Căn cứ xây dựng

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh đắk lắk (Trang 100)

Các quốc gia đã có sự hợp tác, hỗ trợ nhau trong quá trình phát triển, chuyển từ đối đầu sang đối thoại đã tác động mạnh đến nền kinh tế toàn cầu. Những tiến bộ trong y tế và giáo dục góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên thế giới.

Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn trải nghiệm những thách thức quan trọng nhất của cơ chế thị trường và toàn cầu hoá. Các cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài đã tác động trực tiếp đến kinh tế Việt Nam, giá cả các mặt hàng tăng vọt đang đe doạ đến tình hình an ninh lương thực và an ninh chính trị. Số vốn đầu tư vào Việt Nam có xu hướng giảm mạnh so với trước đây.

Biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến toàn bộ thế giới, trong đó Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia chịu tác động mạnh nhất. Sự diễn biến thất thường của thời tiết và khí hậu đã ảnh hưởng đến năng suất cũng như mùa màng trong nông nghiệp, ô nhiễm môi trường và bệnh tật.

Muốn nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh Đắk Lắk cần phải có những giải pháp đúng đắn để thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh, đồng thời phải đặt trong bối cảnh chung của vùng Tây Nguyên và cả nước. Những giải pháp phải được xây dựng trên cơ sở:

Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến CLCS dân cư

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cho thị trường xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của Đắk Lắk ngày càng mở rộng hơn về quy mô, phong phú về chủng loại, nhạy cảm hơn về giá cả. Từ nay đến năm 2020, do tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường sẽ có những thay đổi vô cùng to lớn, tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển. Các xu hướng trên có tác động thuận lợi cho Đắk Lắk, việc thị trường ngày càng mở rộng tạo cho môi trường thu hút đầu tư của Đắk Lắk thuận lợi hơn, cho phép mở rộng thêm quy mô sản xuất, phát triển thêm nhiều sản phẩm mới, tăng thêm xuất khẩu...

Các nước Đông Nam Á đang thực hiện chiến lược phát triển một cách vững chắc và cạnh tranh, phát triển trong xu hướng hợp tác đa dạng. Tam giác phát triển Việt

Nam, Lào và Campuchia có vị trí chiến lược đối với cả 3 nước về chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để ba nước mở rộng giao lưu liên kết phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, khu vực miền Trung và Tây Nguyên đang giành được sự chú ý đặc biệt của Nhật Bản và một số nước châu Âu. Các dự án hỗ trợ nông thôn, thuỷ lợi, xoá đói giảm nghèo góp phần tạo điều kiện phát triển nông nghiệp hàng hoá ở miền Trung và Tây Nguyên nói chung, tỉnh Đắk Lắk nói riêng.

Fulro ở địa bàn Tây Nguyên vẫn còn ngấm ngầm hoạt động móc nối sau vụ bạo loạn vào đầu tháng 2 - 2001 đến nay, trong khi ta chưa truy bắt và vô hiệu hoá được hết bọn cầm đầu tổ chức phản động Fulro ở một số địa bàn trọng điểm. Một bộ phận không nhỏ đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn dễ bị kích động, lừa mị nghe theo bọn phản động Fulro. Hệ thống chính trị cơ sở của ta ở nhiều nơi vẫn còn yếu kém, không nắm được quần chúng và chưa đủ khả năng để nắm bắt được hết và kịp thời những âm mưu và kế hoạch chỉ đạo cụ thể của bọn phản động. Đây là yếu tố cần tính đến trong định hướng quy hoạch phát triển của tỉnh và đưa ra những giải pháp đồng bộ cho sự phát triển bền vững của tỉnh và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

3.2. Định hướng và mục tiêu kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư

Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 15 đã đưa ra định hướng chung về phát triển KT – XH của tỉnh giai đoạn 2011- 2020 như sau:

- Kết hợp giữa phát triển kinh tế với bảo đảm ổn định chính trị xã hội, xây dựng Đắk Lắk trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá vùng Tây Nguyên.

- Phát triển có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng.

- Tăng trưởng và phát triển kinh tế gắn với xây dựng thực lực chính trị mạnh, gắn với phát triển xã hội và đoàn kết các dân tộc. Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng công tác giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao mặt bằng dân trí chung và trình độ chuyên môn cho lực lượng lao động.

- Phát huy nhân tố con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có chính sách thu hút lực lượng trí thức trẻ về xây dựng quê hương, khuyến khích mọi người làm

giàu chính đáng cho mình và xã hội.

- Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên và cân bằng sinh thái, hiệu quả và bền vững.

- Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với xây dựng và tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, nhất là thế trận lòng dân.

- Phát triển kinh tế đi liền với xây dựng và củng cố hệ thống chính trị vững mạnh, trước hết là cơ sở, thực sự gắn bó với dân, thực hiện tốt chính sách dân tộc và tôn giáo của Đảng và Nhà nước.

Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chuyển biến mạnh về chất lượng phát triển. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, hoàn thiện từng bước kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tỉnh, phát triển xã hội; cải thiện cơ bản đời sống nhân dân của tỉnh nhằm xây dựng Đắk Lắk trở thành một tỉnh phát triển và là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của vùng Tây Nguyên; “một cực phát triển” trong tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia.

3.2.1. Các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

3.2.1.1. Mục tiêu tổng quát

Biểu đồ 3.1. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm 2020 [42]

- Phấn đấu tăng tổng GDP (theo giá so sánh 2010) đến năm 2020 gấp 3,03 lần so với năm 2010. GDP/người (giá hiện hành năm 2005) năm 2010 đạt khoảng 9 - 9,3 triệu đồng, năm 2020 khoảng 39 - 40 triệu đồng; thu hẹp khoảng cách thu nhập bình

938, 8 2558 6234 14877 4771, 1 6031, 5 7516 9322 1525, 3 3795, 5 8077 15134 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 2005 2010 2015 2020

Công nghiệp-Xây dựng Nông, lâm, thuỷ sản Dịch vụ

quân đầu người (GDP/người) so với cả nước đạt 51% năm 2010, lên 59% năm 2015 và đến năm 2020 đạt 68%; tương ứng với các mốc thời gian trên, so với vùng Tây Nguyên đạt: 77,4%, 91,7% và 93,7%. [42]

3.2.1.2. Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu về kinh tế

- Về tốc độ tăng trưởng kinh tế theo GDP (giá so sánh 2010):

+ Thời kì 2011 - 2015: GDP tăng bình quân 12 - 12,5%/năm, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 19,5 - 20%, nông, lâm nghiệp tăng 4,5 - 5%, dịch vụ tăng 16,3 - 17%.

+ Thời kì 2016 - 2020: GDP tăng bình quân năm 12,5 - 13%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 19 - 20%, nông, lâm nghiệp 4,4 - 4,5%, dịch vụ tăng 13 - 14%.

Bảng 3.1. Mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đắk Lắk đến 2020

STT Chỉ tiêu Dự báo Tốc độ tăng trưởng (%)

2010 2015 2020 2006 - 2010 2011- 2015 2016 - 2020

1 Dân số (ngàn người) 1910 2110 2300 2,15 2,0 1,7

2 Tổng GDP (giá SS 94) 12393 23344 44946 11,52 13,5 14,0

3 GDP/người (giá hh) 8882 18808 42992

4

Cơ cấu kinh tế (%) 100 100 100 Tốc độ tăng bình quân (%)

Công nghiệp 23,0 27,0 34,0 18 18,5 19

Nông, lâm nghiệp 45,0 40,0 26,0 8 7,2 6

Dịch vụ 32,0 33,0 40,0 14,3 16,2 16,7

Nguồn: [42]

- Về cơ cấu kinh tế:

Biểu đồ 3.2. Cơ cấu các ngành kinh tế tỉnh Đắk Lắk (2012 – 2020) [7, 42]

Cơ cấu kinh tế của tỉnh sẽ chuyển dịch dần từ nông, lâm nghiệp sang công nghiệp

16% 51% 33% Năm 2012 34% 26% 40% Năm 2020

- xây dựng - dịch vụ (năm 2012 với tỉ trọng của 3 khu vực trên trong GDP tỉnh vào năm 2012, tính theo giá so sánh là 44%, 16%, 40%; (đến năm 2020, tỉ trọng của 3 khu vực trên trong GDP là 26%, 34 %, 40%).

- Giá trị xuất khẩu đến năm 2015 đạt 600 triệu USD và 2020 đạt 1.000 triệu USD - Tỉ lệ huy động GDP vào ngân sách khoảng 14 - 15% vào năm 2015 và 16 - 18% vào năm 2020.

- Tổng nhu cầu đầu tư toàn xã hội (theo giá thực tế) thời kì 2011 - 2015 khoảng 62 - 63 ngàn tỉ đồng và 148 - 149 ngàn tỉ đồng thời kì 2016 - 2020. Tốc độ tăng vốn đầu tư bình quân năm đạt khoảng 19,6% thời kì 2006 - 2010, 22% thời kì 2011 - 2015 và 18,9 - 19% thời kì 2016 - 2020.

Mục tiêu về tiến bộ xã hội

- Phấn đấu giảm tỉ lệ tăng dân số tự nhiên vào năm 2015 còn 1,3% và năm 2020 là 1,1%. Tỉ lệ dân số thành thị chiếm 35% năm 2015 và 45,6% năm 2020. Tỉ lệ lao động nông nghiệp trong lao động xã hội đạt 73 - 74% vào năm 2010 và giảm xuống còn 50 - 55% vào năm 2020.

- Giải quyết tốt các vấn đề xã hội cơ bản, giảm tỉ lệ hộ nghèo (theo tiêu chuẩn mới) đến năm 2020 về cơ bản không còn hộ nghèo.

- Tăng tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 46% vào năm 2020 (trong đó tỉ lệ lao động qua đào tạo là đồng bào các dân tộc thiểu số phải đạt tối thiểu là 30% và 40% trong các năm tương ứng). Giảm tỉ lệ lao động thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống còn 3% vào năm 2015 và giảm tỉ lệ lao động thiếu việc làm ở khu vực nông thôn xuống còn 5%.

- Phấn đấu đến năm 2020 có 75% phổ cập THPT trong độ tuổi.

- Phấn đấu đến năm 2015 100% trạm y tế xã có bác sĩ và 4,3 bác sĩ/vạn dân, đến năm 2020 có 8 - 10 bác sĩ/vạn dân. Giảm tỉ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng xuống dưới 15% vào năm 2020 (Tỉ lệ này đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt 20%).

- Tăng tỉ lệ số hộ được sử dụng điện và đạt 100% vào năm 2015.

- Năm 2015, mật độ điện thoại bình quân đạt 32 - 35 máy/100 dân; mật độ Internet đạt 8 - 12 thuê bao/100 dân. Năm 2020, mật độ điện thoại bình quân 50 máy/100 dân.

- Đảm bảo nước sạch cho dân cư, đưa tỉ lệ số hộ được dùng nước sạch, nước qua xử lí lên 100% dân số đô thị và 70% dân số nông thôn vào năm 2015 và cơ bản giải quyết nước sạch cho dân cư nông thôn vào năm 2020.

* Mục tiêu về môi trường

- Phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đưa tỉ lệ che phủ rừng lên 50% vào năm 2015 và 54% vào năm 2020, tăng diện tích cây xanh ở thành phố và các đô thị khác của tỉnh. - Từng bước ứng dụng công nghệ sạch vào các ngành kinh tế của tỉnh. Đến năm 2015 các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm.

- Cơ bản hoàn thành việc cải tạo và nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước mưa và nước thải ở thành phố Buôn Ma Thuột, các thị xã mới nâng cấp, các khu cụm công nghiệp; Đến năm 2015 có 100% các thành phố và thị xã, khu cụm công nghiệp được thu gom và xử lí rác thải, xử lí được 100% chất thải bệnh viện và 60% chất thải nguy hại.Xử lí cơ bản sự cố môi trường trên các dòng sông chảy qua tỉnh.

3.2.2.Một số định hướng phát triển kinh tế - xã hội

3.2.2.1.Về giáo dục và đào tạo

Đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nâng cao trình độ dân trí đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh. Hình thành hệ thống giáo dục toàn diện thống nhất từ giáo dục Mầm non đến hệ Trung học phổ thông, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, Đại học và Cao đẳng và đào tạo nghề phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó chú trọng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Đồng thời tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục - đào tạo theo hướng đa dạng hoá các loại hình trường học và nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội.

- Xây dựng và phát triển hoàn chỉnh hệ thống giáo dục mầm non. Tăng số lượng trẻ trong độ tuổi đến các lớp giáo dục mầm non; nâng tỉ lệ trẻ em học mẫu giáo trong độ tuổi lên 65% vào năm 2015 và 85% vào năm 2020. 100% trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo để chuẩn bị vào lớp 1, 99% học sinh đi học tiểu học đúng độ tuổi vào năm 2015.

- Hoàn thiện và nhanh chóng ổn định mạng lưới trường THPT theo hướng chuẩn quốc gia. Mở rộng hệ thống trường dân lập, tư thục. Thực hiện mô hình trường trung học kĩ thuật.

- Hoàn thành phổ cập THCS cho toàn tỉnh vào năm 2008. Năm 2020, tăng Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS học tiếp lên PTTH đạt trong độ tuổi đạt từ 90% trở lên vào năm 2015. Đảm bảo số người từ 15-18 tuổi đạt trình độ THCS từ 75% trở lên, đối với vùng đặc biệt khó khăn từ 70% trở lên.

- Về phát triển giáo dục dân tộc: Xây dựng hoàn chỉnh và ổn định quy mô trường PTDT nội trú, đảm bảo tuyển sinh đúng đối tượng. Đến năm 2015 có 100% học sinh dân tộc Êđê được học tiếng Êđê. Hoàn thành việc biên soạn chương trình dạy tiếng M'Nông cho vùng tập trung đồng bào dân tộc M'nông.

Mỗi huyện có 01 trường, lớp bán trú dân nuôi bậc THPT cho học sinh dân tộc thiểu số, 30 trường bán trú ở cụm xã có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số.

- Có khoảng 35% số HS tốt nghiệp PTTH được học lên cao đẳng và đại học. - Toàn tỉnh có 5 trường cao đẳng và đại học, tăng số lượng các trường công nhân kĩ thuật và dạy nghề.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho ngành giáo dục. Đến năm 2015 tất cả các huyện, thành phố có trường dân tộc nội trú, 5 - 7 trung tâm dạy nghề công lập ở huyện; 80 - 85% thôn, buôn có trường hoặc lớp mẫu giáo; 60% số trường được kiên cố hoá và đến năm 2020 có 90% số trường được kiên cố hoá.

Đến năm 2015 có 11% trường mầm non, 52% số trường tiểu học; 18% số trường THCS và trên 23% số trường THPT đạt chuẩn quốc gia. Tương ứng đến năm 2020 có 20%, 75%; 30% và trên 50% số trường đạt chuẩn quốc gia.

Công tác đào tạo:

- Phối hợp chặt chẽ với trường Đại học Tây Nguyên, các Viện nghiên cứu của TW đóng trong địa bàn tỉnh trong việc đào tạo nguồn nhân lực theo mục tiêu và đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh. Đầu tư xây dựng trường trung cấp kinh tế - kĩ thuật Đắk Lắk; khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh mở các cơ sở đào tạo hệ trung học và cao đẳng chuyên nghiệp, phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới giáo dục của cả nước. Tập trung đầu tư nâng cấp Trường Đào tạo nghề thanh niên dân tộc thành Trường Cao đẳng dạy nghề, trọng điểm chất lượng cao và tiếp tục đầu tư, mở rộng xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị nghề hiện đại tại trường công nhân kĩ thuật cơ điện, trung tâm giới thiệu việc làm; nâng cấp trường công nhân kĩ thuật cơ

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh đắk lắk (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)