Nhóm giải pháp về phúc lợi

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh đắk lắk (Trang 123 - 125)

Để nâng cao CLCS của dân cư tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới, ngoài 3 nhóm giải pháp trên tỉnh cần quan tâm và thực hiện các giải pháp sau:

Về điều kiện sinh hoạt

Bên cạnh việc tăng đầu tư ngân sách tỉnh cho đầu tư xây dựng lưới điện cần tranh thủ thu hút mọi nguồn vốn để phát triển, mở rộng mạng lưới điện đến các địa bàn nông thôn. Cung cấp điện cho các vùng vùng dân tộc và miền núi cao bằng nguồn tài trợ của trung ương và các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế cho vay với sự ưu đãi về thời gian hoàn trả với lãi suất thấp. Kết hợp Nhà nước và nhân dân cùng làm, khuyến khích các thành phần kinh tế xây dựng lưới điện hạ thế, kinh doanh cung cấp điện cho các hộ sản xuất và các hộ dân cư. Thực hiện chủ trương ứng vốn cho các hộ sử dụng điện, hoặc được trả chậm đối với các hộ nghèo. Thực hiện giá khuyến khích cho các hộ nông dân về lắp đặt và sử dụng điện.

Tăng cường cung cấp nước sạch phục vụ các ngành sản xuất, dịch vụ và cho sinh hoạt của dân cư, đồng thời đảm bảo cấp nước sạch cho nông thôn, cho sản xuất nông lâm nghiệp, chú trọng đến vùng sâu, vùng xa. Nâng cao chất lượng phục vụ sinh hoạt dân cư đô thị và nông thôn theo tiêu chuẩn quy định. Tranh thủ thu hút nguồn vốn đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước, nhà máy nước, trạm cấp nước, cho thu tiền sử dụng nước của các hộ. Thực hiện đóng góp ứng tiền trước của các hộ sử dụng công trình nước hoặc trả chậm đối với các hộ nghèo.

Văn hoá thông tin

Coi trọng việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc và văn hoá đặc trưng Tây Nguyên. Hướng các lễ nghi văn hoá dân tộc vào những hoạt động lành mạnh phục vụ làm phong phú thêm nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân. Hình thành con người mới xuất phát từ cội nguồn và truyền thống dân tộc.

Đẩy mạnh cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” kết hợp với các ngành để cuộc vận động có nhiều hình thức phong phú, nội dung thiết thực. Thông qua việc xây dựng các tiêu chuẩn về gia đình văn hoá, thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng, các hương ước, quy ước buôn làng văn hoá để giảm dần các tệ nạn xã hội, chống các hủ tục mê tín dị đoan. Phấn đấu đến năm 2010 có 100% có

các cơ sở trong xã, phường trong toàn tỉnh đạt tiêu chuẩn về gia đình, thôn, buôn, khối phố, đơn vị văn hoá.

Tổ chức tốt các hoạt động điện ảnh, chiếu phim phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến và các đồn biên phòng. Tăng cường công tác phát hành báo, văn hoá phẩm. Nâng cấp các trung tâm văn hoá thông tin, khu vui chơi giải trí. Đẩy mạnh các hoạt động bảo tồn, bảo tàng nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Tổ chức tốt việc khai thác và sưu tầm vốn văn hoá vật thể và phi vật thể tại địa phương.

Ổn định mức tăng dân số hợp lí, tiếp tục thực hiện xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống và giải quyết việc làm cho người lao động

Thực hiện tốt chính sách dân số (chính sách kế hoạch hoá gia đình, chính sách di - nhập dân) nhằm kiểm soát sự phát triển dân số và nâng cao chất lượng dân số phù hợp với những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống nhân dân. Giảm tỉ lệ sinh đến năm 2010 tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,5%, hạn chế tối đa dân di cư tự do đến tỉnh.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác xoá đói giảm nghèo, tạo các cơ hội về sản xuất cho người lao động để tự lực vượt nghèo thông qua các chính sách trợ giúp về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đất đai, tín dụng, kĩ thuật, phát triển ngành nghề mới, tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm. Hướng dẫn dẫn cho nông dân sản xuất các mặt hàng nông sản theo xu hướng phát triển của thị trường. Mặt khác, thực hiện chính sách trợ giúp về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh và thực hiện các chính sách xã hội khác để cải thiện đời sống nhân dân.

Thực hiện tốt chính sách dân tộc và các chính sách xã hội khác, bảo đảm công bằng xã hội

Thực hiện tốt chính sách dân tộc và các chính sách xã hội khác, bảo đảm công bằng xã hội. Tăng cường công tác chỉ đạo và tập trung triển khai kiên quyết, đồng bộ, có hiệu quả các chương trình kinh tế - xã hội, ưu tiên thực hiện tại các vùng khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình 132, 134 của Thủ tướng Chính phủ nhằm giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sạch cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, gia đình chính sách có hoàn

cảnh khó khăn. Cần tiếp tục có những chính sách hỗ trợ thoả đáng qua chương trình xoá đói giảm nghèo, cho vay tín dụng với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ giống sản xuất, chăn nuôi, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống, tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ đa dạng đến tận thôn, buôn. Tăng cường các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao công nghệ sản xuất để từng bước nâng cao nhận thức và trình độ sản xuất cho đồng bào. Quan tâm đào tạo và bố trí sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số đạt 15% trong tổng biên chế. Tổ chức tốt việc giáo dục và nuôi dưỡng học sinh dân tộc tại các trường nội trú, trường dạy nghề. Đồng thời, huy động sự giúp đỡ của cộng đồng đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ bằng nhiều hình thức thích hợp để có được những điều kiện sống thiết yếu, nâng cao dần mức hưởng thụ văn hoá tinh thần và vật chất cho đồng bào ở các vùng khó khăn.

Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, toàn dân chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của các gia đình có công với nước, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Tiếp tục nhân rộng phong trào “Tương thân, tương ái”, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng nhằm giảm dần sự cách biệt về mức sống giữa các cộng đồng, tầng lớp dân cư.

Tóm lại, để nâng cao CLCS của dân cư tỉnh Đắk Lắk cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, nhưng giải pháp mang tính cấp bách nhất là tiếp tục tăng cường công tác xoá đói giảm nghèo, tạo cơ hội thuận lợi để các hộ nghèo, vùng khó khăn phát triển kinh tế. Những chính sách có lợi cho người nghèo được khái quát như sơ đồ sau:

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh đắk lắk (Trang 123 - 125)