Nhóm giải pháp về giáo dục, đào tạo, lao động và việc làm

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh đắk lắk (Trang 119 - 123)

* Về vốn: Nhà nước tiếp tục tăng tỉ lệ ngân sách cho giáo dục - đào tạo. Bảo đảm kinh phí cho giáo dục phổ cập, tập trung đầu tư cho các nhiệm vụ trọng điểm, các chương trình mục tiêu quốc gia, đào tạo nhân lực cho các ngành nghề mũi nhọn, trọng điểm khó huy động từ các nguồn lực xã hội, ưu tiên đầu tư vào vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, huy động nguồn lực của các ngành, các cấp, các tổ chức kinh tế - xã hội và cá nhân để phát triển GD-ĐT.

* Tăng cường cơ sở vật chất cho trường học, thực hiện quy hoạch hệ thống các trường lớp, đảm bảo sự nghiệp giáo dục phát triển theo hướng khoa học, chất lượng và bền vững. Hoàn thiện và nhanh chóng ổn định mạng lưới trường THPT theo hướng chuẩn quốc gia. Mở rộng hệ thống trường công lập, bán công, dân lập, tư thục ở các huyện có số học sinh đông tạo điều kiện cho con em vùng sâu, vùng xa có điều kiện tham gia các cấp học cao hơn, đặc biệt cần củng cố hệ thống các trường tiểu học. Thực hiện mô hình trường trung học kĩ thuật.

Tiến tới thay đổi bàn, ghế ở các trường học cho phù hợp với lứa tuổi và đáp ứng được yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học. Bổ sung phương tiện dạy học.

Chuyển phần lớn các cơ sở đào tạo, dạy nghề công lập và một phần cơ sở giáodục không đảm nhận nhiệm vụ giáo dục phổ cập sang hoạt động cơ chế cung ứng

dịch vụ.

* Xây dựng tốt đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Cần phải có nhận thức rằng, chất lượng đội ngũ giáo viên có ý nghĩa quyết định tới chất lượng GD-ĐT. Trong điều kiện hiện nay, cần coi trọng công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ giáo viên để đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục, chuẩn hoá về trình độ và chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên các cấp. Cần có chế độ chính sách ưu đãi, ưu tiên và tôn vinh nghề dạy học, nhất là đối với giáo viên giỏi, chăm lo giải quyết tốt đời sống cho các giáo viên công tác tại các vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế còn khó khăn. Mở rộng việc đào tạo giáo viên và dạy tiếng Ê đê trong các trường học.

* Công tác đào tạo

Phối hợp chặt chẽ với trường Đại học Tây Nguyên, các viện nghiên cứu của trung ương đóng trong địa bàn tỉnh trong việc đào tạo nguồn lực theo mục tiêu và yêu cầu của tỉnh. Đầu tư để trang bị các phương tiện dạy học hiện đại phù hợp với công nghệ mới ở các trường cao đẳng, công nhân kĩ thuật, trường dạy nghề của tỉnh để tạo và cung cấp nguồn nhân lực thích ứng với nhu cầu.

Đẩy nhanh tốc độ thực hiện dự án “Giáo dục-kĩ thuật dạy nghề” tại trường Đào tạo nghề thanh niên dân tộc để đáp ứng kịp thời nhu cầu học nghề của người lao động và yêu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh ở các thành phần kinh tế. Tạo động lực đẩy nhanh công tác dạy nghề. Tiếp tục đầu tư, mở rộng xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy nghề hiện đại tại các trường Công nhân kĩ thuật cơ điện, Trung tâm dịch vụ việc làm.

Quy mô, loại hình ngành nghề được mở rộng và đa dạng hoá, phù hợp với khả năng của người lao động, tăng cường đào tạo nghề theo hình thức vừa học vừa làm, kèm cặp tại các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp cho một số nghề mà ở các trường, các Trung tâm và cơ sở dạy nghề không đào tạo. Hình thức đào tạo nghề lưu động ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được đẩy mạnh để người lao động ở đây có điều kiện thuận lợi tham gia học nghề.

Ngoài ra, cần thực hiện tốt công tác cử tuyển hàng năm cho học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời xây dựng kế hoạch tiếp nhận và bố trí, sử dụng

hợp lí số học sinh khi tốt nghiệp ra trường.

3.3.3. Nhóm giải pháp về y tế, chăm sóc sức khoẻ, nâng cao tuổi thọ

* Ngày càng hoàn thiện mạng lưới y tế và công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân Thực hiện tốt hơn nữa các chương trình quốc gia trên địa bàn toàn tỉnh: Tiến hành tiêm chủng mở rộng cho trẻ em trong tỉnh, phấn đấu để 100% số trẻ em đều được tiêm đầy đủ 6 loại vắc xin để phòng chống các loại bệnh. Trong ngành y cần đưa ra những phương pháp hữu hiệu để thanh toán các bệnh bại liệt, bệnh phong, bệnh sốt rét, hạn chế tối đa bệnh viêm não, viêm gan siêu vi trùng và ngăn ngừa nguy cơ tái phát các bệnh dễ truyền nhiễm để bảo vệ sức khoẻ cho người lớn và trẻ em.

Quán triệt các chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác y tế. Thực hiện tốt 12 điều y đức trong công tác phục vụ bệnh nhân. Củng cố mạng lưới y học dân tộc từ huyện đến xã, vận động nhân dân trồng và sử dụng thuốc nam.

Tổ chức tốt công tác bảo hiểm y tế, y tế từ thiện; miễn phí cho các đối tượng chính sách, người nghèo.

Tăng cường quản lí nhà nước về hoạt động hành nghề y dược tư nhân. Đẩy mạnh xã hội hoá về y tế, kết hợp đầu tư nhà nước và tư nhân cho phát triển ngành y tế.

Đầu tư trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho công tác khám chữa bệnh với chất lượng cao cho bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện huyện và các trạm y tế xã phường. * Gắn chặt công tác bảo vệ môi trường với công tác bảo vệ sức khoẻ

Công tác bảo vệ môi trường có liên quan chặt chẽ tới việc cải thiện và nâng cao các chỉ tiêu về sức khoẻ. Công tác bảo vệ môi trường của tỉnh trong những năm qua đã có bước cải tiến đáng kể. Tuy nhiên, trong điều kiện mới hiện nay đã và đang phát sinh nhiều vấn đề cần phải khắc phục. Hướng giải quyết trong những năm tới cần tập trung vào một số vấn đề có tính chất trọng điểm sau:

- Làm tốt công tác vệ sinh môi trường, đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả chương trình nước sạch ở nông thôn. Đặc biệt, cần có kế hoạch điều tra và đưa ra các giải pháp khắc phục đối với các nguồn nước ăn bị nhiễm sắt, nhiễm phèn.

- Xử lí nước thải sinh hoạt từ các hộ nông dân và xử lí cục bộ nước thải từ các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm nặng đạt tiêu chuẩn nước thải trước khi thải ra môi trường. Đầu tư xây dựng các công trình môi trường công cộng như

công viên, trồng cây ven đường, nhà vệ sinh công cộng, hệ thống xử lí nước thải, chất thải rắn cho bệnh viện.

- Xử lí, khống chế ô nhiễm không khí bằng cách cương quyết không cho lưu hành những xe gây ô nhiễm nặng, phân luồng xe hợp lí, tránh gây ách tắc giao thông, giảm lượng bụi khói và khí độc hại trong khí thải xe cơ giới, kiểm tra an toàn xe cộ, nâng cấp, nhựa hoá những đoạn đường còn xấu, xây dựng quy chế vệ sinh đối với các loại xe chở vật liệu xây dựng, nguyên vật liệu, đầu tư xe tưới nước, hút bụi, thu gom rác tại các đô thị vào mùa khô.

- Vệ sinh môi trường thành phố, nhất là các khu vực nội thành, khu vực đông dân cư không để các ổ dịch bệnh phát sinh và lây lan. Thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm với thức ăn chưa chế biến và đặc biệt là thức ăn đường phố, thức ăn trong những hộ gia đình có mức chi tiêu thấp. Để thực hiện tốt điều này, tỉnh cần có kế hoạch quản lí thị trường chặt chẽ, sở y tế cần kết hợp với các ban, ngành và chính quyền các huyện tiến hành kiểm tra chất lượng thực phẩm một cách thường xuyên, cần có các biện pháp thích đáng đối với các cơ sở sản xuất không thực hiện đúng theo quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh cam kết an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các quán ăn, nhà hàng, khách sạn và đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nhân dân về vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, xoá bỏ tập tục lạc hậu, nâng cao kiến thức y tế, chữa bệnh và kế hoạch hoá gia đình. Sử dụng nhiều loại hình tuyên truyền, kể cả đài phát thanh, truyền hình và trường học, kết hợp giữa tuyên truyền và giải trí, giữa thông tin đại chúng và truyền hình trực tiếp.

* Đẩy mạnh các hoạt động du lịch sinh thái

Cần đẩy mạnh các hoạt động du lịch sinh thái để tăng cường sức khoẻ người lao động qua các đợt du lịch, nghỉ ngơi hưởng thụ không khí trong lành của thiên nhiên. Khai thác tốt các điểm du lịch trên địa bàn của tỉnh như: khu du lịch sinh thái Buôn Đôn, khu du lịch hồ Lắk, vườn quốc gia Chư Yang Sin...

Ngoài các giải pháp trên, tỉnh Đắk Lắk hàng năm cần dành một tỉ lệ chi ngân sách thoả đáng cho sự nghiệp phát triển ngành y tế, trong đó đặc biệt chú ý đến chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ nhân viên ngành y tế của tỉnh về quyền lợi vật chất cũng như tinh thần.

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh đắk lắk (Trang 119 - 123)