Giải pháp về mặt bằng sản xuất

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại dịch vụ ở tỉnh Đồng Tháp (Trang 97)

Với tình trạng mặt bằng sản xuất ngày càng khan hiếm, do sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp mới, chưa kể đến sự gia tăng nhanh chóng dân số ở tỉnh thì nhu cầu có mặt bằng để sản xuất của DN nhỏ là nhu cầu hết sức cấp bách. Thiết nghĩ các ban ngành chức năng của Tỉnh nên tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp này bằng cách hỗ trợ thuế và tài chính để giúp họ có thể tìm kiếm mặt bằng phù hợp với nhu cầu sản xuất.

Đồng thời hỗ trợ các DN nhỏ có cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm di dời ra khỏi thành phố, khu dân cư thông qua việc cho phép chuyển quyền sử dụng đất từ đất sản xuất sang đất ở và đất thương mại nhằm mục đích bán và trang trải chi phí di chuyển.

Tỉnh phải thống kê và thu hồi đất hoang hóa, sử dụng không đúng mục đích để tạo quỹ đất cho các doanh nghiệp thuê.

4.3.2.4 Tăng cường kh năng liên kết:

Trong khi năng lực cạnh tranh còn yếu kém, tự thân các DN nhỏ phải tự biết tạo các mối liên kết với nhau hoặc liên kết với các doanh nghiệp lớn nhằm đi tắt đón đầu công nghệ mới, cùng hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh, phát triển mạng lưới phân phối, đẩy mạnh tiếp thị để cùng nhau phát triển. Các DN nhỏ có thể liên kết với các doanh nghiệp lớn trong việc cung ứng đầu vào, thực hiện thầu phụ, hình thành mạng lưới bổ trợ và tạo ra mạng lưới vệ tinh phân phối sản phẩm. Ngược lại, các doanh nghiệp lớn có thể giúp đỡ các DN nhỏ về kinh nghiệm quản lý, công nghệ và thậm chí là vốn để phát triển sản xuất. Đây là mối quan hệ cộng sinh chứ không phải thôn tính, tiêu diệt lẫn nhau. Vừa cạnh tranh vừa hợp tác, hợp tác để tăng cường khả năng cạnh tranh. Khả năng liên kết và hợp tác cũng thể hiện sự linh hoạt của doanh nghiệp trong việc chủ động nắm bắt các cơ hội kinh doanh. Tuy không thể một sớm một chiều là có thể tìm được đối tác ưng ý “đồng hội đồng thuyền” nhưng có thể nói đây là biện pháp hữu hiệu trong thời kỳ suy thoái.

4.3.2.5 Xây dng thương hiu:

Như đã phân tích ở trên, xây dựng thương hiệu có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh sản phẩm của DN nhỏ. Làm sao khi nhắc đến hình ảnh của sản phẩm là người tiêu dùng liên tưởng đến doanh nghiệp? Thương hiệu là tài sản vô hình nhưng vô giá, cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp và tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp đó.

Để có thể cạnh tranh hiệu quả tạo được chỗ đứng trên thị trường, việc đầu tiên các doanh nghiệp cần làm là thay đổi, nâng cao nhận thức của chính mình về thương hiệu sản phẩm.

Mặt khác, một thương hiệu chỉ có thể tạo được ấn tượng lâu dài trong tâm trí khách hàng nếu như thương hiệu đó đi đôi với một sản phẩm có chất lượng. Chính chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo uy tín của thương hiệu. Thương hiệu tốt tượng trưng cho một doanh nghiệp hạng nhất, một sản phẩm thượng hạng.

Sau đó, sản phẩm phải có bao bì đẹp, ấn tượng. Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khá quyết liệt, sản phẩm không chỉ cần “tốt gỗ” mà “nước sơn” cũng phải xịn mới mong chinh phục được người mua. Hơn nữa, sản phẩm có mẫu mã, bao bì đẹp, ấn tượng sẽ là thông điệp tốt cho thương hiệu của sản phẩm.

Có được thương hiệu là cả một quá trình xây dựng gian nan, nhưng việc bảo vệ và giữ gìn nó còn khó hơn gấp nhiều lần. Việc tiếp theo là doanh nghiệp phải đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu. Đã có nhiều doanh nghiệp bị mất thương hiệu, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, gây phiền phức tốn kém , mặc dù ở Tỉnh Đồng Tháp chưa xảy ra những trường hợp như vậy nhưng đó là bài học không bao giờ cũ cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng và đăng ký thương hiệu. Một sản phẩm có thương hiệu trên thị trường sẽ được người tiêu dùng nhận biết và nghĩ ngay khi có nhu cầu, tạo cho khách hàng tâm lý mong muốn được sở hữu sản phẩm của doanh nghiệp hơn bất kỳ sản phẩm của doanh nghiệp khác. Hơn nữa, sản phẩm có thương hiệu sẽ thuận lợi cho việc bán hàng và gia tăng doanh số cho doanh nghiệp, các nhân viên bán hàng của doanh nghiệp sẽ tự tin trước khách hàng, đồng thời gia tăng niềm tin của khách hàng khi sử dụng sản phẩm.

Qua phân tích ở trên ta thấy, mặc dù các dịch vụ hỗ trợ không phải là yếu tố nội tại bên trong doanh nghiệp nhưng nó giúp doanh nghiệp tập trung chuyên môn hóa vào các hoạt động kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh. Vì vậy, các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cần cung cấp những dịch vụ thật sự có chất lượng phù hợp với nhu cầu của từng doanh nghiệp.

Không ngừng cập nhật thông tin, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để kịp thời đáp ứng các nhu cầu ngày càng phong phú, đa dạng và khắt khe hơn của họ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ hỗ trợ phải đưa ra mức giá hợp lý, có tính cạnh tranh để có thể thu hút được nhiều khách hàng đồng thời giúp các doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ hỗ trợ hạ thấp chi phí, tăng lợi nhuận. Phải bảo mật thông tin của khách hàng.

Không những thế, các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cũng cần tự gây dựng thương hiệu cho chính bản thân mình nhằm tạo niềm tin cho các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ ngày càng nhiều hơn.

CHƯƠNG 5

KT LUN VÀ KIN NGH

5.1 KT LUN:

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các DN nhỏ Việt Nam nói chung và DN nhỏ ngành TM- DV ở tỉnh Đồng Tháp nói riêng đều phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh hơn nữa. Qua nghiên cứu khảo sát thực tế nhìn chung các DN nhỏ trong lĩnh vực TM-DV ở tỉnh Đồng Tháp những năm qua không ngừng phát triển về số lượng và đóng góp không nhỏ vào GDP của tỉnh, đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu ngành. Bên cạnh đó, các DN này hiện nay cũng đã được sự quan tâm của các Sở, Ban ngành và chính quyền địa phương, tạo điều kiện để ngành TM-DV phát triển. Tuy nhiên do hạn chế về quy mô hoạt động nên các DN nhỏ hoạt động trong lĩnh vực TM-DV ở tỉnh Đồng Tháp thường gặp nhiều khó khăn về vốn, công nghệ, thiết bị kỹ thuật lạc hậu, trình độ quản lý và lao động thấp,… dẫn đến hiệu quả kinh doanh không cao, còn ở mức thấp chưa tương xứng với tiềm năng của vùng.

Mặc dù được sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ tuy nhiên thực trạng tiếp cận DVHT của các DN nhỏ trong lĩnh vực TM-DV nói riêng và các DN nhỏ ở tỉnh Đồng Tháp nói chung vẫn còn rất hạn chế. Do thông tin chưa được quán triệt sâu rộng, thủ tục pháp lý phức tạp và còn nhiều tiêu cực trong việc thực thi chính sách nên hiệu quả của DVHT chưa tốt. Bên cạnh đó chất lượng và mức độ sẵn có của DVHT tư nhân trên địa bàn còn thấp, thêm vào đó chi phí sử dụng có khá cao.

Các DN nhỏ ở tỉnh Đồng Tháp cần phát huy hơn nữa những ưu thế và vai trò của mình trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp cần tập trung những nguồn lực sẵn có, biến những điểm yếu, thách thức thành động lực vươn lên của mỗi doanh nghiệp.

5.2 KIN NGH:

5.2.1. Đối vi các Cơ quan, S, Ban Ngành trên địa bàn tnh Đồng Tháp Tháp

- Chính quyền địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi cho các DN có mặt bằng sản xuất phù hợp, không phân biệt thuế giữa các thành phần kinh tế mà chỉ nên phân biệt giữa các vùng, các lĩnh vực hoạt động.

- Tăng thêm hỗ trợ đào tạo, củng cố và tạo điều kiện cho các DN tiếp cận nguồn thông tin, mở rộng dịch vụ tư vấn. Nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ do Nhà Nước cung cấp.

- Các Bộ, Ban ngành cần đơn giản hóa các quy định, các thủ tục hành chính tạo điều kiện cho các DN tiếp cận với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

- UBND tỉnh nên thường xuyên tổ chức các cuộc gặp mặt, đối thoại với các doanh nghiệp: Hàng năm tổ chức các cuộc gặp mặt, đối thoại với doanh nghiệp nhằm trao đổi thông tin, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời tuyên dương, khen thưởng các doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong kinh doanh, có sáng tạo trong thiết kế mẫu mã và truyền dạy nghề.

- Kết hợp với ngân hàng phát triển quỹ bảo lãnh tính dụng cho các DN không có tài sản thế chấp, cầm cố nhưng có các dự án khả thi, hiệu quả cao.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện đăng ký, bảo hộ và chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm và dịch vụ, xây dựng thương hiệu, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO và các tiêu chuẩn quốc tế khác đối với các doanh nghiệp.

- Cùng với các hiệp hội kinh tế, câu lạc bộ DN để tổ chức các buổi tham quan, học hỏi kinh nghiệm như mô hình người kinh doanh giỏi, người buôn bán nhỏ có tiềm năng, …

5.2.2. Đối vi các DN nh hot động trong lĩnh vc TM- DV

-Chủ động liên kết, hợp tác với các DN nhỏ cùng ngành để cùng nhau phát triển, tăng uy tín cho cho sản phẩm của DN trên thị trường, sự thống nhất không cạnh tranh lẫn nhau để không bán hàng với giá quá thấp, liên kết để tạo nên chuỗi cửa hàng, hệ thống phân phối bán hàng quy mô, không cạnh tranh lẫn nhau để tạo uy tín và hình ảnh cho dòng sản phẩm Việt.

-Các DN nên minh bạch v ềtình hình tài chính của DN mình cũng như tạo uy tín thông qua việc kinh doanh hiệu quả, có chiến lược kinh doanh hợp lý để tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn từ phía các ngân hàng.

-Nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên quản lý cũng như là trình độ tay nghềcho người lao động.

-Đồng thời, cần tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại như các chương trình trưng bày, giới thiệu, quảng cáo và tiếp thị sản phẩm của DN.

-Thiết kế và vận hành website cho DN của mình tạo quảng bá hình ảnh, thương hiệu của DN trên th ịtrường.

-Không ngừng tiếp cận thông tin về sản phẩm, thịtrường tiêu thụ trong và ngoài nước thông qua các buổi triển lãm, hội chợ thương mại, ....

-Nhiệt tình tham gia vào các hiệp hội, các câu lạc bộ DN, …

5.2.3 Đối vi DN cung cp dch v h tr

- Tăng cường các kênh thông tin cung cấp thông tin dịch vụ hỗ trợ đến doanh nghiệp sử dụng: phương tiện thông tin đại chúng, các ấn phẩm định kỳ, các hiệp hội tổ chức.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ, giá cả hợp lý đặc biệt ở các dịch vụ pháp lý, dịch vụ tư vấn, nghiên cứu thị trường, huấn luyện đào tạo và dịch vụ viễn thông. - Đẩy mạnh tốc độ cung cấp các dịch vụ hỗ trợ.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, giải thích, quảng bá về các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức những khóa đào tạo miễn phí, những buổi hội thảo về sự cần thiết, nội dung và lợi ích của việc sử dụng các dịch vụ hỗ trợ, một số dịch vụ nên được cung cấp miễn phí thời gian đầu của Nhà Nước.

TÀI LIU THAM KHO

Cục Thống Kê Tỉnh Đồng Tháp, “Niên giám thống kê 2011”

Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích d liu nghiên cu vi SPSS, NXB Thống Kê

Lê Thị Diệu Hiền (2011), Phân tích thc trng tiếp cn dch v h tr kinh doanh ca các DN nh lĩnh vc Thương mi- dch v trên địa bàn Thành ph Cn Thơ

Lê Tấn Lộc (2011) Phân tích các yếu tốảnh hưởng đến năng lc cnh tranh ca các DN nh trong lĩnh vc TM-DV trên địa bàn thành ph Cn Thơ

Mai Văn Nam (2008), Giáo trình Nguyên lý thng kê kinh tế, NXB Văn Hóa Thông Tin

Mai Văn Nam (2008), Kinh tế lượng ( Econometrics), NXB Văn Hóa Thông Tin. Nguyễn Văn Công (2009), Giáo trình phân tích kinh doanh, Nhà Xuất Bản Đại

học Kinh tế Quốc Dân

Nguyễn Quốc Nghi, Mai Văn Nam (2011), Các nhân tố ảnh hưởng đến hiu qu

hot động kinh doanh ca các doanh nghip va và nhỏ ở thành ph Cn Thơ

Nguyễn Đức Trọng (2009), Phân tích hiu qu hot động kinh doanh ca các doanh nghip va và nhỏởĐồng bng Sông Cu Long

Phạm Thị Kim Anh (2010), Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiu qu hot

động kinh doanh ca các doanh nghip nh thuc lĩnh vc thương mi - dch v trên địa bàn Thành ph Cn Thơ

Võ Tuấn Ngọc (2008) ,Gii pháp phát trin các dch v h tr các DN nh thành ph Cn Thơ

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại dịch vụ ở tỉnh Đồng Tháp (Trang 97)