Các tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống cấp tỉnh

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh đắk lắk (Trang 27 - 32)

Để đánh giá chất lượng cuộc sống dân cư trên bình diện quốc tế, quốc gia, năm 1990 UNDP đã đưa ra một loạt các tiêu chí, trong đó có 3 tiêu chí cơ bản:

- Chỉ số kinh tế được đo bằng GDP/người tính theo PPP (sức mua tương đương) - Chỉ số về sức khoẻ được đo bằng tuổi thọ trung bình

- Chỉ số về giáo dục đo bằng tỉ lệ người lớn biết chữ và tỉ lệ nhập học tổng hợp. Ngoài ra còn chú ý thêm các chỉ số về phúc lợi xã hội như điều kiện về nhà ở, sử dụng điện, sử dụng nước sạch…

Đối với lãnh thổ dưới cấp quốc gia (tỉnh hoặc huyện) do các thống kê về thu nhập, tuổi thọ, giáo dục…còn nhiều hạn chế nên các tiêu chí đánh giá có sự vận dụng cho phù hợp.

1.1.3.1. Nhóm tiêu chí kinh tế

GDP, GDP/người, thu nhập bình quân theo đầu người và thu nhập bình quân của hộ gia đình

- GDP (tổng sản phẩm quốc nội) là tổng sản lượng hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra không phân biệt người trong nước hay người nước ngoài. GDP không bao gồm các khấu trừ đối với các khoản khấu hoa vốn vật chất hay sự suy giảm xuống cấp của tài nguyên thiên nhiên.

- GDP/người là tương quan giữa GDP so với dân số trung bình cùng thời điểm tính theo PPP (sức mua tương đương). GDP/người có thể tính bằng tiền nội địa và bằng USD/người để dễ so sánh giữa các quốc gia.

- GDP/người của nước ta được tính cho cả nước và theo từng tỉnh, thành phố. Do đó, qua chỉ số này có thể đánh giá được trình độ phát triển kinh tế và mức sống của người dân phân hoá theo các tỉnh thành.

- Thu nhập bình quân đầu người: là mức trả công lao động mà người lao động nhận được trong thời gian nhất định (tháng hoặc năm) và được tính bằng VNĐ/năm.

- Thu nhập bình quân của hộ gia đình là toàn bộ tiền và giá trị hiện vật mà hộ gia đình và các thành viên của hộ gia đình nhận được trong một khoảng thời gian nhất

định, thường là một năm, gồm: Thu nhập từ tiền công, tiền lương; thu nhập từ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp (đã trừ chi phí và thuế sản xuất); thu nhập từ sản xuất ngành nghề; các nguồn thu nhập khác.

Như vậy, dựa trên các chỉ tiêu về kinh tế này, đặc biệt là hai chỉ tiêu thu nhập bình quân theo người và thu nhập bình quân theo hộ gia đình là thước đo phản ánh rõ nét mức sống dân cư theo các huyện thị.

1.1.3.2. Nhóm tiêu chí giáo dục

Các chỉ số về giáo dục là thước đo quan trọng trong đánh giá chất lượng cuộc sống dân cư, bao gồm: tỉ lệ người lớn biết chữ, tỉ lệ nhập học tổng hợp, số học sinh phổ thông/1 giáo viên, tỉ lệ học sinh THPT/tổng số học sinh và chỉ tiêu giáo dục bình quân/1 học sinh.

Tỉ lệ người lớn biết chữ

Tỉ lệ người lớn biết chữ là tương quan giữa số người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, hiểu và viết được một câu ngắn, đơn giản về cuộc sống hằng ngày của họ so với tổng số dân. Chỉ số này phản ánh được phần nào trình độ dân trí của người dân. Tỉ lệ này càng cao chứng tỏ trình độ dân trí cơ bản của người dân càng cao.

Tỉ lệ nhập học tổng hợp

Tỉ lệ nhập học tổng hợp là tương quan giữa số học sinh ở tất cả các bậc học (từ tiểu học đến THPT) so với tổng số người trong độ tuổi đi học.

Tỉ lệ học sinh/1 giáo viên

Tỉ lệ học sinh/1 giáo viên là tương quan giữa số học sinh phổ thông so với tổng số giáo viên phổ thông ở thời điểm hiện tại. Tỉ lệ này càng thấp chứng tỏ chất lượng giáo dục càng được nâng cao.

Tỉ lệ học sinh THPT/ tổng số học sinh

Tỉ lệ học sinh THPT/ tổng số học sinh là tương quan giữa số học sinh hệ THPT so với tổng số học sinh. Chỉ số này phản ánh được chất lượng giáo dục và liên quan chặt chẽ với mức thu nhập, mức sống của các hộ gia đình.

Chi tiêu cho giáo dục/ 1 học sinh phổ thông

Chi tiêu cho giáo dục/ 1 học sinh phổ thông là tương quan giữa tổng số ngân sách dành cho giáo dục so với tổng số học sinh đi học. Chỉ số này phản ánh được mức độ

đầu tư của nhà nước đến giáo dục, phản ánh được phần nào chất lượng giáo dục và gắn bó mật thiết với sự phát triển kinh tế và các chính sách của địa phương.

1.1.3.3. Nhóm tiêu chí y tế, chăm sóc sức khoẻ

Các dịch vụ y tế có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của con người, do đó nó liên quan chặt chẽ đến chất lượng cuộc sống của người dân. Các dịch vụ y tế tốt là cơ sở để đảm bảo cho người dân có một cuộc sống khoẻ mạnh, kéo dài tuổi thọ. Mặt khác, nó còn làm tăng chất lượng nguồn nhân lực, mang lại năng suất, hiệu quả lao động và khả năng tập trung khi làm việc. Việc cải thiện các điều kiện y tế còn ảnh hưởng đến các động lực gia tăng dân số, nhất là giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em.

Tuổi thọ trung bình

Tuổi thọ trung bình hay triển vọng sống của con người là số năm bình quân của một con người mới sinh có khả năng sống được trong suốt cuộc đời. Tuổi thọ trung bình phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố, trong đó có tỉ lệ tử vong ở trẻ em, tỉ lệ này càng cao sẽ làm cho tuổi thọ trung bình của con người càng giảm. Do đó, căn cứ vào tuổi thọ trung bình người ta có thể đánh giá được trình độ phát triển kinh tế, điều kiện sống, mức thu nhập, điều kiện bảo vệ sức khoẻ ở các địa phương khác nhau.

Tuy nhiên, do tính toán khó khăn nên tuổi thọ trung bình được tính trong các cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở, và có sự phân hoá giữa các địa phương.

Số cán bộ y tế, giường bệnh/ 1 vạn dân

Số cán bộ y tế (gồm bác sĩ, y sĩ, y tá) hoặc số giường bệnh trên 1 vạn dân là tương quan giữa số cán bộ y tế hoặc số giường bệnh so với số dân cùng thời điểm. Chỉ số này càng cao chứng tỏ cơ sở hạ tầng y tế, chất lượng y tế của địa phương càng cao.

Chi tiêu cho y tế/ 1 người dân

Chi tiêu y tế/ 1 người dân là tương quan giữa ngân sách dành cho y tế so với dân số cùng thời điểm. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ chất lượng y tế càng tốt, các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ cho người dân được quan tâm tốt. Chỉ số này phụ thuộc rất lớn vào trình độ phát triển kinh tế và chính sách xã hội của địa phương.

1.1.3.4. Nhóm tiêu chí phúc lợi xã hội

Cuộc sống con người ngày càng được nâng cao thì những nhu cầu và khả năng đáp ứng các nhu cầu về hưởng thụ phúc lợi của con người ngày càng được quan tâm,

tuy nhiên nó vẫn còn là vấn đề nan giải đối với nhiều nước, nhất là các nước đang và kém phát triển. Vì việc đáp ứng các nhu cầu này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có trình độ phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển dân số của mỗi quốc gia.

Ở các nước phát triển, trình độ phát triển kinh tế càng cao, do đó thu nhập bình quân đầu người cao, trong khi đó tỉ suất gia tăng dân số thấp và ổn định, vì vậy nguồn kinh phí để đáp ứng cho các nhu cầu về nhà ở, điện, nước sạch…thuận lợi và ở mức cao. Ngược lại ở các nước chậm phát triển, do những hạn chế về kinh phí, dân số đông và tăng nhanh nên phổ biến tình trạng nhà ở chật chội, nhà ổ chuột nhất là các thành phố lớn, tỉ lệ hộ sử dụng điện còn thấp, thiếu nguồn nước sạch, chưa đảm bảo vệ sinh công cộng, môi trường ô nhiễm, suy giảm tài nguyên thiên nhiên…

Chuẩn nghèo và tỉ lệ hộ nghèo

- Chuẩn nghèo là một tiêu chuẩn để đánh giá mức độ nghèo của các hộ dân cư ở nước ta. Theo quy định của Bộ lao động, Thương binh và xã hội, chuẩn nghèo là mức thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người được dùng làm tiêu chuẩn để xác định người nghèo hoặc hộ nghèo. Những người hoặc có thu nhập (hoặc có chi tiêu) bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo được coi là người nghèo hoặc hộ nghèo.

Bảng 1.1. Chuẩn nghèo của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015 (ngàn VNĐ) Chuẩn nghèo của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010

Năm Thành thị Nông thôn

2004 220,0 170,0

2006 260,0 200,0

2008 370,0 290,0

2010 500,0 400,0

Chuẩn nghèo của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015

600,0 480,0

Nguồn:[3]

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, do đó chuẩn nghèo cũng thay đổi phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước và có sự phân hoá theo thành thị, nông thôn. Do đó, khi đánh giá chất lượng cuộc sống dân cư trong từng giai đoạn phải chú ý đến chuẩn nghèo được nhà nước quy định tại giai đoạn đó để có được những kết luận đúng đắn.

chuẩn nghèo. Do sự thay đổi về chuẩn nghèo qua các năm sẽ kéo theo sự thay đổi tỉ lệ hộ nghèo, vì vậy khi đánh giá tỉ lệ này cần chú ý đến sự thay đổi chuẩn nghèo.

Về điều kiện nhà ở

Khi đánh giá về điều kiện nhà ở người ta thường căn cứ vào hai chỉ tiêu là diện tích nhà ở và chất lượng nhà ở. Diện tích nhà ở thường được đo bằng m2/người. Chất lượng nhà ở theo phân loại của các cuộc điều tra về nhà ở thường được phân thành 4 loại: nhà ở kiên cố, nhà ở bán kiên cố và nhà khác (nhà thiếu kiên cố và nhà đơn sơ). Chất lượng nhà ở có sự phân hoá rất lớn theo mức thu nhập của các hộ gia đình.

Về sử dụng điện

Trong cuộc sống hiện tại, điện là nguồn năng lượng không thể thiếu trong sinh hoạt cũng như sản xuất của con người, nhất là để đảm bảo cho một cuộc sống tiện nghi. Do đó, vấn đề sử dụng điện trong sinh hoạt cũng là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống trong thời đại hiện nay.

Theo các tài liệu thống kê có thể thấy các chỉ tiêu phản ánh điều kiện sử dụng điện là: tỉ lệ các xã có điện, tỉ lệ số hộ dùng điện, số Kwh điện tiêu thụ bình quân một người/tháng. Các chỉ số này càng cao chứng tỏ nhu cầu cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của người dân càng tốt. Chỉ số này thường rất cao ở các nước phát triển, những khu vực là trung tâm kinh tế lớn, và thấp ở những vùng khó khăn.

Về sử dụng nước sạch

Sử dụng nước sạch luôn là một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày của con người. Vì vậy đây là tiêu chí quan trọng trong đánh giá chất lượng cuộc sống dân cư, được cả thế giới quan tâm và nỗ lực thực hiện trong mục tiêu thiên niên kỉ, được thế giới dành cả một ngày để tôn vinh hằng năm 22/3.

Các tiêu chí đánh giá điều kiện sử dụng nước sạch có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống dân cư là tỉ lệ người dân được sử dụng nước sạch.

Về vệ sinh môi trường

Trong cuộc sống hiện đại, khi đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì vấn đề vệ sinh môi trường càng được chú trọng, trở thành một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống thông qua các chỉ tiêu như: tỉ lệ hộ gia đình có nhà vệ sinh tự hoại, tỉ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom…

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh đắk lắk (Trang 27 - 32)