Tài nguyên nhân văn:

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế Việt Nam (Trang 110 - 111)

- Hệ thống cảng ở miền Nam:

c)Tài nguyên nhân văn:

* Về cơ cấu dân tộc:

Phong Châu - Phú Thọ đ−ợc coi là cội nguồn của ng−ời Việt. Trong vùng tập trung nhiều tộc ng−ời khác nhau. Cơ cấu dân tộc đa dạng nhất trong cả n−ớc với khoảng 30 dân tộc. Trong đó ng−ời Kinh chiếm đông nhất 66,1% tổng dân số toàn vùng; ng−ời Tày chiếm 12,4%; ng−ời Nùng chiếm 7,3%; ng−ời Dao chiếm 4,5%; ng−ời H’Mông chiếm 3,8%...

* Dân số và mật độ dân số:

Tổng dân số của vùng năm 2001 là 9,04 triệu ng−ời, mật độ dân số trung bình là 158 ng−ời /km2. Tập trung đông nhất ở các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, những nơi phân bố những trung tâm kinh tế lớn của vùng. Tỷ lệ dân số thành thị thấp khoảng 1,7 triệu ng−ời chiếm 19% tổng dân số toàn vùng năm 2001, thấp hơn mức trung bình của cả n−ớc (25%) và rất không đồng đều giữa các tỉnh, cao nhất ở Quảng Ninh 42,4%.

* Trình độ học vấn:

Trình độ học vấn và chuyên môn của dân c− và nguồn nhân lực ở vùng t−ơng đ−ơng với trình độ trung bình của cả n−ớc, cao hơn vùng Tây bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, nh−ng thấp hơn Đồng bằng sông Hồng. Tổng dân số tốt nghiệp phổ thông cơ sở trở lên đạt 53,7% (mức trung bình cả n−ớc 45%). Số ng−ời tốt nghiệp phổ thông trung học chiếm 14,5%. Tuy nhiên tỷ lệ ng−ời không biết chữ khá cao chiếm 11,2 % tổng dân số và tỷ lệ ch−a tốt nghiệp phổ thông cơ sở chiếm 35.1% chủ yếu là đồng bào các dân tộc ít ng−ời..

* Lực l−ợng lao động:

Tổng số ng−ời qua đào tạo chuyên môn 60 vạn ng−ời chiếm 12% tổng số lao động, t−ơng đ−ơng trình độ trung bình của cả n−ớc. Trong đó có trên 8 vạn ng−ời có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên.

* Văn hoá - lịch sử:

Vùng Đông Bắc phản ánh bề dày lịch sử của dân tộc với các di tích văn hoá - lịch sử nh− Đông Sơn, Hạ Long, Pắc Bó, Tân Trào,... Các di tích văn hoá - lịch sử, các lễ hội truyền thống, các làn điệu dân ca... đ−ợc gìn giữ bảo tồn.

Nơi đây cảnh quan tự nhiên còn tạo thuận lợi cho vùng phát triển các khu du lịch nổi tiếng.

1.2. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội vùng Đông Bắc

Vùng Đông Bắc đ−ợc khai thác sớm và đặc biệt khai thác mạnh mẽ từ thời Pháp thuộc do mục đích khai thác thuộc địa của t− bản Pháp.

Từ năm 1990 trở lại đây, nền kinh tế của vùng đạt đ−ợc những kết quả đáng kể. Năm 1997 tổng sản phẩm GDP của vùng đạt 7,1% tổng GDP cả n−ớc. GDP bình quân đầu ng−ời thấp, năm 1997 đạt 2052 nghìn đồng/ ng−ời bằng 61,5% mức bình quân của cả n−ớc.

Cơ cấu kinh tế ngành có sự chuyển dịch theo h−ớng đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng thu nhập từ ngành công nghiệp và xây dựng trong GDP của vùng tăng từ 20,6% năm 1990 lên 26,3% năm 1997; tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 32,9% lên 33,8%; tỷ trọng ngành nông - lâm - ng− nghiệp giảm từ 46,5% xuống 33,6%.

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế Việt Nam (Trang 110 - 111)