Nguồn tài nguyên này ở n−ớc ta rất đa dạng và phong phú với trữ l−ợng t−ơng đối lớn, chất l−ợng tốt. Điều đó tạo điều kiện cho ngành công nghiệp nhiên liệu, năng l−ợng phát triển; có khả năng thoả mãn nhu cầu về nhiên liệu, năng l−ợng của nền kinh tế quốc dân và tham gia hợp tác kinh tế với n−ớc ngoài trong lĩnh vực này.
a) Than:
Nguồn tài nguyên than ở n−ớc ta có cả than đá, than nâu và than bùn. Than đá có trữ l−ợng lớn khoảng 6 tỷ tấn (đứng đầu khu vực Đông Nam á), chủ yếu tập trung ở Quảng Ninh (khoảng 5,5 tỷ tấn), đ−ợc phân bố từ lộ thiên và vào sâu trong lòng đất, tính từ mặt đất đến độ sâu 300 m, có trữ l−ợng thăm dò là 3,5 tỷ tấn; từ 300 đến 900 m, có trữ l−ợng thăm dò là 2 tỷ tấn. Ngoài Quảng Ninh, than đá còn có ở: Thái Nguyên (80 triệu tấn); Lạng Sơn (hơn 100 triệu tấn); Quảng Nam (hơn 10 triệu tấn)...
Than đá Việt Nam có chất l−ợng tốt, chủ yếu là loại Antraxit có tỷ lệ cacbon cao, cho nhiệt l−ợng cao (bình quân 8.120 - 8.650 kcal/1kg than).
Than nâu phân bố tập trung ở vùng Đồng bằng sông Hồng, từ độ sâu 200m đến 2.000m, trữ l−ợng dự báo 900 triệu tấn (hiện nay ch−a có khả năng khai thác).
Với trên 100 điểm có than bùn, vùng có trữ l−ợng lớn nhất và tập trung là Đồng bằng sông Cửu Long (khoảng 400 - 500 triệu tấn).
b) Dầu khí.
Trữ l−ợng dầu khí tập trung chủ yếu ở vùng thềm lục địa thuộc địa bàn phía Nam: Huế, Bà Rịa - Vũng Tàu, Côn Đảo, Phú Quốc.
Trữ l−ợng dự báo khoảng 5 - 6 tỷ tấn dầu và khoảng 180 đến 330 tỷ m3 khí đốt. Khả năng mỗi năm có thể khai thác đ−ợc 23 - 25 triệu tấn dầu thô. Hiện nay n−ớc ta đang xây dựng khu công nghiệp hoàn chỉnh Dung Quất (Quảng Ngãi) mà trọng tâm là công nghiệp hoá dầu và trong t−ơng lai gần n−ớc ta sẽ đáp ứng đ−ợc nhu cầu
trong n−ớc về nhiên liệu lỏng và khí đốt do chính n−ớc ta khai thác và chế biến, đồng thời sẽ phát triển ngành công nghiệp hoá chất tạo ra các loại sản phẩm đi từ gốc hydrocacbon, nh−: phân đạm, sợi tổng hợp, chất dẻo... mà nguyên liệu do ngành công nghiệp hoá dầu cung cấp.
c) Nguồn thuỷ năng:
Việt Nam là một trong 14 n−ớc giầu thuỷ năng trên thế giới. Tổng trữ năng của n−ớc ta −ớc tính khoảng 300 tỷ kwh. Song nguồn trữ năng này phân bố không đều giữa các vùng trong n−ớc: vùng Bắc Bộ 47%; vùng Trung Bộ 15%, vùng Nam Trung Bộ 28% và vùng Nam Bộ 10%. Trong đó, chỉ có một số con sông có trữ l−ợng thuỷ năng lớn nh−: Sông Đà 38,5%, sông Đồng Nai 14,1%, sông Xê Xan: 9,1%.
Với tiềm năng to lớn đó, ngành thuỷ điện n−ớc ta đã và đang có b−ớc phát triển đáng kể. N−ớc ta đã xây dựng và đ−a vào hoạt động các nhà máy thuỷ điện nh−: Thác Bà công suất 108 MW, Hoà Bình công suất 1.920 MW, Đa Nhim công suất 160 MW, Trị An 400 MW, Yaly 700 MW và trên 200 trạm thuỷ điện nhỏ với tổng công suất là 330 MW. Các nhà máy thuỷ điện đang xây dựng: Hàm Thuận 330 MW, Thác Mơ 120 MW, sông Hinh 60 MW, Vĩnh Sơn 60 MW... Đặc biệt, ta đang giải phóng mặt bằng để khởi công xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La trên sông Đà, đây là nhà máy có quy mô lớn nhất với công suất thiết kế là 4.000 MW. Tuy vậy, Việt Nam mới chỉ khai thác hơn 10% trữ năng hiện có, trong khi đó các n−ớc: Thụy Sỹ, Pháp, Na Uy, Thụy Điển, ý đã khai thác tới 70 - 90% trữ năng mà họ có.
Ngoài 3 loại tài nguyên nhiên liệu, năng l−ợng chủ yếu đã và đang đ−ợc khai thác có hiệu quả nêu trên, Việt Nam còn có nhiều loại năng l−ợng khác ch−a có điều kiện và khả năng khai thác, nh−: năng l−ợng mặt trời, năng l−ợng thuỷ triều, năng l−ợng gió, năng l−ợng hạt nhân, nhiệt năng trong lòng đất... cũng là tiềm năng lớn của n−ớc ta cần đ−ợc đầu t− nghiên cứu để tổ chức khai thác và sử dụng khi có đủ điều kiện về vốn, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ cho phép.