- Hệ thống cảng ở miền Nam:
a) Ngành nông, ng−, lâm nghiệp:
Đây là vùng đ−ợc thiên nhiên −u đãi các thế mạnh về đất đai, thời tiết khí hậu, tạo điều kiện thuận lợi đặc biệt cho phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ hải
sản. Bởi vậy định h−ớng phát triển của vùng đ−ợc tập trung vào nông nghiệp, ng− nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp chế biến l−ơng thực thực phẩm.
- Nông nghiệp: Trong định h−ớng phát triển nông nghiệp thì chuyển dịch cơ cấu
ngành, đ−a tỷ trọng chăn nuôi lên 37% so với hiện nay là 20% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Xây dựng nền nông nghiệp sinh thái phát triển bền vững, tăng tỷ suất hàng hoá nông sản; coi trọng thâm canh, nghiên cứu chuyển đổi mùa vụ để phòng tránh thiên tai, lũ lụt; hình thành vùng cây chuyên canh có năng suất cao, chất l−ợng tốt; tập trung khai thác vùng Đồng Tháp M−ời, Tây sông Hậu và bán đảo Cà Mau.
- Lâm nghiệp: Thực hiện công tác trồng cây gây rừng nhằm khôi phục và bảo vệ
môi tr−ờng sinh thái, hình thành các tuyến rừng bảo vệ bờ biển; trồng mới và bảo vệ rừng phòng hộ vùng Bảy Núi; giữ vững diện tích cây tràm và dừa n−ớc, bảo vệ rừng ngập mặn; từng b−ớc thực hiện giao đất giao rừng để kết hợp làm v−ờn và sản xuất lâm nghiệp, giữa nuôi tôm và trồng rừng.
- Ng− nghiệp: Phát huy thế mạnh của vùng có bờ biển dài, ng− tr−ờng rộng và
nhân dân có kinh nghiệm trong nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản. Tăng c−ờng đầu t− cho ngành này để đạt đ−ợc mục tiêu đóng góp 50% giá trị xuất khẩu thuỷ, hải sản của cả n−ớc; phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản có giá trị cao nh− tôm, cua và các đặc sản có giá trị xuất khẩu.
b) Ngành công nghiệp:
Chú trọng phát triển công nghiệp chế biến l−ơng thực - thực phẩm. Phát triển ngành may, mặc, dệt, da giầy, cơ khí điện tử, hoá chất… Đầu t− phát triển các khu công nghiệp khi có điều kiện: Trà Nóc, Nam H−ng Phú, Vị Thanh, Bến Lức,… Tập trung phát triển ngành công nghiệp tận dụng lao động tại chỗ.
c) Ngành dịch vụ:
- Hình thành các trung tâm th−ơng mại, siêu thị, mạng l−ới chợ để tạo môi tr−ờng thuận lợi cho sản xuất kinh doanh. Xây dựng trung tâm th−ơng mại Cần Thơ là đầu mối cho hoạt động th−ơng mại liên vùng. Ngoài ra xây dựng các trung tâm th−ơng mại khác nh− Tân An, Cao Lanh, Mỹ Tho, Long Xuyên, Mỹ Tho, Rạch Giá, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bến Tre, Cà Mau, Bạc Liêu, Hà Tiên, Châu Đốc nhằm cung cấp hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống.
- Khai thác lợi thế vị trí địa lý để phát triển các loại hình du lịch sông n−ớc, miệt v−ờn, sinh thái gắn liền với du lịch thành phố Hồ Chí Minh. Gắn liền khai thác du lịch với bảo tồn thiên nhiên.
Kết cấu hạ tầng
- Phát triển mạng l−ới giao thông đ−ờng thuỷ, đ−ờng bộ theo quy hoạch; nâng cấp các cảng nằm dọc sông Tiền, sông Hậu; nâng cấp một số tuyến quốc lộ; gắn liền phát triển giao thông với thuỷ lợi nhằm phòng chống lũ; xây dựng sân bay Trà Nóc trở thành sân bay trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long.
- Xây dựng mạng l−ới đô thị các cấp, trên cơ sở phát triển 3 khu vực đô thị: Khu tứ giác trung tâm (Cần Thơ, Long Xuyên, Vĩnh Long, Cao Lãnh) hành lang đô thị Đông Nam (Mỹ Tho, Tân An, Thủ Thừa, Bến Lức…) hành lang đô thị phía Tây Bắc. Khắc phục tình trạng chênh lệch giữa các vùng.
Lời nói đầu
Địa lý kinh tế Việt Nam là một trong những môn học đại c−ơng, là nền tảng kiến thức cho sinh viên học các môn khoa học xã hội - nhân văn, đặc biệt đối với sinh viên các ngành Kinh tế, Đất và Môi tr−ờng. Môn học Địa lý kinh tế th−ờng đ−ợc đ−a vào ch−ơng trình đại c−ơng của sinh viên kỳ I năm thứ nhất.
Cho đến nay đã có một số giáo trình Địa lý kinh tế Việt Nam đ−ợc xuất bản. Song tuỳ theo từng tr−ờng, nội dung giáo trình đ−ợc thay đổi cho phù hợp với mục tiêu và đối t−ợng đào tạo.
Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I với mục tiêu trở thành tr−ờng trọng điểm trong khối Nông lâm ng− nghiệp của cả n−ớc nên nhà tr−ờng đã đầu t− biên soạn các bộ giáo trình cốt lõi. Cùng với một số giáo trình khác, giáo trình “Địa lý kinh tế Việt Nam” ra đời góp phần thực hiện mục tiêu nói trên của nhà tr−ờng.
Thông qua giáo trình này, sinh viên các ngành Kinh tế, Đất và Môi tr−ờng cũng nh− các độc giả có quan tâm tới Địa lý kinh tế của Việt Nam sẽ có đ−ợc những kiến thức đầy đủ về các nguồn lực chủ yếu để phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, hiện trạng và ph−ơng h−ớng tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế: công nghiệp, nông - lâm - ng− nghiệp, dịch vụ cũng nh− tổ chức lãnh thổ của tám vùng kinh tế ở Việt Nam.
Với Địa lý kinh tế Việt Nam, vấn đề tổ chức lãnh thổ có vai trò đặc biệt quan trọng và gắn với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n−ớc. Vì vậy tổ chức lãnh thổ là vấn đề xuyên suốt giáo trình này.
Giáo trình “Địa lý kinh tế Việt Nam” do tập thể các cán bộ giảng dạy Bộ môn Kinh tế, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn tr−ờng Đại học Nông nghiệp I biên soạn d−ới sự chủ biên của GVC.ThS. Nguyễn Thị Vang:
- GVC.ThS. Nguyễn Thị Vang - Ch−ơng I, IV, VII. - GVC.ThS. Lê Bá Chức - Ch−ơng II, V.
- GVC. ThS. Vi Văn Năng - Ch−ơng III, VI. - Kỹ s−. Đỗ Thị Nâng - Ch−ơng VIII.
Trong quá trình biên soạn mặc dù gặp không ít khó khăn nh−ng chúng tôi cố gắng đến mức cao nhất để giáo trình đảm bảo tính khoa học hiện đại, tiệm cận với những thông tin cập nhật về kinh tế, xã hội của đất n−ớc, của khu vực Đông Nam á và trên thế giới.
Chúng tôi hy vọng rằng đây là chuẩn mực tối thiểu về phần kiến thức nền tảng của bậc đại học để các tr−ờng Đại học, Cao đẳng áp dụng nhằm nâng dần mặt bằng kiến thức ngang tầm với các n−ớc trong khu vực và thế giới.
Giáo trình “Địa lý kinh tế Việt Nam” chắc chắn không tránh khỏi những thiếu
sót nh−ng chúng tôi hy vọng nó sẽ là tài liệu bổ ích đối với đông đảo sinh viên cũng nh− những ng−ời quan tâm tới vấn đề này ở Việt Nam. Chúng tôi chân thành cảm ơn các ý kiến đóng góp, phê bình của các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp và bạn đọc để giáo trình này đ−ợc hoàn thiện hơn nữa.
Mục lục
trang
Lời nói đầu
Ch−ơng 1
Đối t−ợng, nhiệm vụ và ph−ơng pháp nghiên cứu của địa
lý kinh tế