Khái quát chất lượng cuộc sốngdân cư vùng Tây Nguyên

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh đắk lắk (Trang 42)

Tây Nguyên là vùng có vị trí chiến lược phát triển kinh tế, đặc biệt là bảo vệ an ninh quốc phòng của nước ta. Tây Nguyên gồm có 5 tỉnh: Lâm Đồng, Gia Lai, Kom Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, trong đó Kom Tum có biên giới phía tây giáp với cả Lào và Campuchia, Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông có chung đường biên giới với Campuchia và Lâm Đồng không có đường biên giới quốc tế. Đây là địa bàn cư trú của hơn 48 dân tộc thiểu số ở nước ta với phong tục, tập quán đa dạng. Do những khó khăn về điều kiện phát triển nên hiện nay Tây Nguyên là một trong ba vùng nghèo nhất của cả nước, đời sống người dân còn nhiều khó khăn.

1.2.2.1. Về chỉ tiêu kinh tế

GDP và GDP bình quân đầu người

GDP/người của vùng Tây Nguyên là 20,37 triệu đồng/người, thấp hơn mức trung bình của cả nước (28,9 triệu đồng/người). Với chỉ số này Tây Nguyên là vùng có GDP bình quân đầu người thấp, chỉ cao hơn Trung du miền núi phía Bắc (14,6 triệu đồng/người) và Bắc Trung Bộ (14,9 triệu đồng/người). Nếu so với vùng có GDP/người cao nhất là Đông Nam Bộ thì chỉ số này bằng gần 1/3. [27]

Thu nhập bình quân đầu người

Thu nhập bình quân đầu người của vùng Tây Nguyên có xu hướng tăng nhanh và liên tục, trong giai đoạn 2002 – 2012 đã tăng từ 244 ngàn đồng/người/tháng lên 1631

ngàn đồng/người/tháng (gấp 6,7 lần). Như vậy, thu nhập bình quân của vùng thấp hơn mức trung bình của cả nước (2000 ngàn đồng/người/tháng). [23, 27]

Biểu đồ 1.5. Thu nhập bình quân đầu người vùng Tây Nguyên (2002 – 2012) [4, 7]

Thu nhập bình quân đầu người của vùng có sự phân hoá rõ nét theo địa phương. Lâm Đồng là tỉnh có thu nhập bình quân/người/tháng cao nhất (1848,4 ngàn đồng), tiếp đến là Đắk Lắk (1639,2 ngàn đồng), Đắk Nông (1610,8 ngàn đồng), Gia Lai (1563,5 ngàn đồng), thấp nhất là Kom Tum với 1294,4 ngànđồng, sự chênh lệch là kết quả của trình độ phát triển KT - XH khác nhau giữa các địa phương trong vùng.

Tỉ lệ hộ nghèo

Năm 2012, tỉ lệ hộ nghèo của Tây Nguyên là 17,8%, chỉ đứng sau Trung du miền núi phía Bắc (23,8%) [7] và so với vùng có tỉ lệ hộ nghèo thấp nhất nước ta là Đông Nam Bộ thì Tây Nguyên gấp 7,5 lần.

Là vùng khó khăn nên các tỉnh trong vùng Tây Nguyên đều có tỉ lệ hộ nghèo cao hơn mức trung bình của cả nước (11,1%), trong đó cao nhất là Kom Tum (24,6%). Tỉnh có tỉ lệ hộ nghèo thấp nhất vùng là Đắk Lắk (17,3%).

1.2.2.2. Về giáo dục

Tỉ lệ người lớn biết chữ

Tỉ lệ người lớn biết chữ của vùng Tây Nguyên là 92,1%, thấp hơn mức trung bình của cả nước là 94,7% và cao hơn Trung du và miền núi phía Bắc (89,2%). Mặc dù tỉ lệ người lớn biết chữ của vùng đã tăng so với những năm trước nhờ thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học, nhưng do điều kiện đi lại khó khăn, đời sống của các dân tộc

244 390 522 795 1088 1631 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2002 2004 2006 2008 2010 2012 Ngàn đồng

thiểu số còn nghèo, cơ sở vật chất giáo dục còn hạn chế nên tỉ lệ này vẫn ở mức thấp.

Tỉ lệ học sinh/1 giáo viên và tỉ lệ học sinh THPT/tổng số học sinh

Năm 2012, tổng số học sinh của vùng Tây Nguyên đạt 1132421 học sinh chiếm 7,8% tổng số học sinh cả nước. Tổng số giáo viên của vùng là 63533 giáo viên. Do điều kiện khó khăn nên tỉ lệ học sinh THPT/tổng số học sinh của vùng (17 học sinh) thấp hơn mức trung bình của cả nước (18,2 học sinh). Tỉ lệ học sinh/1 giáo viên của vùng 1782,4 học sinh/giáo viên (2012). [7]

Trong những năm qua, vấn đề đào tạo nghề, nâng cao trình độ cho con em các dân tộc trong vùng cũng được chú trọng, với nhiều hình thức đào tạo khác nhau. Do đó, số học sinh, sinh viên các trường chuyên nghiệp/1 vạn dân của vùng đạt 167 học sinh, sinh viên/ 1 vạn dân, thấp hơn mức trung bình cả nước.

Chi tiêu cho giáo dục bình quân trên một học sinh

Là một trong ba vùng nghèo nhất cả nước, tỉ lệ hộ nghèo còn cao nên chi tiêu cho giáo dục bình quân/1 học sinh phổ thông của vùng Tây Nguyên mặc dù đã tăng nhưng còn thấp. Năm 2004 chỉ số này là 680 ngàn đồng/1 học sinh đến năm 2012 tăng lên là 3255,1 ngàn đồng, xếp thứ 3/8 vùng cả nước, chỉ cao hơn Đông Bắc (2710,7 ngàn đồng) và Tây Bắc (1310,9 ngàn đồng). [27]

1.2.2.3. Về y tế, chăm sóc sức khoẻ

Tuổi thọ trung bình của dân cư vùng Tây Nguyên có xu hướng tăng năm 1999 đạt 61,6 tuổi đến năm 2012 đạt 69,4 tuổi. Tuy nhiên tốc độ tăng còn chậm và thấp hơn tuổi thọ trung bình của cả nước 73 tuổi). [27]

Số cơ sở khám chữa bệnh của vùng có xu hướng tăng và ngày càng được hiện đại hoá nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân trong vùng. Năm 2012 toàn vùng có 836 cơ sở khám chữa bệnh, trong đó có 71 bệnh viện, 50 phòng khám, 3 bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng, 708 trạm y tế, phường, xã.

Bảng 1.8. Một số chỉ tiêu y tế vùng Tây Nguyên năm 2012

Chỉ tiêu 2012

Giường bệnh/ 1 vạn dân (giường) 24,3 Bác sĩ/ 1 vạn dân (người) 5,6 Y sĩ, y tá/ 1 vạn dân (người) 15,6

So với mức trung bình của cả nước, các chỉ tiêu về y tế của vùng Tây Nguyên đều thấp hơn cả nước, mức chi tiêu chi y tế bình quân/1 người khám chữa bệnh là 1387,9 ngàn đồng so với cả nước là 1783,2 ngàn đồng. Điều này phản ánh thực trạng cơ sở vật chất cũng như đội ngũ y tế trong vùng khá thấp.

1.2.2.4. Về hưởng thụ phúc lợi

Chỉ tiêu về diện tích nhà ở bình quân và chất lượng nhà ở đều tăng. Năm 2004, diện tích nhà ở bình quân/người vùng Tây Nguyên mới đạt 10,9 m2/người, đến năm 2010 đã tăng lên đạt 15,1 m2/người, năm 2012 là 16,8 m2/người. Với chỉ số này Tây Nguyên đứng thứ 7/8 vùng sau Đồng bằng sông Hồng (20,9 m2/người), Đông Nam Bộ (19,8 m2/người), Duyên hải Nam Trung Bộ (19,8 m2/người), Đông Bắc (19,6 m2/người), Đồng bằng sông Cửu Long (19,2 m2/người), Bắc Trung Bộ (18,4 m2/người). Trong đó, tỉnh có diện tích nhà ở bình quân/người cao nhất là tỉnh Lâm Đồng với 19 m2/người, thấp nhất là Kom Tum với 14,5 m2/người do đây là tỉnh nghèo nhất vùng, điều kiện xây dựng, nâng cấp nhà ở của người dân còn hạn chế. [27]

Mặc dù mức sống của người dân còn thấp, nhưng do tập quán sống, mức sống của người dân được nâng cao nên tỉ lệ số hộ có nhà kiên cố ở Tây Nguyên năm 2012 đạt 18,2%, thấp hơn mức trung bình của cả nước (49,6%), đứng thứ 6/8 vùng của cả nước, chỉ cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long (9,7% ) và Đông Nam Bộ (17,6%). Trong đó, tỉnh có tỉ lệ nhà ở kiên cố cao nhất trong vùng là Kom Tum (26,7%), Đắk Lắk (24,8%), thấp nhất là Lâm Đồng (10%).

Với những nỗ lực nhà nước và ngành điện những năm qua, đưa điện lưới đến tận các xã vùng sâu, vùng xa, nhằm góp phần nâng cao đời sống tinh thần, cải thiện đời sống, khả năng phát triển kinh tế cho người dân nên tỉ lệ số hộ sử dụng điện lưới của vùng có xu hướng tăng. Năm 2002, tỉ lệ số hộ sử dụng điện lưới vùng Tây Nguyên là 70,2%, đến năm 2012 đã đạt 97,5%, tuy nhiên vẫn ở mức thấp so với cả nước (97,6%) và chỉ đứng 4/8 vùng chỉ sau Đồng bằng sông Hồng (99,9%), Đông Nam Bộ (99,2%), Duyên hải Nam Trung Bộ (98,5%) và Đồng bằng sông Cửu Long (97,8%). Số hộ sử dụng điện lưới cao nhất Kom Tum (99,8%), thấp nhất Đắk Lắk (95%). [27]

Tỉ lệ số hộ được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh trong vùng năm 2012 đạt 91,9%, trong đó chỉ có 13,3% số hộ sử dụng nước máy, chủ yếu là các hộ dân cư ở

thành thị. Với tỉ lệ này thì vùng Tây Nguyên cao hơn mức trung bình của cả nước (90,9%) và đứng thứ 4/8 vùng của nước ta.

Bảng 1.9. Một số chỉ tiêu chất lượng cuộc sống dân cư vùng Tây Nguyên

Các chỉ số Năm 2012 Thứ hạng so với 8 vùng trong cả nước

GDP/người (triệu đồng) 20,37 6 Thu nhập bình quân/người/tháng (ngàn đồng) 1631 6 Tỉ lệ người lớn biết chữ (%) 92,1 6 Tuổi thọ trung bình (tuổi) 69,4 8 Tỉ lệ hộ nghèo (%) 18,6 6 Học sinh THPT/tổng số học sinh (HS) 17 3 Chỉ tiêu giáo dục/1 HSPT (ngàn đồng) 3255,1 3 Tỉ lệ số hộ có nhà ở kiên cố (%) 16,6 6 Tỉ lệ số hộ dùng điện lưới (%) 70,2 4 Tỉ lệ số hộ dùng nguồn nước hợp vệ sinh (%) 91,9 4 Tỉ lệ số hộ dùng nhà vệ sinh tự hoại và bán tự

hoại (%) 48,4 5/8

Tiểu kết chương 1

Việt Nam là nước đang phát triển, trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn thấp, nhưng do nhận thức được vai trò quan trọng của việc đảm bảo chất lượng cuộc sống dân cư đối với sự phát triển xã hội, nên Đảng, nhà nước và các cấp chính quyền đã có những nỗ lực quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Nhờ đó, các chỉ số phản ánh chất lượng cuộc sống dân cư của nước ta ngày càng tăng. Nước ta được xác định là một trong những quốc gia đạt được chất lượng cuộc sống dân cư ở mức trung bình trong nhóm các nước đang phát triển, đi đầu trong việc xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên chất lượng cuộc sống có sự phân hoá sâu sắc giữa các vùng miền trong cả nước, giữa thành thị và nông thôn, giữa các dân tộc.

Chất lượng cuộc sống là một khái niệm rộng và phức tạp, vì vậy đã có nhiều quan niệm khác nhau về nội dung cũng như các chỉ tiêu đặt ra để đo chất lượng cuộc sống tuỳ theo quan niệm văn hoá xã hội và truyền thống của mỗi quốc gia, dân tộc, mỗi cộng đồng, gia đình và tính cá nhân trong từng giai đoạn phát triển của xã hội. Song dù ở cách nhìn nào thì khái niệm chất lượng cuộc sống khi được đưa vào xem xét bao giờ cũng phải đề cập tới một số chỉ tiêu chủ yếu như: mức sống, thu nhập, điều

kiện về y tế, giáo dục và các phúc lợi xã hội khác... Sau này, tổ chức UNDP của Liên Hợp Quốc đã xây dựng nên chỉ số phát triển con người (HDI) nhằm xác định mức độ về chất lượng cuộc sống ở từng quốc gia với ba nhóm chỉ tiêu cơ bản bao gồm: GDP/người, tuổi thọ trung bình và giáo dục nhằm đánh giá một cách khái quát nhất chất lượng cuộc sống của từng quốc gia và từng khu vực trên thế giới. Dựa vào các nhóm chỉ tiêu cơ bản đó, mặc dù vẫn nằm trong nhóm nước có mức thu nhập thấp, song Việt Nam hiện nay đã được xác định là một trong những quốc gia đã đạt được chất lượng cuộc sống dân cư ở mức trung bình trong nhóm các nước đang phát triển.

Đắk Lắk là tỉnh có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là đảm bảo an ninh quốc phòng. Tuy nhiên đây là tỉnh còn tồn tại nhiều khó khăn, chất lượng cuộc sống của người dân còn thấp do những hạn chế về tự nhiên và trình độ phát triển. Vì vậy, đòi hỏi nhà nước cần có nhiều chính sách ưu tiên hơn nữa đối với sự phát triển của vùng về mọi mặt.

Đây là cơ sở lí luận để tác giả nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đắk Lắk trong chương II của luận văn này.

Chương 2. THỰC TRẠNG CHẤTLƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH ĐẮK LẮK

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đắk Lắk 2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpốk và một phần của sông Ba, nằm trong khoảng toạ độ địa lí từ 107o28'57" đến 108o59'37" độ kinh Đông và từ 12o9'45" đến 13o25'06" độ vĩ Bắc, độ cao trung bình 400 – 800 mét so với mực nước biển, cách Hà Nội 1410 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km. Diện tích tự nhiên là 13 125,37 km2

; dân số (2012) đạt 1 796 666 người. Toàn tỉnh hiện có 15 đơn vị hành chính gồm: thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm tỉnh lị; thị xã Buôn Hồ và 13 huyện.

- Phía bắc giáp tỉnh Gia Lai

- Phía đông giáp Phú Yên và Khánh Hoà - Phía nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông - Phía tây giáp Campuchia.

Đắk Lắk có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng nối liền với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Có quốc lộ 14 chạy xuyên dọc tỉnh, nối Đắk Lắk với Gia Lai (phía Bắc) và với Đắk Nông (phía Nam); quốc lộ 26 nối tỉnh với TP. Nha Trang (Khánh Hoà) và quốc lộ 27 đi Tp. Đà Lạt (Lâm Đồng) là hai trung tâm du lịch lớn của cả nước; có sân bay Buôn Ma Thuột đủ khả năng phục vụ các chuyến bay trong nước và khu vực ASEAN; trong tương lai có tuyến đường sắt Đắk Lắk - Phú Yên. Những mạng giao thông liên vùng đó là điều kiện cho Đắk Lắk mở rộng giao lưu với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung, miền Đông Nam Bộ và cả nước, tăng cường khả năng liên kết, hợp tác giữa Đắk Lắk với các tỉnh về mở rộng thị trường và hợp tác kinh tế.

Đắk Lắk có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng của khu vực Tây Nguyên và có thể mở rộng giao lưu với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các tỉnh Duyên hải miền Trung, hơn nữa Đắk Lắk là tỉnh nằm trong vùng tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia, với đường biên giới chung với Vương quốc Campuchia dài 70km và cửa khẩu Đắk Ruê nên Đắk Lắk

có vị trí chiến lược quan trọng của cả nước về chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái, có khả năng mở rộng giao lưu liên kết phát triển kinh tế - xã hội và hợp tác quốc tế trong khu vực.

Bảng 2.1: Đơn vị hành chính, dân số và mật độ dân số tỉnh Đắk Lắk năm 2012 Đơn vị

hành chính

Diện tích

(km2)

Dân số

( người) Mật độ dân số (người/km2) Số các đơn vị hành chính

Thị trấn Xã Phường

Toàn tỉnh 13125,37 1796 666 136,9 12 152 20

TP Buôn Ma Thuột 377,18 339879 901,11 - 8 13

Huyện Ea H’leo 1335,12 125123 93,72 1 11 -

Huyện Ea Súp 1765,63 62497 35,40 1 9 -

Huyện Krông Năng 614,79 121410 197,48 1 11 -

Huyện Krông Búk 357,82 59892 167,38 - 7 -

Huyện Buôn Đôn 1410,40 62300 44,17 - 7 -

Huyện Cư M’gar 824,43 168084 203,88 2 15 -

Huyện Ea Kar 1037,47 146810 141,51 2 14 -

Huyện M’Đrắk 1336,28 69014 51,65 1 12 -

Huyện Krông Pắk 625,81 203113 324,56 1 15 -

Huyện Krông Bông 1257,49 90126 71,67 1 13 -

Huyện Krông Ana 356,09 84043 236,02 1 7 -

Huyện Lắk 1256,04 62572 49,82 1 10 -

Huyện Cư Kuin 288,30 101854 353,29 - 8 -

TX. Buôn Hồ 282,52 99 949 353,78 - 5 7

Nguồn:[7]

2.1.2. Trình độ phát triển kinh tế

Hơn 20 năm qua, nhờ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế tỉnh Đắk Lắk đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, phát huy tốt hơn những lợi thế và nội lực của mình. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế diễn ra khá nhanh. Quy mô GDP của Đắk Lắk tăng liên tục từ 4030 tỉ đồng năm 2000 lên 11983 tỉ đồng năm 2004 và đạt 88873 tỉ đồng năm 2012, tăng 22 lần trong vòng 12 năm.

Bảng 2.2: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh Đắk Lắk

Năm Giá trị 2000 2004 2008 2012 (Tỉ đồng) Tỉ trọng (%) Giá trị (Tỉ đồng) Tỉ trọng (%) Giá trị (Tỉ đồng) Tỉ trọng (%) Giá trị (Tỉ đồng) Tỉ trọng (%) Tổng GDP 4030 100 6765 100 20112 100 44694 100 Nông – lâm – ngư nghiệp 2384 62,0 3824 56,53 12.356 61,44 22600 44,0 Công nghiệp – xây dựng 559 15,9 1149 16,98 2964 14,74 7302 16,2 Dịch vụ 1086 22,1 1792 26,49 4792 23,83 14790 39,8 Nguồn:[4, 7]

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu kinh tế theo ngành tỉnh Đắk Lắk năm 2000 và 2012 (%) [4, 7]

Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã và đang có những bước chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tiến bộ. Nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhưng ngày càng có xu hướng giảm mạnh, trong khi công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tuy chiếm tỉ lệ không cao nhưng lại có xu hướng tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên sự chuyển dịch này còn chưa thực sự vững

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh đắk lắk (Trang 42)