Khái quát chất lượng cuộc sốngdân cư Việt Nam

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh đắk lắk (Trang 32 - 42)

Cùng với những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế từ khi đổi mới đến nay, Việt Nam cũng đã đạt được những thành tựu không nhỏ trong nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Năm 2012, chỉ số HDI của Việt Nam đứng thứ 127/187 quốc gia, đồng thời được đánh giá là quốc gia đi đầu và có nhiều thành công trong xoá đói giảm nghèo…

1.2.1.1. Chỉ tiêu kinh tế

GDP và GDP/người

Ở Việt Nam, sau gần 30 năm đổi mới xây dựng và phát triển đất nước, chất lượng cuộc sống dân cư cơ bản đã được cải thiện trên tất cả các chỉ tiêu: thu nhập, giáo dục, y tế và các vấn đề an ninh xã hội khác.

Đây là tiêu chí quan trọng hàng đầu khi đánh giá chất lượng cuộc sống dân cư vì nó phản ánh được phần cơ bản mức sống của người dân và có liên quan chặt chẽ đến các tiêu chí khác.

Bảng 1.2. GDP và GDP/người ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012

Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2012

GDP (tỉ đồng) 441 646 837 858 1 980 914 3102553 GDP/người (triệu đồng) 5,7 10,2 22,8 28,9

Nguồn:[23, 27]

Bảng trên cho thấy GDP của nước ta liên tục tăng qua các năm. So với năm 2000, GDP của năm 2012 tăng gấp 7,1 lần. Tốc độ tăng GDP bình quân năm trong giai đoạn này đạt hơn 7%/năm.

GDP/người có xu hướng tăng nhanh và liên tục. So với năm 2000, GDP bình quân đầu người của năm 2012 đã tăng 5,0 lần, đạt 28,9 triệu đồng/người/năm. Tuy nhiên, so với khu vực Đông Nam Á, GDP bình quân đầu người ở nước ta còn thấp, chỉ đứng thứ 7/11 nước (trên Campuchia, Mianma, Lào và Đông Timo).

Thu nhập bình quân đầu người

Ở nước ta, thu nhập bình quân đầu người thực tế là một chỉ số rất quan trọng, vì nó phản ánh mức hưởng thụ của cá nhân và hộ gia đình.

cải thiện nhờ đạt được những thành tựu phát triển kinh tế trong gần 30 năm đổi mới. Qua bảng 1.3 ta thấy thu nhập bình quân đầu người theo tháng liên tục tăng, tuy nhiên có sự phân hoá rõ rệt giữa thành thị, nông thôn và giữa các vùng kinh tế trong cả nước.

Bảng 1.3. Thu nhập bình quân đầu người theo tháng ở Việt Nam giai đoạn 1999 – 2012 (đơn vị: Ngàn đồng)

1999 2004 2010 2012

Cả nước 295 484 1387 2000

Phân theo thành thị, nông thôn

Thành thị 517 815 2130 3071

Nông thôn 225 378 1071 1541

Phân theo vùng

Đồng bằng sông Hồng 282 498 1581 2304

Trung du miền núi phía Bắc 199 327 905 1285

Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ 229 361 1018 1469

Tây Nguyên 345 390 1088 1631

Đông Nam Bộ 571 893 2304 3241

Đồng bằng sông cửu Long 342 471 1247 1785

Nguồn:[23, 27]

Tỉ lệ hộ nghèo.

Việt Nam được thế giới đánh giá là nước đi đầu trong công tác xoá đói giảm nghèo, bằng việc thực hiện nhiều chương trình xoá đói giảm nghèo với sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức quốc tế như: Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới… ở các vùng đặc biệt khó khăn. Chương trình xoá đói giảm nghèo được triển khai đồng bộ với nhiều giải pháp hiệu quả, nhất là các cơ chế chính sách liên quan đến đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vay vốn phát triển sản xuất, dạy nghề cho người nghèo, hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, văn hoá, giáo dục… tạo tiền đề cơ bản để đại bộ phận hộ nghèo cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo. Năm 2012, tỉ lệ nghèo chung của Việt Nam đã giảm xuống còn 11,1% so với 28,9% năm 2002.[23, 27]

Theo các vùng, tỉ lệ hộ nghèo phân hoá rất sâu sắc. Đông Nam Bộ là vùng có tỉ lệ hộ nghèo thấp nhất, chỉ có 1,3% (2012), tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng với 6,0% và Đồng bằng sông Cửu Long là 10,1%. Ba vùng còn lại, tỉ lệ hộ nghèo còn ở mức cao hơn trung bình cả nước, trong đó cao nhất là Trung du miền núi phía Bắc với 23,8% cao gấp đôi mức trung bình cả nước và cao gấp gần 17 lần Đông Nam Bộ. Đây cũng là vùng có tỉ lệ hộ nghèo cao và giảm chậm nhất nước ta do đó rất được quan tâm trong

các chương trình xoá đói giảm nghèo của cả nước. Sự phân hoá tỉ lệ hộ nghèo có mối quan hệ sâu sắc với thu nhập bình quân đầu người theo tháng và gắn với điều kiện kinh tế xã hội của từng vùng miền.

Do mặt bằng thu nhập nước ta liên tục thay đổi trong những năm qua cùng với quá trình phát triển kinh tế nên chuẩn nghèo quốc gia do Bộ lao động thương binh và xã hội ban hành thường xuyên thay đổi cho phù hợp với từng thời kì.

Bảng 1.4. Tỉ lệ hộ nghèo ở Việt Nam phân theo thành thị, nông thôn và theo vùng giai đoạn 2002 - 2012

2002 2004 2010 2012

Tỉ lệ nghèo chung (%) 28,9 18,1 14,2 11,1

Phân theo thành thị và nông thôn

Thành thị 6,6 8,6 6,9 4,3

Nông thôn 35,6 21,2 17,4 14,1

Phân theo vùng

Đồng bằng sông Hồng 21,5 12,7 8,3 6,0

Trung du và miền núi phía Bắc 47,9 29,4 29,4 23,8

Duyên hải miền Trung 35,7 25,3 20,4 16,1

Tây Nguyên 51,8 29,2 22,2 17,8

Đông Nam Bộ 8,2 4,6 2,3 1,3

Đồng bằng sông Cửu Long 23,4 15,3 12,6 10,1

Nguồn:[23, 27]

Tỉ lệ hộ nghèo nước ta có xu hướng giảm nhanh và liên tục ở cả thành thị, nông thôn và theo các vùng, tuy nhiên sự phân hoá còn rất lớn. Tỉ lệ hộ nghèo ở thành thị thấp hơn tỉ lệ nghèo chung của cả nước, đã giảm từ 6,6% (2002) xuống còn 4,3% (2012), trong khi đó tỉ lệ nghèo ở nông thôn tuy đã giảm mạnh nhưng vẫn còn khá cao. Năm 2002, hơn 1/3 số hộ gia đình ở nông thôn thuộc diện hộ nghèo, đến năm 2012 đã giảm xuống còn 14,1%, đây là thành tựu nổi bật trong công cuộc xoá đói giảm nghèo ở nước ta. Mặt khác, nó cho thấy muốn giảm nghèo ở Việt Nam cần chú trọng phát triển kinh tế, nâng cao mức thu nhập cho người dân nông thôn.

1.2.1.2. Về giáo dục

Là quốc gia có truyền thống hiếu học, coi giáo dục là “quốc sách hàng đầu”, hướng tới thực hiện ba mục tiêu giáo dục “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” nên Việt Nam luôn đề cao các chính sách phát triển giáo dục và đạt

được nhiều thành tựu trong những năm qua, góp phần nâng cao trình độ dân trí, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam.

Tỉ lệ người lớn biết chữ.

So với các nước có mức thu nhập trung bình tương đương, thậm chí giàu có hơn, Việt Nam có tỉ lệ người lớn biết chữ khá cao và có xu hướng tăng từ 90,2% (1999) lên 95,7% (2012). Đây là chỉ số giúp nước ta cải thiện chỉ số HDI và phản ánh chiến lược phát triển xã hội đúng đắn của Việt Nam. Trong những năm qua nước ta đã không ngừng xoá nạn mù chữ, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở.

Tuy nhiên, tỉ lệ người lớn biết chữ nước ta có sự phân hoá theo thành thị, nông thôn và phân hoá giữa các vùng. Theo thành thị, nông thôn sự phân hoá của chỉ số này không rõ nét. Trong khi khu vực thành thị tỉ lệ người lớn biết chữ đạt cao với 97,5% (2012), ở nông thôn là 93,3% (2012).

Tỉ lệ người lớn biết chữ phân hoá rõ nét hơn giữa các vùng nước ta. Đồng bằng sông Hồng với truyền thống hiếu học lâu đời là vùng có chỉ số này cao nhất 98%, tiếp đến là Đông Nam Bộ (97%) và Duyên hải miền Trung (94,5%). Các vùng còn lại chỉ số này thấp hơn mức trung bình của cả nước, trong đó thấp nhất là Trung du và miền núi phía Bắc (89,2%) do đây là các vùng miền núi khó khăn, người dân còn nghèo, cơ sở hạ tầng giáo dục, điều kiện học tập còn hạn chế. Riêng Đồng bằng sông Cửu Long (93,1%) tỉ lệ này cũng thấp hơn mức trung bình của cả nước do tỉ lệ học sinh bỏ học cao, chủ yếu do hoàn cảnh gia đình khó khăn và đặc trưng sống phiêu bạt của người dân vùng sông nước.

Tỉ lệ nhập học tổng hợp

Tỉ lệ đi học chung của nước ta có xu hướng giảm ở tất cả các cấp học phổ thông, ở thành thị, nông thôn và ở các vùng, ở nam và nữ và ở các nhóm dân tộc. Trên cả nước, trong giai đoạn 2006 - 2012, ở cấp học tiểu học tỉ lệ này giảm từ 105% xuống còn 104,1%; cấp trung học cơ sở giảm từ 96% xuống còn 79,15%; còn cấp trung học phổ thông giảm từ 73,6% xuống 46,1%. Tuy nhiên, tỉ lệ đi học đúng tuổi có xu hướng tăng ở tất cả các cấp học trong giai đoạn này. Cụ thể, cấp học tiểu học tăng từ 89,3% lên 97,7%; trung học cơ sở từ 78,8% lên 81,3% và trung học phổ thông từ 53,9 lên 58,2%. Đây cũng là xu hướng tăng chung của tất cả các vùng, ở cả thành thị, nông thôn và các dân tộc.

Tỉ lệ đi học chung Tỉ lệ đi học đúng tuổi

Biểu đồ 1.1. Tỉ lệ đi học chung và tỉ lệ đi học đúng tuổi của Việt Nam giai đoạn

2006 – 2012 [23, 27]

Hai xu hướng trái ngược: giảm tỉ lệ đi học chung, nhưng tăng tỉ lệ đi học đúng tuổi đã cho thấy xu hướng học sinh ngày càng đi học đúng tuổi ở cả 3 cấp học. Mặt khác, nó phản ánh kết quả phổ cập giáo dục đã đạt được trong những năm qua, làm giảm tỉ lệ người mù chữ, người dân nhất là các dân tộc ít người có ý thức hơn trong việc cho con em đi học đúng tuổi.

Chi tiêu giáo dục bình quân/1 học sinh phổ thông

Cùng với sự phát triển kinh tế, thu nhập bình quân/ người được nâng lên, chi tiêu giáo dục bình quân/1 học sinh phổ thông cũng liên tục tăng qua các năm và có sự phân hoá rõ nét theo thành thị, nông thôn và các vùng phụ thuộc chặt chẽ vào mức sống của người dân. % % 105 104.1 96 79.1 73.6 46.1 0 20 40 60 80 100 120 2006 2012 89.3 97.7 78.8 72.6 53.9 42.3 0 20 40 60 80 100 120 2006 2012 Tiểu học THCS THPT

Biểu đồ 1.2. Chi tiêu giáo dục bình quân/ 1 học sinh phổ thông của Việt Nam giai

đoạn 2002 – 2012 [23,27]

Chi tiêu giáo dục bình quân/1 học sinh phổ thông năm 2012 đạt 4082,2 ngàn đồng, tăng gần 6,5 lần so với năm 2002 (627 ngàn đồng). Như vậy trung bình một tháng chi tiêu cho giáo dục bình quân là 340 ngàn đồng/ người/ tháng. Việc tăng chi tiêu cho giáo dục đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của Việt Nam, là một phần của việc xã hội hoá giáo dục, đồng thời cho thấy chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam ngày càng được nâng cao.

627 826 1211 1844 3028 4082,2 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 2002 2004 2006 2008 2010 2012 Nghìn đồng 4082,2 2710,7 1310,9 5295,7 3567 3505,1 3255,1 6459,2 2618,6 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000

Cả nước Đông Bắc Tây Bắc ĐB sông

Hồng Bắc Trung Bộ Nam Trung Duyên hải Bộ

Tây Nguyên Đông Nam BộĐB sông Cửu Long

Nghìn đồng

Biểu đồ 1.3. Chi tiêu giáo dục bình quân/1 học sinh theo vùng của Việt Nam

Theo vùng, chỉ số này cũng có sự phân hoá sâu sắc, Đông Nam Bộ là vùng có mức chi tiêu bình quân cho giáo dục cao nhất: 6,5 triệu đồng/1 học sinh phổ thông, gấp 1,5 lần mức trung bình cả nước, vùng đứng thứ hai là Đồng bằng sông Hồng và vùng thấp nhất là Tây Bắc (1,3 triệu đồng/ 1 học sinh) do đây là vùng có mức sống cao nhất nước ta hiện nay.

Tỉ lệ học sinh/ 1 giáo viên và tỉ lệ học sinh THPT/ tổng số học sinh

Số lượng và chất lượng giáo viên là yếu tố quan trọng quyết định thành công sự nghiệp giáo dục của mỗi quốc gia. Trong những năm qua, số lượng cũng như chất lượng giáo viên của Việt Nam không ngừng tăng, đáp ứng cho nhu cầu đổi mới giáo dục ở nước ta, do đó tỉ lệ học sinh/1 giáo viên ngày càng giảm. Tỉ lệ học sinh phổ thông/1 giáo viên trung bình hiện nay của nước ta ở mức dưới 20 học sinh/1 giáo viên, trong đó cao nhất ở bậc tiểu học (18,4 học sinh/giáo viên). Tỉ lệ này có sự phân hoá giữa các vùng miền trong cả nước, trong đó cao ở những vùng dân cư tập trung đông đúc và có truyền thống hiếu học như: đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.

Cùng với giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, cao đẳng và công tác đào tạo nghề của nước ta cũng được chú trọng nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước. Do đó, số lượng sinh viên, học sinh chuyên nghiệp không ngừng tăng qua các năm. Năm 2012, tỉ lệ sinh viên, học sinh/1 vạn dân đã đạt 322 sinh viên, học sinh/1 vạn dân, trong đó cao nhất là các vùng có mức sống cao, kinh tế phát triển, hệ thống giáo dục tốt và có truyền thống hiếu học nhưng đồng bằng sông Hồng (563), Đông Nam Bộ (535), Bắc Trung Bộ (471); thấp nhất là Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.

1.2.1.3. Về y tế và chăm sóc sức khoẻ

Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, với mức sống người dân ngày càng được nâng cao, các dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ ngày càng được chú trọng và hoàn thiện. Đến năm 2000, cả nước đã thanh toán được bệnh bại liệt và hoàn thành việc xoá xã trắng về y tế, góp phần nâng cao tuổi thọ trung bình cả nước và vùng miền.

Bảng 1.5. Tuổi thọ trung bình Việt Nam theo các vùng giai đoạn 1989 – 2012 Vùng 1989 1999 2009 2012 Cả nước 65,3 68,6 72,8 73 Tây Bắc 63,0 63,1 70,6 70,3 Đông Bắc 65,5 67,5 70,5 Đồng bằng sông Hồng 69,8 71,5 74,2 74,3 Bắc Trung Bộ 65,3 68,5 72,4 72,4 Duyên hải Nam Trung Bộ 66,2 67,4 72,4

Tây Nguyên 59,5 61,6 69,1 69,4 Đông Nam Bộ 69,2 72,4 75,3 75,7 Đồng bằng sông Cửu Long 66,4 68,9 73,8 74,4

Nguồn:[26]

Tuổi thọ trung bình của các vùng đều có xu hướng tăng, tuy nhiên phân hoá rõ nét. Những vùng có tuổi thọ trung bình cao là Đông Nam Bộ (75,7), Đồng bằng sông Cửu Long (74,4) và Đồng bằng sông Hồng (74,3) do người dân có mức sống cao, hệ thống dịch vụ y tế tốt, gia tăng tự nhiên cũng như tỉ lệ chết của trẻ em dưới 1 tuổi thấp. Trong khi đó, các vùng còn lại các điều kiện này đều hạn chế nên chỉ số này thấp hơn mức trung bình cả nước, trong đó thấp nhất là Tây Nguyên (69,4).

Hiện nay, tuổi thọ trung bình của nước ta đạt 72,8 tuổi, cao hơn mức trung bình của thế giới 4,8 tuổi và được xếp vào nhóm nước có tuổi thọ trung bình khá trên thế giới. So với năm 1970, tuổi thọ trung bình của nước ta đã tăng lên đáng kể từ 49 tuổi lên 72,8 tuổi, đứng thứ 54/179 nước được xếp loại, cao hơn Lào, Campuchia (63), Philippin (72,3) và tuổi thọ trung bình của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (72). Đây là kết quả của những nỗ lực cải thiện chất lượng dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ cho người dân của nước ta trong những năm qua, đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện chỉ số HDI cho Việt Nam.

Các chỉ tiêu khác về y tế như: số bác sĩ/ 1 vạn dân; số y sĩ, y tá/ 1 vạn dân và số giường bệnh/ 1 vạn dân của nước ta có xu hướng tăng trong những năm qua để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chăm sóc sức khoẻ của người dân. Tuy nhiên, so với mức trung bình của thế giới, các chỉ số này của nước ta còn thấp do dân số đông và tăng nhanh, do đó đã dẫn đến tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trung ương.

Bảng 1.6.Một số chỉ tiêu y tế/ 1 vạn dân của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012 2000 2005 2010 2011 2012

Số bác sĩ/1 vạn dân (người) 5,1 6,2 5,6 5,7 8,3 Số y sĩ, y tá/1 vạn dân (người) 12,5 12,2 13,7 14,4 17,6 Số giường bệnh/1 vạn dân (giường) 24,7 23,9 22,0 24,0 24,9

Nguồn:[26]

Chi tiêu y tế bình quân/1 người có khám chữa bệnh trong giai đoạn 2002-2012 có

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh đắk lắk (Trang 32 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)