Thực hiện tốt chính sách dân tộc và các chính sách xã hội khác, bảo đảm

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh đắk lắk (Trang 128 - 140)

công bằng xã hội

Tăng cường công tác chỉ đạo và tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các chương trình kinh tế - xã hội, ưu tiên thực hiện tại các vùng khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình 132, 134 của Thủ tướng Chính phủ nhằm giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sạch cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn, phấn đấu hoàn thành ba chương trình đất ở, nhà ở và nước sạch, chương trình giải quyết đất sản xuất.

Cần tiếp tục có những chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số thông qua chương trình xoá đói giảm nghèo, cho vay tín dụng với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ về giống cây trồng, vật nuôi; phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, tổ chức tốt đời sống, phát triển đa dạng các hoạt động dịch vụ đến tận thôn, buôn. Tăng cường các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao công nghệ sản xuất để từng bước nâng cao nhận thức và trình độ sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Quan tâm đào tạo và bố trí sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số, phấn đấu tăng tỉ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số đạt 15% trong tổng biên chế. Tổ chức tốt việc giáo dục và nuôi dưỡng học sinh dân tộc thiểu số tại các trường nội trú, trường dạy nghề. Đồng thời, huy động sự giúp đỡ của cộng đồng đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ bằng nhiều hình thức thích hợp để có được những điều kiện sống thiết yếu, nâng cao dần mức hưởng thụ văn hoá tinh thần và vật chất cho đồng bào ở các vùng khó khăn, vùng căn cứ cách mạng.

Tổ chức lại sản xuất trong đồng bào dân tộc thiểu số, hình thành tổ chức như ban quản trị hợp tác xã hoặc tập đoàn sản xuất (có cán bộ tăng cường cùng với cán bộ ở buôn làng) để hướng dẫn chỉ đạo sản xuất, tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm; hình thành đội ngũ cán bộ chuyển giao công nghệ, hướng dẫn chỉ đạo sản xuất ở từng thôn, buôn sao cho mang lại hiệu quả sản xuất rõ rệt.

Chuyển một số mặt hàng chính sách cho không như dầu lửa, muối i-ốt sang cho vay, cho mượn, đầu tư về vật nuôi, giống cây trồng, phân bón để nâng cao thu nhập, chống tâm lí ỷ lại, trông chờ. Có chính sách giải quyết đối với dân di cư tự do vào tỉnh trước đây để sớm giúp đồng bào ổn định cuộc sống theo hướng bền vững.

Xây dựng chiến lược về phát triển giáo dục đối với đồng bào dân tộc thiểu số để nâng cao dân trí, tạo ra đội ngũ lao động nắm bắt được khoa học kĩ thuật và quản lí ở địa bàn cơ sở, đặc biệt chú trọng tới lực lượng lao động trẻ người dân tộc thiểu số đi đầu trong việc ứng dụng khoa học kĩ thuật làm kinh tế, phát triển sản xuất, kinh doanh, làm giàu. Trước mắt, mở rộng quy mô trường dân tộc nội trú tỉnh, huyện và tăng chế độ đối với học sinh dân tộc nội trú. Trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh nên có chế độ như các trường dân tộc nội trú. Chú trọng đào tạo đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số. Bố trí công tác cho các học sinh dân tộc thiểu số tại chỗ đã tốt nghiệp đại học, cao

đẳng, trung học chuyên nghiệp.

Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, toàn dân chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với các gia đình có công với nước, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Tiếp tục nhân rộng phong trào tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng nhằm giảm dần sự cách biệt về mức sống giữa các cộng đồng, các tầng lớp dân cư. Phấn đấu 100% số hộ gia đình chính sách có công trong tỉnh có mức sống cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú và 100% xã, phường, thị trấn làm tốt công tác thương binh liệt sĩ.

Tiểu kết chương 3

Nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư nói chung và chất lượng nguồn nhân lực nói riêng luôn là nhiệm vụ và mục tiêu then chốt của Đảng và Nhà nước ta trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kì đổi mới. Qua những chỉ tiêu tiêu cơ bản đã phân tích trong phần thực trạng, có thể nhận thấy chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh Đắk Lắk hiện nay vẫn còn ở mức thấp so với các tỉnh khác và có sự phân hoá mạnh giữa các huyện trong tỉnh. Để nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống dân cư và giảm bớt khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, cần có giải pháp thiết thực dành cho tỉnh là:

- Tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển kinh tế dựa trên lợi thế của từng huyện để tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

- Coi giáo dục là một trong những chính sách trọng tâm then chốt của sự nghiệp phát triển KT - XH, nâng cao trình độ văn hoá và cải thiện mức sống cho người dân.

- Mở rộng mạng lưới y tế, đào tạo đội ngũ cán bộ nhằm đổi mới và đẩy chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng một cách có hiệu quả cao.

- Từng bước nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk.

- Thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các chương trình phát triển bền vững trong thời gian tới.

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

Chất lượng cuộc sống là một khái niệm khá phức tạp và thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của lịch sử và nhận thức của con người. Để phản ánh chất lượng cuộc sống, người ta đã sử dụng một hệ thống đồng bộ nhiều tiêu chí, trong đó có những tiêu chí cơ bản phản ánh mức đảm bảo về kinh tế, y tế, giáo dục,... Căn cứ vào các tiêu chí cơ bản kể trên, qua phân tích so sánh các số liệu thống kê ở tỉnh Đắk Lắk, chúng tôi có thể đưa ra một số kết luận sau:

1. Đắk Lắk nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Tây Nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng của vùng Tây Nguyên nói riêng và của cả nước nói chung, có nguồn tài nguyên thiên nhiên tương đối phong phú, nguồn lao động được bổ sung hàng năm lớn,... là những nhân tố thuận lợi cho việc cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.

2. Nhìn chung, chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh Đắk Lắk hiện nay có bước tiến bộ khá rõ rệt so với trước khi tách tỉnh. Điều này được thể hiện rõ qua sự phân tích một số tiêu chí cụ thể như: thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ hộ đói nghèo, các chỉ tiêu về văn hoá, giáo dục, y tế,...

3. Từ việc phân tích các số liệu phản ánh các tiêu chí về mức sống dân cư cho thấy, Đảng bộ và chính quyền tỉnh trong những năm qua đã có những giải pháp để nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư như: Thực hiện có hiệu quả Quyết định 134, 135, 168 của Thủ tướng Chính phủ, đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khoẻ toàn dân,... đã đưa mức sống của dân cư tỉnh Đắk Lắk ngày càng tăng, giảm nhanh khoảng cách chênh lệch so với các vùng khác trong cả nước.

4. Bên cạnh những thành tựu kể trên, trong cơ chế thị trường hiện nay, Đắk Lắk cũng không tránh khỏi sự phân hoá trong chất lượng cuộc sống dân cư ngày càng sâu sắc. khoảng cách chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng. Một bộ phận dân cư vùng sâu, vùng xa, vùng gần biên giới và vùng dân tộc thiểu số còn gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, trong khi đó chất lượng cuộc sống của dân cư thành phố Buôn Ma Thuột khá cao.

5. Để nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đắk Lắk, trong thời gian tới cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu để nâng cao các chỉ tiêu về thu nhập, giáo dục, y tế và chăm sóc sức khoẻ, đảm bảo trật tự an toàn xã hội và vệ sinh môi trường. Đặc biệt cần chú ý hơn nữa việc khắc phục sự phân hoá chất lượng cuộc sống đang diễn ra trong các tầng lớp nhân dân ở các địa bàn trong tỉnh.

Kiến nghị:

Để thực hiện những giải pháp trên có hiệu quả, cần thiết tiến hành đồng bộ những biện pháp sau:

- Giáo dục nhận thức cho mọi tầng lớp có trách nhiệm nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư.

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội sát với mục tiêu, giải quyết đủ việc làm, nhằm nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống dân cư trong tỉnh.

- Tiến hành động bộ các giải pháp ở các cấp, các địa phương và cần được kiểm tra đôn đốc kịp thời, tránh xảy ra những sai phạm, dẫn đến kém hiệu quả.

- Có thêm chính sách hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời bằng những biện pháp đúng đắn phù hợp với đồng bào các dân tộc ít người.

- Các tiêu chí nâng cao chất lượng cuộc sống cần phải được gắn cụ thể với các giải pháp phù hợp, khả thi.

- Nhanh chóng thực hiện kế hoạch đào tạo, củng cố đội ngũ cán bộ có chuyên môn trong việc hoạch định và thực thi những giải pháp nâng cao CLCS của tỉnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo hằng năm của Cơ quan Phát triển Liên Hợp Quốc (2010), Báo cáo chỉ số phát triển con người, Liên Hợp Quốc.

2. Đặng Quốc Bảo, Trương Thị Thuý Hằng (2005), Chỉ số tuổi thọ trong HDI – một số vấn đề thực tiễn ở Việt Nam,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Chuẩn nghèo giai đoạn 2006 – 2010 và 2011 – 2015, Hà Nội.

4. Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk (2001), Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk năm 2000,NXB thống kê, Đắk Lắk.

5. Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk (2001), Tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Đắk Lắk năm 2000 (2001), Đắk Lắk.

6. Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk (2012), Báo cáo mức sống dân cư tỉnh Đắk Lắk, Đắk Lắk.

7. Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk (2012), Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk năm 2012,

NXB thống kê, Đắk Lắk.

8. Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk (2013), Số liệu khảo sát mức sống dân cư tỉnh Đắk Lắk năm 2012, Đắk Lắk.

9. Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk (2013), Tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Đắk Lắk năm 2012 (2013), Đắk Lắk.

10. Nguyễn Đình Cử (1997),Giáo trình dân số và phát triển, Nxb Nông nghiệp,Hà Nội.

11. Nguyễn Hoàng Hải (2013), Chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh huyện Định Quán (tỉnh Đồng Nai). Thực trạng trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

12. Vũ Tự Lập (2010), Địa lí tự nhiên Việt Nam 1 – phần đại cương, NXB Giáo dục,Hà Nội.

13. Đặng Duy Lợi (chủ biên) (2010), Địa lí tự nhiên Việt Nam 2 – phần khu vực, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

14. Bùi Vũ Thanh Nhật (2008), Chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bình Thuận. Hiện trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

15. PGS.TS Hồ Sĩ Quý (2007), Con người và sự phát triển con người, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. Đặng Văn Phan, Nguyễn Minh Hiếu (2013), Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam thời kì hội nhập,Trường Đại học Cửu Long, Vĩnh Long.

17. Sở Điện lực tỉnh Đắk Lắk (2013), Báo cáo cung ứng điện năm 2012.

18. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk(2013), Báo cáo tổng kết năm học 2012 – 2013 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2013 – 2014.

19. Lê Bá Thảo (2002), Việt Nam lãnh thổ và các vùng địa lí. NXB Thế giới. Hà Nội. 20. Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Minh Đức (1996), Dân số, tài nguyên, môi trường. NXB

Giáo dục Hà Nội.

21. Nguyễn Thị Kim Thoa (2004) “Phân tích chất lượng cuộc sống dân cư thành phố Hải phòng”, Luận án tiến sĩ Địa lí, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.

22. Lê Thông (chủ biên) (2010), Địa lí các tỉnh, thành phố Việt Nam,Nxb Giáo dục Việt Nam,Hà Nội.

23. Tổng cục Thống kê (2000), Niên giám thống kê 2000, Nxb Thống kê, Hà Nội. 24. Tổng cục Thống kê (2000), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 1999

(2000).NXB thống kê, Hà Nội.

25. Tổng cục Thống kê (2010), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2008 (2010). Nxb Thống kê, Hà Nội.

26. Tổng cục Thống kê (2012),Kết quả chủ yếu từ khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2012, Nxb Thống kê, Hà Nội.

27. Tổng cục Thống kê (2012), Niên giám thống kê 2012, Nxb thống kê, Hà Nội. 28. Tổng cục Thống kê (2012), Tư liệu kinh tế - xã hội 63 tỉnh, thành phố Việt Nam.

Nxb thống kê 2012, Hà Nội.

29. Tổng cục Thống kê (2013)Báo cáo điều tra lao động việc làm (2012), Hà Nội. 30. Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Văn Lê (1996), Dân số hoc đại cương, Hà Nội. 31. PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ , Tập bài giảng Cao học Địa lí năm 2012, Hà Nội.

32. PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ “Dân số sự phát triển kinh tế - xã hội”, Hà Nội. 33. PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ (2012), Tập bài giảng Cao học Địa lí, Hà Nội.

34. Phạm Ngọc Thuỳ Văn (2013), Chất lượng cuộc sống dân cư Thành phố Hồ Chí Minh. Thực trạng trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

35. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (1990),Dân số, tài nguyên, môi trường và chất lượng cuộc sống. R.C.Sharmar, Hà Nội.

36. Viện Khoa học Thống kê (2010),Báo cáo phát triển con người Việt Nam năm 2009, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37. Viện Nghiên cứu Quản lí kinh tế trung ương (2013), Đánh giá tổng thể tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam sau 5 năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới,

Nxb Tài chính, Hà Nội. 38. http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/trangchu 39. http://www.who.int/en/ 40. http://www.undp.org/content/undp/en/home.html 41. http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=444 42. http://daklak.gov.vn/portal/page/portal/daklak/daklak/quyhoach-phattrien

PHỤLỤC

Phụ lục 1. Một số hình ảnh về kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk

Ảnh 1. Trung tâm Tp.Buôn Ma Thuột Ảnh 2. Nhà Rông

Ảnh 3. Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk Ảnh 4. Trường cao đẳng SP Đắk Lắk

Ảnh 5. Làng cà phê Trung Nguyên Ảnh 6. Một góc trường Đại học Tây nguyên

Ảnh 9. Thác Đrây Sáp - Đắk Lắk Ảnh 10. KDL Buôn Đôn - Đắk Lắk

Ảnh 11. KDL Buôn Đôn - Đắk Lắk Ảnh 12. Hồ Lắk - Đắk Lắk

Ảnh 13. Đồi Tâm Linh - Đắk Lắk Ảnh 14. Đồi Tâm Linh - Đắk Lắk

Phụ lục 2. Tỉ lệ các huyện đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế (%) Năm 2010 2012 Toàn tỉnh 93,4 95,11 TP Buôn Ma Thuột 95,2 95,24 Huyện Ea H’Leo 91,6 91,67 Huyện Ea Súp 100 100

Huyện Krông Năng 100 100 Huyện Krông Búk 57,14 57,14

Huyện Buôn Đôn 100 100

Huyện Cư M’Gar 100 100

Huyện Ea Kar 100 100

Huyện M’Đrắk 92,31 92,31 Huyện Krông Pắk 87,5 87,5 Huyện Krông Bông 100 100 Huyện Krông Ana 100 100

Huyện Lắk 90,91 90,91

Huyện Cư Kuin 100 100

TX. Buôn Hồ 75 100

Nguồn: [7]

Phụ lục 3. Tỉ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ (%)

Năm 2010 2012

Toàn tỉnh 91,7 89,1

TP Buôn Ma Thuột 96,1 90,5 Huyện Ea H’Leo 86,5 89,2

Huyện Ea Súp 90,7 86,1

Huyện Krông Năng 89,1 86,3 Huyện Krông Búk 87,8 90,7 Huyện Buôn Đôn 93,9 91,1 Huyện Cư M’Gar 93,7 89,1

Huyện Ea Kar 93,7 90,9

Huyện M’Đrắk 95,3 90,2

Huyện Krông Pắk 94,5 91,4 Huyện Krông Bông 94,8 85,4 Huyện Krông Ana 90,4 89,8

Huyện Lắk 91,4 84,1

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh đắk lắk (Trang 128 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)