- Khuyến khích đầu tư phát triển mạnh các ngành công nghiệp, làng nghề và TTCN, tạo thêm nhiều việc làm ở khu vực nông thôn để đến năm 2015 khoảng 156,7 ngàn người, năm 2020 khoảng 223,7 ngàn người tham gia trong ngành công nghiệp - xây dựng. Tỉ trọng lao động công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế quốc dân tăng dần từ 7,3% năm 2005 lên 10,12% năm 2010 và lên 19% năm 2020.
- Chuyển đổi cơ cấu sử dụng lao động ngay trong khu vực nông, lâm nghiệp thông qua việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ trong khu vực nông thôn. Tỉ trọng lao động nông nghiệp trong cơ cấu chung sẽ giảm từ 78,5% năm 2005 xuống
74,1% năm 2015 và đến năm 2020 còn khoảng 55%.
Bảng 3.3: Lao động tham gia trong các ngành kinh tế quốc dân đến 2020
Đơn vị:ngàn người
Chỉ tiêu 2005 2010 2015 2020
Lao động tham gia các ngành kinh tế 796,5 957,7 1080,6 1177,6
Trong đó, lao động:
Công nghiệp - Xây dựng 58,4 96,7 156,7 223,7 % so tổng số 7,1 10,1 14,5 19,0 Nông,lâm nghiệp 630,6 709,7 702,4 647,7 % so tổng số 76,3 74,1 65,0 55,0 Khu vực dịch vụ 107,5 151,3 221,5 306,2 % so tổng số 13,1 15,8 20,5 26,0 Tỉ lệ LĐ thất nghiệp ở thành thị (%) 3,5 3 3 3 Nguồn: [4, 7, 42]
- Thu hút tỉ lệ đáng kể vào khu vực dịch vụ thông qua việc mở mang ngành dịch vụ du lịch, dịch vụ tiêu dùng và các dịch vụ cơ bản khác. Dự kiến tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ và thương mại tăng lên 20,5% năm 2015 và 26% vào năm 2020.
- Chú trọng giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Phấn đấu mỗi năm giải quyết việc làm cho 33000 – 34000 lao động. Trong đó, đặc biệt chú ý đến đối tượng là thanh niên dân tộc thiểu số tại chỗ, con em hộ nghèo, hộ chính sách, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, học sinh tốt nghiệp ở các trường đào tạo nghề và học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học nhưng không có điều kiện tiếp tục theo học nghề hoặc chuyên môn nghiệp vụ ở các trường. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình quốc gia về giải quyết việc làm; tạo điều kiện về vốn, môi trường, kinh nghiệm, thông tin thị trường cho người lao động thông qua các chương trình khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đưa tỉ lệ lao động qua đào tạo từ 20,5% (năm 2005) lên 36% (năm 2015) và 46% (năm 2020). Tiếp tục quan tâm đổi mới và dành ngân sách thích đáng cho các trường, các cơ sở dạy nghề công lập. Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân mở cơ sở dạy nghề nhằm đẩy mạnh xã hội hoá đào tạo nghề.
lao động nông thôn, lao động người dân tộc thiểu số. Tổ chức các lớp tập huấn kiến thức sản xuất để tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo có điều kiện tự vươn lên, vượt qua đói nghèo; sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm; vốn cho vay hộ nghèo để hỗ trợ tạo việc làm trong nước và tăng cường công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đẩy mạnh các hoạt động tổ chức tư vấn việc làm, giới thiệu việc làm, tổ chức hội chợ việc làm tại các huyện, cụm huyện và tổ chức hội chợ việc làm tập trung tại tỉnh.