Nguồn tài nguyên khoáng sản của n−ớc ta rất phong phú về chủng loại và đa dạng về loại hình, trong đó có cả khoáng sản kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý hiếm và có cả các loại khoáng sản phi kim... Có nhiều loại với trữ l−ợng lớn, song cũng có một số khoáng sản nh−: Thạch cao, kali trữ l−ợng hạn chế.
Theo kết quả điều tra thăm dò địa chất và tìm kiếm khoáng sản, Việt Nam có hơn 3.500 mỏ và điểm quặng của 80 loại khoáng sản khác nhau, trong đó chúng ta đã tổ chức khai thác ở 270 mỏ và điểm quặng với 30 loại quặng.
a) Các mỏ quặng kim loại đen:
Mỏ sắt ở Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Tĩnh (mỏ sắt Thạch Khê - Thạch Hà - Hà tĩnh mới đ−ợc phát hiện đầu thập kỷ 60 thế kỷ XX với trữ l−ợng thăm dò hàng trăm
triệu tấn, nh−ng hiện nay ch−a có điều kiện khai thác). Ngoài sắt còn có mangan, crom…
b) Các mỏ và điểm quặng kim loại màu:
- Quặng boxit có ở Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn với trữ l−ợng khoảng 50 triệu tấn, ở vùng cao nguyên miền Trung (Đắc Lắc, Lâm Đồng) với trữ l−ợng khoảng 10 tỷ tấn.
- Mỏ thiếc có ở Cao Bằng, Vĩnh Phúc (Tam Đảo) với trữ l−ợng khoảng 140 ngàn tấn. - Mỏ kẽm có ở Hà Giang, Bắc Cạn, Thái Nguyên với trữ l−ợng khoảng 4 triệu tấn. - Mỏ đồng: Lào Cai, Sơn La.
- Mỏ chì lẫn bạc: Cao Bằng, Sơn La.
c) Các quặng kim loại quý hiếm:
- Ăngtimoan: Cao Bằng, Hà Giang.
- Vàng: Bồng Miêu (Quảng Nam) và dọc sông Hồng. - Thuỷ ngân: Cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang).
d) Khoáng sản phi kim loại: đ−ợc chia thành 2 nhóm
- Nhóm làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp hoá chất sản xuất phân bón: Apatít (có ở Lào Cai với trữ l−ợng khoảng 2 tỷ tấn); Phốt pho (có ở Lạng Sơn, Thanh Hoá).
- Nhóm làm nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng và đồ gia dụng:
+ Cát trắng: có ở các tỉnh vùng Duyên hải Trung Bộ (dùng làm nguyên liệu chế tạo thuỷ tinh, pha lê).
+ Cao lanh: có ở Hải D−ơng, Móng Cái, Phú Thọ ( dùng để sản xuất đồ sứ). + Đá vôi, đất sét: có ở nhiều nơi (sản xuất vôi, xi măng).
+ Đá, cát, sỏi xây dựng đ−ợc phân bố khắp nơi trong đất n−ớc.
+ Các loại đá hoa vân: Tràng Kênh, Hòn Gai, Ninh bình, Thanh Hoá...
e) N−ớc khoáng: có ở nhiều nơi trong cả n−ớc.
Nói chung nguồn tài nguyên khoáng sản của Việt Nam có nhiều dạng, loại khác nhau với trữ l−ợng khá lớn, chất l−ợng cao và phân bố tập trung gần nguồn năng l−ợng, động lực, cho nên có điều kiện để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng và luyện kim đạt hiệu quả cao.
Ch−ơng 4
Tài nguyên nhân văn
I. Những vấn đề lý luận về phát triển, phân bố dân c− và sử dụng nguồn lao động
1.1. Mối quan hệ giữa dân c−, lao động và hoạt động sản xuất xã hội
Một trong những nguồn tài nguyên quý giá của đất n−ớc đó là tài nguyên nhân
văn. Có thể hiểu tài nguyên nhân văn bao gồm sức lao động của con ng−ời và
những giá trị vật chất, văn hoá, tinh thần do con ng−ời sáng tạo ra trong lịch sử.
Khai thác đầy đủ và có hiệu quả lợi thế tiềm năng nguồn tài nguyên này để tăng
tr−ởng kinh tế, phát triển xã hội là các định h−ớng cơ bản, xu thế tất yếu của thời
đại.
Lịch sử đã chứng minh rằng: Dân c− - nguồn lao động xã hội và hoạt động
kinh tế là hai mặt của quá trình tạo ra của cải xã hội. Hai mặt đó tác động qua lại rất phức tạp, quy định và chi phối lẫn nhau. Sự phát triển kinh tế xã hội xác định
những đặc điểm chủ yếu của sự phân bố dân c− và nguồn lao động xã hội. Ng−ợc
lại, sự phân bố dân c− và nguồn lao động xã hội lại là tiền đề, là động lực quan
trọng của sự hình thành và phát triển các quá trình kinh tế xã hội trong một n−ớc,
một vùng.
Dân c− và nguồn lao động không chỉ là lực l−ợng sản xuất trực tiếp tạo ra của
cải vật chất cho xã hội mà còn là lực l−ợng tiêu thụ các sản phẩm của xã hội, kích
thích quá trình tái sản xuất mở rộng của xã hội, thúc đẩy quá trình phân công lao động xã hội.
Trong mọi quá trình sản xuất dù giản đơn hay phức tạp đều không thể thiếu nguồn lao động. Để tăng doanh thu lợi nhuận trong quá trình sản xuất thì các doanh
nghiệp không thể không quan tâm tới các vấn đề: giá cả sức lao động, tiền l−ơng,
thất nghiệp…
Rõ ràng trong hệ thống tự nhiên - dân c− - kinh tế, chính dân c− là thành phần
năng động nhất, gắn bó giữa tự nhiên và kinh tế nhờ những thuộc tính sẵn có của mình. Toàn bộ những giá trị vật chất tinh thần cần thiết cho xã hội đều do lao động
1.2. Những vấn đề cần quan tâm khi nghiên cứu về dân c− lao động