- Giúp học sinh hiểu hơn về thành ngữ dựa trên các mẫu. VD: Phân biệt đợc thành ngữ với tục ngữ.
- Rèn kĩ năng đặt câu, sử dụng thành ngữ trong lời ăn tiếng nói - viết văn.
II- Nội dung:
A- Củng cố:
1) Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
2) Nghĩa của thành ngữ là do nghĩa đen của các từ trong cấu tạo thành ngữ tạo thành. Do nghĩa bóng của kết hợp từ thông qua một phép chuyển nghĩa nh so sánh, ẩn dụ (có tính thành ngữ) tạo thành.
3) Đặc điểm của thành ngữ, ngắn gọn hàm súc, có tính hình tợng và tính biểu cảm.
4) Thành ngữ đợc dùng làm bộ phận câu (CN - VN) hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, động từ, tính từ.
B- Luyện tập:
Bài 1
Thi tìm nhanh các thành ngữ là yếu tố Hán Việt, thuần việt tơng đơng. VD: - Khẩu phật tâm xà. - Bán tín bán nghi. - Lơng y nh từ mẫu. - Đồng cam cộng khổ. - Bách chiến bách thắng.
- Bách niên giai lão.
- Kim chi ngọc diệp.
- Miệng nam mô bụng một bồ dao găm.
- Nửa tin nửa ngờ.
- Thầy thuốc nhu mẹ hiền.
- Chia ngọt sẻ bùi.
- Trăm trận trăn thắng.
- Đầu bạc răng long.
- Lá ngọc cành vàng
Bài 2
Tìm 10 thành ngữ có ý nghĩa khái quát đợc cấu tạo theo pháp đồ. VD:
- Mắt trắng môi thâm. - Đầu voi óc tép. - Đầu xuôi đuôi lọt. - Trên kính dới nhờng.
- Sống tết chết gỗ. - Chân cứng đá mềm.
- Sống quê cha làm ma quê chồng.
Bài 3
Đặt câu với các thành ngữ trên: VD:
- Trong gia đình anh em phải thơng yêu nhau thì ra ngoài xã hội ngời ta mới kính nể bởi vì trong có ấm thì ngoài mới êm.
- Chúc con (anh, chị) lên đờng mạnh khỏe, chân cứng đá mềm. - Chúc chị sinh lần này: mẹ tròn con vuông.
Bài 4
Viết một đoạn văn (5 câu) có sử dụng thành ngữ phù hợp.
VD: Nhân dân ta có truyền thống “lá lành đùm lá rách”. Đó là truyền thống nhân đạo từ bao đời này. Học sinh chúng ta đã phát huy nét đẹp đó bằng những hành động cụ thể “nhờng cơm xẻ áo” để giúp đỡ đồng bào lũ lụt, thiên tai…