận thấy: xét về tương quan trong giai đoạn từ 2000 - 2012, chất lượng cuộc sống dân cư của tỉnh Đắk Lắk đã có sự cải thiện rõ rệt qua sự tăng lên của từng chỉ số. Mức thu nhập GDP/người của người dân đã được nâng cao, tỉ lệ đói nghèo đang dần được kiểm soát, các chỉ số về giáo dục và tuổi thọ, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân của tỉnh đã đạt mức rất khả quan, điều kiện sinh hoạt và thoả mãn những nhu cầu cơ bản trong trong cuộc sống hàng ngày của người dân đang được cải thiện một cách rõ rệt. Đây chính là kết quả của sự nỗ lực thực hiện các chiến lược phát triển KT - XH của Đảng và Nhà nước với những bước đi phù hợp với từng giai đoạn và điều kiện thực tế của tỉnh.

Tuy nhiên, vẫn có một sự phân hoá nhất định về chất lượng cuộc sống của dân cư giữa các huyện trong tỉnh tạo nên khoảng cách chênh lệch giàu - nghèo đáng kể giữa các nhóm dân cư mà nguyên nhân chính là do có sự khác biệt về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và KT – XH. Những huyện có chỉ số giáo dục và tuổi thọ cao hơn so với mức trung bình toàn tỉnh (như Tp.Buôn Ma Thuột, Ea Kar, Krông Pắk) đều là những huyện có nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển KT – XH, do đó mức sống của người dân cũng được đảm bảo. Ngược lại các huyện vùng sâu, vùng xa, giao thông

đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, KT – XH chưa có điều kiện phát triển mạnh,… như Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk thường có tỉ lệ đói nghèo khá trầm trọng, các điều kiện sinh hoạt tối thiểu chưa được đáp ứng đầy đủ cho nên mức sống của đại bộ phân dân cư ở những nơi này còn rất thấp.

Vấn đề cấp thiết đặt ra cho tỉnh Đắk Lắk hiện nay là cần phải có những chính sách và giải pháp cụ thể, sát thực tế để từng bước nâng cao các chỉ số một cách đồng đều nhằm giảm bớt sự chênh lệch về trình độ phát triển KT - XH cũng như mức sống của dân cư các tỉnh trong vùng và giữa vùng với cả nước. Muốn làm được điều này không chỉ cần sự hỗ trợ, quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước mà đồng thời phải phát huy tối đa nguồn nội lực hiện có để tạo ra sức bật riêng cho chính mình. Có như vậy mới góp phần vào việc thay đổi diện mạo cho từng huyện nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói chung trong xu thế phát triển bền vững.

Tiểu kết chương 2

Đắk Lắk là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên, các nguồn tài nguyên và tập trung đông dân cư thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng cả về kinh tế - xã hội lẫn nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân các dân tộc. Thành tựu đó được thể hiện ở mức thu nhập bình quân trên đầu người, tỉ lệ người lớn biết chữ, tỉ lệ nhập học tổng hợp, chỉ số tuổi thọ và các điều kiện sống đang dần được cải thiện. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan cũng như sự khác biệt lớn về nguồn lực phát triển mà chất lượng cuộc sống của tỉnh có sự phân hoá giữa các huyện. Chính vì vậy, việc đề ra chính sách hỗ trợ hợp lí đối với vùng sâu, vùng xa đồng bào dân tộc thiểu số nhằm góp phần giảm bớt khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các địa phương trong một tỉnh luôn là chiến lược mà Đảng và Nhà nước quyết tâm thực hiện vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Đây là cơ sở thực trạng để đưa ra mục tiêu, định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đắk Lắk trong chương III của luận văn.

Chương 3. ĐỊNH HƯỚNGVÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH ĐẮK LẮK

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh đắk lắk (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)