Đánh giá tổng hợp chất lượng cuộc sốngdân cư tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh đắk lắk (Trang 93)

2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh Đắk Lắk

Để đánh giá một cách tổng hợp chất lượng cuộc sống của người dân tỉnh Đắk Lắk, chúng tôi đã dựa trên qua điểm nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu để sử dụng các tiêu chí của HDI làm cơ sở lựa chọn. Căn cứ vào tình hình thực tế sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các số liệu thu thập được, chúng tôi sử dụng các tiêu chí sau trong việc đánh giá tổng hợp chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh Đắk Lắk.

- Thu nhập bình quân đầu người. - Tỉ lệ hộ đói nghèo.

- Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ. - Số HS THPT/số học sinh.

- Số CBYT/1 vạndân. - Tỉ lệ hộ có nhà ở kiên cố. - Tỉ lệ hộ dùng nước sạch.

- Tỉ lệ hộ được sử dụng điện.

Với các tiêu chí được lựa chọn để đánh giá tổng hợp chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh Đắk Lắk như trên, có thể xác định được các mức (bậc) cho từng tiêu chí. Có thể chia mỗi tiêu chí thành 4 mức: cao, tương đối cao, trung bình và thấp. Mặt khác, để có cách nhìn toàn diện khi đánh giá chất lượng cuộc sống đối với các huyện trong tỉnh, chúng tôi đã áp dụng phương pháp đánh giá thang điểm đối với từng tiêu chí.

Mức (bậc) và điểm cho các tiêu chí được xác định cụ thể:

Bảng 2.21. Các tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống của dân cư

Tiêu chí Mức Chỉ tiêu Điểm

Thu nhập bình quân đầu người/năm (triệu đồng/năm)

Cao >20,0 4 Tương đối cao 10,0 – < 20,0 3 Trung bình 5,0 – < 10,0 2 Thấp <5,0 1 Tỉ lệ hộ đói nghèo

Cao >20% 1 Tương đối cao 10 - < 20% 2 Trung bình 5 - <10% 3 Thấp <5,0% 4 Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ (%)

Cao >95 4 Tương đối cao 80 - <95 3 Trung bình 70 - <80 2 Thấp <70 1 Số HS THPT/số học sinh

Cao > 25% 4 Tương đối cao 20 - <25% 3 Trung bình 15 - < 20% 2 Thấp < 15% 1 Số CBYT/1 vạn dân

Cao > 45 4 Tương đối cao 30 - <45 3 Trung bình 20 - <30 2 Thấp <20 1 Tỉ lệ hộ có nhà ở kiên cố

Cao >50 4 Tương đối cao 25 – 50 3 Trung bình 15 – <25 2 Thấp <15 1 Tỉ lệ hộ dùng nước sạch

Cao > 95% 4 Tương đối cao 90 - <95% 3 Trung bình 70 – < 90% 2 Thấp < 70% 1 Tỉ lệ hộ được sử dụng điện

Cao > 95% 4 Tương đối cao 90 – <95% 3 Trung bình 70 – < 90% 2 Thấp < 70% 1

2.3.2. Đánh giá tổng hợp chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đắk Lắk

Căn cứ từng mức trong mỗi tiêu chí đạt được phân theo các huyện, thành phố, chúng tôi xác định được sự đánh giá tổng hợp về chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh Đắk Lắk năm 2012 như sau:

Bảng 2.22. Bảng đánh giá tổng hợp chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh Đắk Lắk

Huyện, thành phố Thu nhập bình quân đầu người/ tháng Tỉ lệ hộ nghèo Số bác sĩ và giường bệnh/1 vạn dân Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ Tỉ lệ HS THPT/ tổng số HS Tỉ lệ hộ có nhà ở kiên cố Tỉ lệ hộ được dùng điện lưới Tỉ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh Tổng cộng (điểm) TP. Buôn Ma Thuột 4 2 4 4 4 4 4 4 30 Huyện Ea H’leo 2 3 1 2 2 2 2 2 18 Huyện Ea Súp 1 4 2 1 1 1 1 1 12

Huyện Krông Năng 2 3 2 3 2 2 2 2 18

Huyện Krông Búk 2 2 2 2 2 3 2 3 18

Huyện Buôn Đôn 1 4 2 2 2 2 2 1 14

Huyện Cư M'gar 2 2 1 3 2 3 2 3 18

Huyện Ea Kar 3 3 1 3 3 3 3 3 22

Huyện M’Đrắk 2 3 2 2 2 2 2 1 16

Huyện Krông Pắk 3 3 1 3 3 3 3 3 22

Huyện Krông Bông 2 3 2 2 3 2 2 2 18

Huyện Krông Ana 2 3 1 2 2 2 2 2 14

Huyện Lăk 1 4 2 2 1 1 1 1 13

Huyện Cư Kuin 1 2 2 2 2 2 2 1 14

Thị xã Buôn Hồ 3 2 2 2 2 2 2 3 18

Toàn tỉnh 2 3 2 3 2 3 2 4 21

Dựa vào kết quả ở bảng tổng hợp trên, phân loại chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đắk Lắk năm 2012 theo các nhóm điểm tổng cộng từ trên xuống thấp có sự phân hoá như sau:

Nhóm có chất lượng cuộc sống dân cư cao (>30 điểm), có thành phố Buôn Ma Thuột. Đây là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá của tỉnh, có nhiều thế mạnh để phát triển về kinh tế nên có số hộ đói nghèo thấp nhất cả tỉnh. Đồng thời, do nền kinh tế ở đây phát triển nên người dân có điều kiện để nâng cao trình độ dân trí, chăm sóc sức khoẻ và nâng cao đời sống tinh thần.

Nhóm có chất lượng cuộc sống dân cư tương đối cao (20 - 30 điểm), gồm có các huyện: Krông Pắk, Ea Kar. Đây là các huyện nằm ở vị trí trung tâm của các khu vực và nằm trên các tuyến đường quốc lộ nên thuận lợi để mở rộng các mối quan hệ giao lưu phát triển kinh tế. Các huyện này hình thành sớm nên có hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng

tương đối vững mạnh hơn so với các huyện khác. Tỉ lệ hộ đói nghèo ở mức trung bình, tỉ lệ hộ được sử dụng điện, tỉ lệ hộ dùng nước sạch tương đối cao.

Nhóm có chất lượng cuộc sống dân cư trung bình (10 - < 20 điểm), gồm có các huyện: Ea H’leo, Krông Năng, Cư M’gar, M’Đrắk, Krông Ana, Krông Bông, Krông Búk. Các huyện này đều có tỉ lệ hộ đói nghèo ở mức trung bình và khá cao, các tiêu chí khác đều ở mức trung bình. Nền kinh tế ở đây chủ yếu phát triển nông nghiệp.

Nhóm có chất lượng cuộc sống dân cư thấp (< 10 điểm), gồm có các huyện: Buôn Đôn, Ea Súp, Lắk. Đây là các huyện nằm ở gần vùng biên giới, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ lớn, phương thức sản xuất lạc hậu. Huyện Buôn Đôn và huyện Ea Súp có điều kiện tự nhiên không thuận lợi để phát triển kinh tế, là nơi có khí hậu khô nóng nhất của tỉnh. Huyện Buôn Đôn và huyện Lắk có nhiều tiềm năng về du lịch nhưng do cơ sở vật chất còn hạn chế nên chưa thu hút được nhiều số lượt khách du lịch. Tỉ lệ hộ đói nghèo của các huyện cao, các tiêu chí khác ở mức thấp.

Như vậy, qua sự đánh giá tổng hợp về chất lượng cuộc sốngcủa dân cư tỉnh Đắk Lắk ta thấy có sự phân hoá sâu sắc giữa các huyện, thành phố. Song qua phỏng vấn cán bộ xã và người dân của các huyện đều cho thấy hầu hết đời sống của các gia đình đều có xu hướng nâng lên. Nguyên nhân là do ngành nghề chính được cải thiện và có thêm những nghề phụ. Bên cạnh đó, giá cả trên thị trường (đặc biệt là cà phê, cao su...) trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên cũng góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Kết luận: Qua phân tích các tiêu chí phản ánh chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh Đắk Lắk những năm gần đây cho thấy :

- Chất lượng cuộc sống dân cư đã có sự cải thiện rõ rệt so với những năm trước, thu nhập bình quân đầu người tăng lên đáng kể, điều kiện sinh hoạt của người dân cũng được cải thiện. Tuy nhiên, chỉ số giáo dục của tỉnh vẫn còn thấp, số học sinh THPT/ số học sinh chưa cao, thấp hơn so với bình quân chung của toàn quốc.

- Chất lượng cuộc sống của dân cư trong tỉnh có sự phân hoá sâu sắc, nhất là tỉ lệ hộ đói nghèo, giáo dục, y tế. Sự phân hoá không chỉ diễn ra ở các nhóm thu nhập mà còn diễn ra ở các khu vực, vùng miền trong tỉnh.

- Bảng đánh giá tổng hợp cho thấy thành phố Buôn Ma Thuột và các huyện lân cận có chất lượng cuộc sống cao hơn, các huyện vùng sâu, vùng xa và vùng sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số có chất lượng cuộc sống thấp hơn. Điều đó chứng tỏ rằng chất

lượng cuộc sống của dân cư phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng địa bàn trong tỉnh.

2.4. Những thành tựu và hạn chế về chất lượng cuộc sống của dân cư Đắk Lắk

Sau hơn 30 năm đổi mới đã đem lại nhiều thành tựu có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển KT - XH của nước ta. Chúng ta đã thực hiện thành công chặng đường đầu của công cuộc đổi mới theo tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, kinh tế dần thoát khỏi tình trạng kém phát triển, sức mạnh quốc gia về mọi mặt được tăng cường; độc lập, tự chủ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững; vị thế và uy tín trên trường quốc tế tiếp tục được củng cố và nâng cao; đời sống người dân không ngừng được nâng cao, chỉ số HDI và thứ hạng trên toàn thế giới không ngừng được cải thiện.

Trong sự phát triển chung đó, đời sống văn hoá, vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk cũng gặt hái được nhiều thành quả đáng khích lệ. Thông qua các chỉ số thành phần và một số chỉ tiêu bổ sung của tỉnh Đắk Lắk và các tỉnh có thể nhận thấy: xét về tương quan trong giai đoạn từ 2000 - 2012, chất lượng cuộc sống dân cư của tỉnh Đắk Lắk đã có sự cải thiện rõ rệt qua sự tăng lên của từng chỉ số. Mức thu nhập GDP/người của người dân đã được nâng cao, tỉ lệ đói nghèo đang dần được kiểm soát, các chỉ số về giáo dục và tuổi thọ, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân của tỉnh đã đạt mức rất khả quan, điều kiện sinh hoạt và thoả mãn những nhu cầu cơ bản trong trong cuộc sống hàng ngày của người dân đang được cải thiện một cách rõ rệt. Đây chính là kết quả của sự nỗ lực thực hiện các chiến lược phát triển KT - XH của Đảng và Nhà nước với những bước đi phù hợp với từng giai đoạn và điều kiện thực tế của tỉnh.

Tuy nhiên, vẫn có một sự phân hoá nhất định về chất lượng cuộc sống của dân cư giữa các huyện trong tỉnh tạo nên khoảng cách chênh lệch giàu - nghèo đáng kể giữa các nhóm dân cư mà nguyên nhân chính là do có sự khác biệt về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và KT – XH. Những huyện có chỉ số giáo dục và tuổi thọ cao hơn so với mức trung bình toàn tỉnh (như Tp.Buôn Ma Thuột, Ea Kar, Krông Pắk) đều là những huyện có nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển KT – XH, do đó mức sống của người dân cũng được đảm bảo. Ngược lại các huyện vùng sâu, vùng xa, giao thông

đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, KT – XH chưa có điều kiện phát triển mạnh,… như Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk thường có tỉ lệ đói nghèo khá trầm trọng, các điều kiện sinh hoạt tối thiểu chưa được đáp ứng đầy đủ cho nên mức sống của đại bộ phân dân cư ở những nơi này còn rất thấp.

Vấn đề cấp thiết đặt ra cho tỉnh Đắk Lắk hiện nay là cần phải có những chính sách và giải pháp cụ thể, sát thực tế để từng bước nâng cao các chỉ số một cách đồng đều nhằm giảm bớt sự chênh lệch về trình độ phát triển KT - XH cũng như mức sống của dân cư các tỉnh trong vùng và giữa vùng với cả nước. Muốn làm được điều này không chỉ cần sự hỗ trợ, quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước mà đồng thời phải phát huy tối đa nguồn nội lực hiện có để tạo ra sức bật riêng cho chính mình. Có như vậy mới góp phần vào việc thay đổi diện mạo cho từng huyện nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói chung trong xu thế phát triển bền vững.

Tiểu kết chương 2

Đắk Lắk là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên, các nguồn tài nguyên và tập trung đông dân cư thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng cả về kinh tế - xã hội lẫn nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân các dân tộc. Thành tựu đó được thể hiện ở mức thu nhập bình quân trên đầu người, tỉ lệ người lớn biết chữ, tỉ lệ nhập học tổng hợp, chỉ số tuổi thọ và các điều kiện sống đang dần được cải thiện. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan cũng như sự khác biệt lớn về nguồn lực phát triển mà chất lượng cuộc sống của tỉnh có sự phân hoá giữa các huyện. Chính vì vậy, việc đề ra chính sách hỗ trợ hợp lí đối với vùng sâu, vùng xa đồng bào dân tộc thiểu số nhằm góp phần giảm bớt khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các địa phương trong một tỉnh luôn là chiến lược mà Đảng và Nhà nước quyết tâm thực hiện vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Đây là cơ sở thực trạng để đưa ra mục tiêu, định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đắk Lắk trong chương III của luận văn.

Chương 3. ĐỊNH HƯỚNGVÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH ĐẮK LẮK

3.1. Căn cứ xây dựng

Các quốc gia đã có sự hợp tác, hỗ trợ nhau trong quá trình phát triển, chuyển từ đối đầu sang đối thoại đã tác động mạnh đến nền kinh tế toàn cầu. Những tiến bộ trong y tế và giáo dục góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên thế giới.

Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn trải nghiệm những thách thức quan trọng nhất của cơ chế thị trường và toàn cầu hoá. Các cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài đã tác động trực tiếp đến kinh tế Việt Nam, giá cả các mặt hàng tăng vọt đang đe doạ đến tình hình an ninh lương thực và an ninh chính trị. Số vốn đầu tư vào Việt Nam có xu hướng giảm mạnh so với trước đây.

Biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến toàn bộ thế giới, trong đó Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia chịu tác động mạnh nhất. Sự diễn biến thất thường của thời tiết và khí hậu đã ảnh hưởng đến năng suất cũng như mùa màng trong nông nghiệp, ô nhiễm môi trường và bệnh tật.

Muốn nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh Đắk Lắk cần phải có những giải pháp đúng đắn để thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh, đồng thời phải đặt trong bối cảnh chung của vùng Tây Nguyên và cả nước. Những giải pháp phải được xây dựng trên cơ sở:

Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến CLCS dân cư

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cho thị trường xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của Đắk Lắk ngày càng mở rộng hơn về quy mô, phong phú về chủng loại, nhạy cảm hơn về giá cả. Từ nay đến năm 2020, do tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường sẽ có những thay đổi vô cùng to lớn, tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển. Các xu hướng trên có tác động thuận lợi cho Đắk Lắk, việc thị trường ngày càng mở rộng tạo cho môi trường thu hút đầu tư của Đắk Lắk thuận lợi hơn, cho phép mở rộng thêm quy mô sản xuất, phát triển thêm nhiều sản phẩm mới, tăng thêm xuất khẩu...

Các nước Đông Nam Á đang thực hiện chiến lược phát triển một cách vững chắc và cạnh tranh, phát triển trong xu hướng hợp tác đa dạng. Tam giác phát triển Việt

Nam, Lào và Campuchia có vị trí chiến lược đối với cả 3 nước về chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để ba nước mở rộng giao lưu liên kết phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, khu vực miền Trung và Tây Nguyên đang giành được sự chú ý đặc biệt của Nhật Bản và một số nước châu Âu. Các dự án hỗ trợ nông thôn, thuỷ lợi, xoá đói giảm nghèo góp phần tạo điều kiện phát

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh đắk lắk (Trang 93)