- Hệ thống cảng ở miền Nam:
c) Các ngành dịch vụ:
- Phát triển hệ thống các trung tâm th−ơng mại, các khu kinh tế cửa khẩu; phát triển th−ơng nghiệp vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo.
- Phát triển du lịch biển, xây dựng một số khu, cụm du lịch, tuyến du lịch nội vùng, liên vùng và quốc tế.
- Phát triển các loại hình dịch vụ khác nh− vận tải quá cảnh, dịch vụ tài chính, ngân hàng, chuyển giao công nghệ, thông tin liên lạc.
- Xây dựng kết cấu hạ tầng, kinh tế xã hội đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải, các cơ sở y tế, tr−ờng học, văn hoá, thông tin; Xây dựng hệ thống thuỷ lợi và hệ thống cung cấp n−ớc cho các thành phố, thị xã, thị trấn, huyện lỵ, cung cấp n−ớc sạch cho nông thôn; phát triển hệ thống b−u chính viễn thông, phát triển hệ thống cung cấp điện.
- Vấn đề môi tr−ờng phải đ−ợc coi trọng song song trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của vùng, đặc biệt ở các khu công nghiệp lớn: Việt Trì, Quảng Ninh, Thái Nguyên.
Về mặt lãnh thổ
Đông Bắc phát triển theo các tuyến và các cực:
- Việt Trì: Theo hai tuyến sông Thao, sông Chảy và sông Lô trên cơ sở khai thác thiếc, thuỷ điện Thác Bà, chè Phú Thọ- Sơn D−ơng, khai thác apatit, chế biến gỗ, du lịch Tân Trào- Sapa.
- Thái Nguyên: Với hai tuyến quốc lộ 3 và liên tỉnh 13 dọc theo sông Cầu, trên cơ sở khai thác quặng sắt, than, thiếc, chì, kẽm; phát triển cơ khí Gia Sàng, kính Đáp Cầu, chè Thái Nguyên, du lịch hồ Núi Cốc, hồ Ba Bể, hang Pác Bó.
- Hòn Gai: Dọc tuyến 18, đ−ờng thuỷ nội địa Hạ Long, Bái Tử Long với các hải cảng: Cửa ông, Hòn Gai, Cái Lân, trên cơ sở khai thác than, cơ khí khai mỏ. Cơ khí đóng tầu, gạch Giếng Đáy, phát triển các khu du lịch, nghỉ mát trọng điểm của miền Bắc: Hạ Long, Móng Cái.
II .Vùng Tây Bắc
Vùng gồm 3 tỉnh: Lai Châu, Sơn La và Hoà Bình. Tổng diện tích tự nhiên là 35637 km2, chiếm 10,82% diện tích cả n−ớc. Dân số là 2312,6 nghìn ng−ời (năm 2001) với mật độ dân số 61 ng−ời/km2.
2.1. Tiềm năng phát triển kinh tế xã hội
a) Vị trí địa lý:
Vùng Tây Bắc: phía Bắc giáp Trung Quốc có cửa khẩu Lai Vân, đ−ờng biên giới dài 310 km; Phía Tây giáp Lào có cửa khẩu Điện Biên, Sông Mã, Mai Sơn, đ−ờng biên giới dài 560 km; Phía Đông giáp vùng Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng; phía Nam giáp với Bắc Trung Bộ.
Vùng Tây Bắc có ý nghĩa trong giao l−u kinh tế với các n−ớc láng giềng và có ý nghĩa đặc biệt về quốc phòng.