TỔNG QUAN VỀ CÁC DNNVV Ở TỈNH ĐỒNG THÁP

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại dịch vụ ở tỉnh Đồng Tháp (Trang 53)

3.2.1.1 S lượng doanh nghip

Theo thống kê trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2008 có 1415 doanh nghiệp vừa và nhỏ, năm 2009 là 1531 doanh nghiệp và tổng số doanh nghiệp trong năm 2010 là 1881 doanh nghiệp, đa số là các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 97.1%. Ta thấy số lượng tăng đáng kể so với năm 2008 là 412 doanh nghiệp tăng khoảng 22,55%.Điều này cho thấy số lượng DN nhỏ của tỉnh tăng khá nhanh BNG 3.5: S LƯỢNG VÀ T L DNNVV CA TNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐON 2008- 2010 ĐVT: Doanh nghip 2008 2009 2010 Tng s doanh nghip 1446 1583 1881 Doanh nghip nh và va 1415 1531 1827 Doanh nghip ln 31 52 54 Cơ cu(%) Tng s doanh nghip 100,0 100,0 100,0 Doanh nghip nh và va 97.9 96.7 97.1 Doanh nghip ln 2.1 3.3 2.9 (Ngun: Cc thng kê Đồng Tháp 2011)

Doanh nghiệp của tỉnh Đồng Tháp cũng như ở những tỉnh khác thuộc ĐBSCL đa số là DN nhỏ, chiếm trên 96% tổng số lượng doanh nghiệp toàn tỉnh còn lại là những doanh nghiệp lớn với số lượng hạn chế. Tuy số lượng DN nhỏ chiếm số đông trong tổng thể nhưng các DN nhỏ còn hạn chế về vốn, nhân lực, công nghệ... Những hạn chế trên đã làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc phát triển kinh doanh.

3.2.1.2 S lượng doanh nghip phân loi theo tiêu chí ngun vn

Qua bảng số liệu trên ta thấy nếu xét về tiêu chí nguồn vốn thì doanh nghiệp Tỉnh Đồng Tháp đa số đều là doanh nghiệp nhỏ và vừa, số lượng doanh nghiệp này chiếm khoảng 95% trong tổng số doanh nghiệp trên địa bàn. Doanh nghiệp nhỏ chiếm đa số trong tổng thể doanh nghiệp nhỏ và vừa với tỷ lệ trung bình qua các năm là 86%, doanh nghiệp vửa chỉ chiếm phần nhỏ khoảng 14% .Bên cạnh đó ta cũng thấy rằng tốc độ phát triển qua các năm của các loại hình doanh nghiệp cũng tăng đáng kể ngoại trừ loại hình doanh nghiệp nhỏ năm 2009

có giảm là do tình hình kinh tế biến động một số doanh nghiệp với số vốn nhỏ nên đã không trụ vững tuy nhiên đến năm 2010 thì loại hình doanh nghiệp này vẫn tiếp tục tăng cụ thể là tăng 329 doanh nghiệp tương đương gần 5%

BNG 3.6: S LƯỢNG VÀ T L DOANH NGHIP GIAI ĐON 2008- 2010 PHÂN THEO TIÊU CHÍ NGUN VN:

ĐVT:Doanh nghip

2008 2009 2010

Tng s doanh nghip 1446 1583 1881

Doanh nghiệp lớn(>100 tỷ VNĐ) 32 54 58 Doanh nghiệpvừa(>10 tỷ VNĐ) 107 236 201 Doanh nghiệpnhỏ(<10 tỷ VNĐ) 1307 1293 1622

Cơ cu(%)

TNG S DN 100,0 100,0 100,0

Doanh nghiệp lớn(>100 tỷ VNĐ) 2.21 3.41 3.08 Doanh nghiệpvừa (>10 tỷ VNĐ) 7.39 14.91 10.69 Doanh nghiệp nhỏ(<10 tỷ VNĐ) 90.40 81.68 86.23

(Ngun: Cc thng kê Đồng Tháp 2011)

3.2.1.3S lượng doanh nghipphân loi theo tiêu chí lao động

Nếu chia theo tiêu chí lao động thì số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa của Tỉnh Đồng Tháp thì doanh nghiệp nhỏ chiếm đa số có phần cao hơn tiêu chí nguồn vốn và trong đó doanh nghiệp vừa có phần ít hơn, được thể hiện qua bảng sau:

BNG 3.7: S LƯỢNG VÀ T L DOANH NGHIP GIAI ĐON 2008- 2010 PHÂN THEO TIÊU CHÍ LAO ĐỘNG:

ĐVT:Doanh nghip

2008 2009 2010

Tng s doanh nghip 1446 1583 1881

Doanh nghip ln (>100 LĐ) 30 33 54

Doanh nghip va và nh (<100LĐ) 1416 1550 1827

+ Doanh nghiệpvừa(>50 LĐ) 49 67 83 + Doanh nghiệp nhỏ(<50 LĐ) 1367 1483 1744

Cơ cu(%)

TNG S DN 100,0 100,0 100,0

Doanh nghip ln (>100 LĐ) 2.07 2.08 2.87

Doanh nghip va và nh (<100LĐ) 97.92 97.91 97.12

+ Doanh nghiệpvừa(>50 LĐ) 3.38 4.23 4.41 + Doanh nghiệp nhỏ(<50 LĐ) 94.54 93.68 92.71

Qua bảng phân tích thể hiện quy mô lao động của tỉnh Đồng Tháp tương đối nhỏ chủ yếu dưới 50 người, tập tập trung vào doanh nghiệp nhỏ chiếm 92% số lượng doanh nghiệp.Số lượng doanh nghiệp có số lao động 50 đến 300 người chiếm tỷ trọng từ 100 doanh nghiệp trở xuống. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa giữ mức ổn định qua các năm, trong đó doanh nghiệp nhỏ chiếm đa số trong tổng doanh nghiệp trong địa bàn vì đây là loại hình doanh nghiệp vừa phải số lao động ít dễ quản lý và linh hoat trong kinh doanh. Tỉnh Đồng Tháp có lực lượng lao động dồi dào, đã tạo điều kiện dễ dàng cho hầu hết các doanh nghiệp trong khu vực sản xuất kinh doanh tìm được lao động khi cần thiết. Tuy nhiên, trình độ tay nghề còn hạn chế so với các tỉnh thành trong và ngoài khu vực điều đó cũng góp phần làm giảm khả năng cạnh tranh và phát triển của các loại hình doanh nghiệp.

3.2.1.4 S lượng doanh nghip nh và va phân theo cơ cu ngành

Qua số liệu phân tích trong ba năm từ năm 2008- 2010 ở bảng phía dưới ta thấy trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Đổng Tháp thì tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng khá lớn trên 95%. Số doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong các ngành này đều tăng qua các năm, cụ thể là năm 2010 số lượng doanh nghiệp tăng 209 doanh nghiệp và TM -DV là 89 doanh nghiệp so với năm 2009. Số lượng doanh nghiệp nông nghiệp cũng tăng nhưng không đáng kể, tỷ trọng khu vực nông nghiệp có xu hướng giảm. Tuy nhiên trong đó về TM- DV vẫn tăng về số lượng nhưng lại giảm về tỷ trọng. Đây là vấn đề cần được quan tâm giải quyết

BNG 3.8: S LƯỢNG VÀ T L DOANH NGHIP GIAI ĐON 2008- 2010 THEO CƠ CU NGÀNH

ĐVT:Doanh nghip

2008 % 2009 % 2010 %

Công nghip- xây dng 813 57.46 866 56.56 1075 57.89 Thương mi - Dch vụ 562 39.72 614 40.10 730 39.31

Nông nghip 40 2.83 51 3.33 52 2.80

Tng s DN nh1.415 100,0 1.531 100,0 1.857 100,0

3.2.2 Vai trò ca DN nh ti tnh Đồng Tháp:

a) Doanh nghip va và nh góp phn gia tăng GDP ca tnh và là ngun tăng trưởng kinh tế

Đồng Tháp là một tỉnh nông nghiệp với sản lượng lúa hằng năm 2,4 triệu tấn , cung cấp cho xuất khẩu 316.00 tấn gạo, phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đang dần trở thành thế mạnh thật sự đóng góp trong nền kinh tế của tỉnh. Tổng giá trị tăng thêm (GDP) năm 2010 đạt 14.368 tỷ đồng (giá so sánh giá 1994), tăng 13,02% so với năm 2009; trong đó hoạt động của các doanh nghiệp đóng góp 26,81% GDP

b) Doanh nghip nh và va góp phn to công ăn vic làm cho người lao động, tăng thu nhp cho dân cưđịa phương

Theo số liệu thống kê hằng năm số người có nhu cầu làm việc là 40.000 người. Năm 2010 các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã giải quyết 47.559 lao động có việc làm, bình quân 01 DNNN có 287 lao động, với mức lương bình quân là 3,92 triệu đồng /người/tháng, khu vực DNTN có 26 lao động với mức lương bình quân là 2,28 triệu đồng/người/tháng, khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN có 195 lao động. DN nhỏ góp phần giải quyết việc làm cho số lao động tại doanh nghiệp, đồng thời tạo ra một số lượng công việc thời vụ rất lớn, mà có thể sử dụng số lượng lao động nhàn rỗi ở gia đình góp phần tạo ra thu nhập cho các hộ gia đình, nhất là các ngành nghề truyền thống như: thủ công mỹ nghệ, mây tre đan lát, dệt chiếu, đồ gốm

c) Doanh nghip nh và va có vai trò quan trng trong quá trình CNH-HĐH và chuyn dch cơ cu địa phương:

Các DN nhỏ muốn phát triển phải cải tiến đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường. Điều này góp phần làm phát triển thêm nhiều ngành nghề mới làm cho qua trình CNH-HĐH đất nước theo chiều sâu và cả chiều rộng. Trong những năm gần đây được sự hỗ trợ của Sở khoa học và công nghệ trong việc đổi mới công nghệ và nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có nhiều doanh nghiệp trên địa bàn được trang bị hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, HACCP, GMP...

DN nhỏ thường được bắt đầu bằng một nguồn vốn rất hạn hẹp và chủ yếu là từ người dân ít được sự trợ giúp từ bên ngoài. vì vậy nó giúp thu hút vốn từ dân cư rất lớn. Một số ngành nghề thủ công sử dụng lao động chân tay được DN nhỏ khai thác một cách hiệu quả như các ngành nghề truyền thống sử dụng độ tay nghề tinh xảo như: nghề trồng hoa cảnh, cây cảnh ở Thị xã Sa Đéc, ngề dệt chiếu Định Yên, Định An Lấp Vò, nghề sản xuất đồ gốm Châu Thành, dệt khăn choàng Hồng Ngự Bên cạnh đó DN nhỏ có khả năng khai thác khoảng trống thị trường như: có thể nhận thầu, ủy thác lại các DN lớn và có thể hoạt động ở nhiều lĩnh vực: công nghiệp, dịch vụ, thương mại, vận tải, bán lẻ...

e) Doanh nghip nh và va phát trin thúc đẩy s phát trin ca nông thôn

Các Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể xây dựng ở những vùng nông thôn để tận dụng nguồn nguyên liệu địa phương và phục vụ cho thị trường hạn chế ở địa phương đó... Trên cơ sở đó sẽ tạo nên bước phát triển nông thôn và tạo cầu nối giữa nông thôn và thành thị.

f) Doanh nghip nh và va góp phn tăng thêm s DN hot động ca tnh, đào to nhân tài cho công cuc phát trin tnh Đồng Tháp cũng như c

nước.

Tóm li: Doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của Tỉnh. Sự phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa kéo theo khai thác và phát huy triệt để các nguồn lực xã hội, tạo ra nhiều công ăn việc làm, giải quyết nạn thất nghiệp, nâng cao đời sống người dân góp phần xóa đói giảm nghèo, đồng thời sự phát triển của Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng kéo theo sự phát triển kinh tế ở các vung nông thôn,sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực phù hợp với từng giai đoạn phát triển của Tỉnh Đồng Tháp và cả nước. Bên cạnh đó sự phát triển của DN nhỏ sự phát triển của Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng là nơi đào tạo ra nhiều nhà doanh nghiệp tiêu biểu thành đạt, góp phần to lớn vào quá trình thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước trong tương lai.

3.3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIN NGÀNH TM- DV 2011-2015

- Phát triển khu vực kinh tế thương mại, dịch vụ với sự tham gia của các thành phần kinh tế, gắn liền với việc mở rộng giao thương với các tỉnh, thành

trong nước và tỉnh bạn Preyveng-Campuchia; khai thác, phát huy đạt hiệu quả cao tiềm năng kinh tế biên giới, đi đôi với việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường nước ngoài, tăng nhanh xuất khẩu.

- Sắp xếp lại mạng lưới bán lẻ, ưu tiên phát triển hệ thống kinh doanh bán lẻ hiện đại, ưu tiên quy hoạch và xây dựng các trung tâm thương mại cấp tiểu vùng (Sa Đéc, Hồng Ngự, Lấp Vò, Mỹ An, Mỹ Thọ, Thường Thới Tiền), các chợ đầu mối gạo, hoa kiểng, cá, heo, bò và trái cây, các chợ sỉ có khả năng phát luồng; đầu tư xây dựng mô hình cửa hàng tự chọn, các cửa hàng liên kế tại trung tâm các chợ huyện, thị, thành phố, xây dựng siêu thị, trung tâm bán sỉ, cửa hàng chuyên doanh hàng cao cấp; xây dựng hệ thống tổng kho lương thực, các kho ngoại quan, các kho bán buôn, khu Logitics để phân loại đóng gói, bảo quản hàng hóa.

- Ngành du lịch đặt trọng tâm vào hoạt động lữ hành, thu hút khách du lịch vào các khu du lịch sinh thái, du khảo văn hóa (khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, khu du lịch Xẻo Quít, khu di tích Gò Tháp, vườn quốc gia Tràm Chim, du lịch biên giới, khu di tích Nguyễn Sinh Sắc); xây dựng các sự kiện, lễ hội du lịch; hình thành 3 cụm du lịch (cửa khẩu, thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc) và 5 tuyến du lịch nội Tỉnh, liên kết xây dựng các tuyến du lịch với các nước.

- Phát triển đa dạng và đồng bộ các loại hình dịch vụ có giá trị gia tăng cao, có tác dụng thúc đẩy các ngành sản xuất và dịch vụ khác như vận tải, viễn thông và công nghệ thông tin, dịch vụ khoa học công nghệ, tư vấn, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, các dịch vụ đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao.

- Phấn đấu năm 2015, tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ đạt 65.500 tỷ đồng, tăng 20,0%/năm; kim ngạch xuất khẩu đạt 840 triệu USD, tăng 12,0%/năm, trong đó, xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Campuchia đạt 54 triệu USD; kim ngạch nhập khẩu đạt 588 tỷ đồng, tăng 6,9%/năm, trong đó, nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới Campuchia đạt 16 triệu USD; tổng doanh thu du lịch ăn uống-khách sạn đạt 190 tỷ đồng, tăngh 20,4%/năm, với số khách du lịch khoảng 735.000 lượt khách.

CHƯƠNG 4 KT QU NGHIÊN CU VÀ THO LUN 4.1 PHÂN TÍCH THC TRNG HIU QU HOT ĐỘNG KINH DOANH CA CÁC DN TRONG LĨNH VC TM - DV TNH ĐỒNG THÁP: 4.1.1 Yếu t th trường: 4.1.1.1 Đối vi cung ng đầu vào:

Ngun cung ng đầu vào:

Đầu vào là yếu tố rất quan trọng và không thể thiếu trong bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào, cả trong nông nghiệp, công nghiệp cũng như các hoạt động thương mại dịch vụ. Nguồn cung ứng đầu vào chất lượng đảm bảo, giá thành rẻ thì sản phẩm bán ra mới có chất lượng, chi phí giảm sẽ tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Bng 4.1: Ngun cung ng đầu vào cho DN

Ch tiêu S mu Phn trăm Ti địa phương 4 57,1 Các vùng lân cn 1 14,3 Khác 2 28,6 Tng 7 100 (Ngun: s liu điu tra năm 2012)

Qua điều tra cho thấy, nguồn cung ứng của doanh nghiệp hầu hết là trong tỉnh chiếm 57,1% DN, 14,3% DN là có nguồn cung ứng đầu vào từ các vùng lân cận và 28,6% DN có nguồn cung ứng từ các vùng khác chủ yếu là ĐBSCL . Đây là một điều thuận lợi cho các doanh nghiệp, nguồn cung ứng đầu vào có tại chổ nên doanh nghiệp có thể kiểm soát được chất lượng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn giảm chi phí vận chuyển về doanh nghiệp làm giảm giá thành của sản phẩm bán ra tăng khả năng cạnh tranh của DN.

Mc độ liên kết nhà cung ng:

Hầu hết các doanh nghiệp được phỏng vấn, 7 doanh nghiệp thì có 5 doanh nghiệp liên kết với nhà cung cấp chiếm 71,4%. Việc liên kết với nhà cung cấp sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp nguồn cung không bị thiếu hụt khi nhu cầu tăng lên và chất lượng của nguồn cung sẽ được rà soát và được kiểm tra kỹ lưỡng. Đây là

một ưu thế cho doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm khi đưa ra thị trường. Hình 4.1: Mc độ liên kết vi nhà sn xut ca DN 28.6% 71.4% Có liên kết Không liên kết (Ngun: s liu điu tra năm 2012) 4.1.1.2 Đối vi gii quyết đầu ra: Th trường tiêu th ca DN :

Các doanh nghiệp tỉnh Đồng Tháp nhìn chung mới được thành lập gần đây với quy mô nhỏ , do đó thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp này vẫn chưa rộng lắm.

Bng 4.2 Th trường tiêu th ca DN nh và siêu nh trong lĩnh vc TM- DV tnh Đồng Tháp:

Th trường tiêu thNhóm DN siêu nhNhóm DN nh

n % n % Ni b tnh Đồng Tháp 2 66.7 1 25 Đồng bng SCL 1 33.3 3 75 Toàn quc 0 0 0 0 Nước ngoài 0 0 0 0 Tng 3 100 4 100 (Ngun: s liu điu tra năm 2012)

Nhóm các doanh nghiệp nhỏ thì thị trường chủ yếu là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long chiếm 75% trong tổng số doanh nghiệp, chỉ có 25% DN là vẫn hoạt động trong nội bộ tỉnh và dự kiến năm 2012 các DN này sẽ phát triển ra các thị trường ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Nhóm các doanh nghiệp siêu nhỏ thì thị trường tiêu thụ chủ yếu là nội bộ tỉnh Đồng Tháp chiếm 66.7% trong tổng số doanh nghiệp. Chỉ có 33.3 % là vươn ra được thị trường ở đồng bằng sông Cửu Long . Điều này lý giải là do các doanh nghiệp này chủ yếu hoạt động dưới hình thức trung gian phân phối sản phẩm và

cũng một phần do mới thành lập nên thị trường hoạt động còn hạn chế hơn các doanh nghiệp nhỏ.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại dịch vụ ở tỉnh Đồng Tháp (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)