Trong quá trình hình thành và phát triển, các DN nhỏ gặp không ít những khó khăn, thách thức ngoài tầm kiểm soát của mình trong đó yếu tố chính trị và pháp luật chi phối đến hoạt động của các doanh nghiệp rất mạnh mẽ.
a) Môi trường chính trị:
Môi trường chính trị ở Việt Nam nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng ổn định hơn các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Chính trị ổn định có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, làm tăng nhu cầu tiêu dùng cho xã hội, giảm bớt rủi ro kinh doanh cho các doanh nghiệp, đồng thời sẽ tạo được lòng tin và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
b) Môi trường pháp luật
- Các văn bản pháp luật về đăng ký kinh doanh và đầu tư được ban hành tương đối đầy đủ, đồng bộ, quy định cụ thể về hồ sơ, thủ tục, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đăng ký kinh doanh, của doanh nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan đăng ký kinh doanh trong việc thực thi nhiệm vụ. Việc thống nhất sử dụng mã số thuế làm mã số doanh nghiệp trong thủ tục đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thành công thủ tục đăng ký doanh nghiệp trên Hệ thống đăng ký kinh doanh quốc gia trên phạm vi toàn quốc theo Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 và Thông tư số 14/2010/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã rút
ngắn thời gian và chi phí gia nhập thị trường cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế có được số liệu thống nhất về số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, cũng như tình hình thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Với chủ trương trên đã góp phần quan trọng vào cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh.
- Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Nhà nước trong năm 2010, đặc biệt là ngành thuế tỉnh đã triển khai thực hiện như: gia hạn thời gian nộp thuế TNDN theo quy định Thông tư số 39/2010/TT-BTC ngày 22/03/2010 của Bộ Tài chính, hoàn thuế GTGT đối với hàng hoá xuất khẩu theo Thông tư số 94/2010/TT-BTC ngày 30/6/2010 của Bộ Tài chính đã tác động tích cực đến sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và đã tháo gỡ phần nào những khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến mặt hàng nông, thuỷ sản để ổn định phát triển sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập:
• Về nhân thân người thành lập doanh nghiệp:
Do thông thoáng của Luật Doanh nghiệp, chưa có công cụ hiệu quả để kiểm tra nhân thân của người đăng ký thành lập doanh nghiệp, do đó chưa ngăn chặn được những tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp.
• Vềđịa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp:
Luật quy định doanh nghiệp tự kê khai và cam kết chịu trách nhiệm nên cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ ghi nhận theo đăng ký của doanh nghiệp (vì không bắt buộc ai xác nhận hoặc phải có hợp đồng thuê trụ sở) nên khi cần thiết liên hệ địa chỉ trụ sở chính của đơn vị không đúng, không có thật như đăng ký.
• Về vốn đăng ký:
Về vốn đầu tư ban đầu cũng như vốn điều lệ (trừ vốn pháp định): do doanh nghiệp tự kê khai và chịu trách nhiệm, cơ quan đăng ký kinh doanh không có chức năng kiểm tra chính xác về vốn đăng ký nên đôi khi xảy ra tình trạng kê khai vốn khống, không có vốn khi đăng ký kinh doanh.
• Về xử phạt vi phạm về đăng ký doanh nghiệp và thu hồi Giấy chứng nhận
Hầu hết các doanh nghiệp vi phạm về đăng ký kinh doanh đều thuộc trường hợp bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh, kinh doanh thua lỗ, mua bán hóa đơn tài chính,….Do đó, việc yêu cầu doanh nghiệp làm các thủ tục và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đa số đều không thu hồi được vì không thể liên hệ được với doanh nghiệp, đồng thời chưa có quy định nào để có hình thức chế tài nhằm hạn chế các trường hợp này.
Ngoài ra, có những khó khăn khách quan như các văn bản pháp luật còn nhiều điểm chồng chéo, thiếu rõ ràng và hiệu lực chưa cao. Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa được triển khai thành lập, phần nào cũng ảnh hưởng đến nhu cầu vốn của doanh nghiệp khi triển khai mở rộng sản xuất kinh doanh, cũng như giúp doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp
4.2.2.2 Môi trường kinh tế:
Năm 2011 tình hình kinh tế nước ta phát triển trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức. Đầu năm, giá các hàng hóa và vật tư chủ yếu trên thị trường thế giới biến động theo chiều hướng tăng. Một số nền kinh tế lớn mặc dù vừa phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng vẫn đang tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro và bất ổn. Tình trạng vỡ nợ công ở Hy Lạp và một số nước khu vực đồng Euro, bất ổn ở Bắc Phi, Trung Đông đã tác động trực tiếp đến tình hình kinh tế- xã hội Việt Nam ở các mức độ khác nhau. Ở trong nước, lạm phát tăng cao, thời tiết diễn biến phức tạp, một số vấn đề xã hội còn nhiều bất cập...
- Tuy tình hình kinh tế trong nước và thế giới biến động mạnh nhưng tốc độ tăng trưởng của tỉnh năm 2011 vẫn đạt 13% và luôn giữ ở mức khá cao. Với kết quả trên ta thấy được sự phát triển mạnh mẻ của tỉnh. Bên cạnh đó cũng góp phần vào việc khuyến khích các DN hoạt động kinh doanh, tạo môi trường tốt cho các doanh nghiệp.
- Bên cạnh các chính sách ưu đãi của Nhà nước thì Các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh luôn tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp hoạt động phát triển như đào tạo lao động có tay nghề, hỗ trợ lãi suất, phát triển cơ sở hạ tầng... qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các DN hoạt động kinh doanh, góp phần làm cho lợi thế của các DN của tỉnh ngày một tăng cao.
Tuy nhiên do lạm phát, giá cả nguyên liệu đầu vào tăng cao, chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất cho vay thỏa thuận, tình trạng thiếu điện, giá cả nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tăng cao,… trong khi đó đa số các doanh nghiệp của tỉnh với quy mô nhỏ, vốn ít, công nghệ sản xuất lạc hậu, việc tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng và tín dụng ưu đãi để đầu tư gặp nhiều khó khăn. Một số doanh nghiệp chế biến thủy sản phải giảm 30 - 50% công suất và các dự án đã đầu tư nhưng chậm đưa vào hoạt động vì thiếu nguyên liệu, nhất là vào những tháng cuối năm (người dân bỏ hầm, treo ao); thiếu lao động có tay nghề; thiếu điện, phải cắt giảm luân phiên. Từ đó, làm ảnh hưởng khá mạnh đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến công ăn việc làm của người lao động.
- Cty TNHH một thành viên Thương mại Dầu khí Đồng Tháp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xăng, dầu có sự quản lý của nhà nước về giá bán nên đơn vị gặp rất nhiều khó khăn về vốn hoạt động. Số lỗ năm 2010 là 195 tỷ đồng, ngoài ra số lỗ năm 2007 và 2008 là 235 tỷ đồng, đến thời điểm hiện nay vẫn chưa được Bộ Tài chính xem xét xử lý.
4.2.2.3 Môi trường văn hóa- xã hội
Về mặt lâu dài đây là nhân tố ảnh hưởng rộng lớn và sâu sắc nhất đến môi trường kinh doanh. .
Việt Nam nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng có một nguồn lao động dồi dào cung cấp nguồn lao động cho doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện nay thì lao động của Tỉnh có trình độ tương đối chưa cao và chưa đáp ứng được nhu cầu của DN đưa ra. Đội ngũ nhân lực kém chất lượng cũng góp phần làm giảm năng lực cạnh tranh của Tỉnh
Vì vậy nhằm góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác lao động - việc làm, hàng năm Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các ngành, địa phương tổ chức các lớp tập huấn, triển khai các văn bản mới, hướng dẫn ghi chép, cập nhật hồ sơ, sổ sách số liệu cho cán bộ làm công tác quản lý lao động, giải quyết việc làm từ tỉnh đến cơ sở (xã, phường, thị trấn) các hội đoàn thể tại địa phương. Bình quân mỗi năm mở từ 2 - 3 lớp với tổng số lượt cán bộ được dự tập huấn, triển khai bình quân trên 300 người; số cán bộ này sau khi được tập huấn đã thực hiện khá tốt công tác tham mưu, đề xuất, tổ chức triển
khai, thực hiện tại các ngành, địa phương cơ sở; góp phần thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, dự án hoạt động của Chương trình việc làm.
4.2.2.4 Môi trường công nghệ:
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật diễn ra nhanh chóng trong thời gian gần đây đã làm cho chu kỳ sống của công nghệ ngày càng bị rút ngắn. Những năm qua hoạt động khoa học công nghệ ở Đồng Tháp đã không ngừng đổi mới và phát huy hiệu quả thông qua đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ và góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa trong quá trình hội nhập, nhất là hàng thủy sản, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.
Các doanh nghiệp đặc biệt là các DN nhỏ dần dần đã đổi mới máy móc, thiết bị công nghệ phù hợp, góp phần làm tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, là cơ sở để mở rộng thị trường hàng hóa cả trong và ngoài nước. Nếu nhìn nhận về xu thế đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp thì hai xu hướng chủ yếu đó là ứng dụng tự động hóa vào sản xuất và tăng cường kỹ thuật an toàn Tuy nhiên, theo Cục phát triển doanh nghiệp – Bộ kế hoạch và đầu tư, về trình độ sử dụng công nghệ, chỉ có khoảng 8% số DN nhỏ đạt trình độ công nghệ tiên tiến (phần lớn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Còn về doanh nghiệp trong nước, hầu hết đang sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu. Đặc biệt, khả năng cạnh tranh về công nghệ của các doanh nghiệp là khá thấp.
Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô một khi xuất hiện phạm vi ảnh hưởng của nó rất rộng lớn và lâu dài. Nó tác động đồng thời đến các tổ chức trong nhiều ngành kinh doanh hoặc lĩnh vực hoạt động. Đây là những yếu tố bên ngoài mà doanh nghiệp khó có thể kiểm soát được.
Kết luận về DN nhỏ trong lĩnh vực TM- DV ở tỉnh Đồng Tháp:
Qua việc phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến HĐKD của DN nhỏ trong lĩnh vực TM- DV ở tỉnh Đồng Tháp, ta có thể rút ra các kết luận sau:
- Đối với môi trường bên ngoài:
+ Chính trị, pháp luật: các chính sách pháp luật của nhà nước ngày càng được cải thiện mạnh mẽ, thông thoáng tạo điều kiện cho các DN nhỏ dễ dàng hơn trong việc đăng kinh doanh, phát triển sản xuất, tuy nhiên vẫn còn một số điểm
bất cập trong luật tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp lách luật. Về phía các doanh nghiệp thì ý thức chấp hành luật của một số bộ phân doanh nghiệp chưa cao. + Kinh tế: tình trạng lạm phát, lãi suất, tỷ giá,…leo thang đã kéo theo hàng loạt DN nhỏ phải tăng chi phí đầu vào làm giảm khả năng cạnh tranh về giá. + Văn hóa, xã hội: người tiêu dùng ngày càng khó tính trong việc lựa chọn sản phẩm nên các DN cần có những chiêu PR khuyến mãi hơn nên sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng ngày càng gay gắt hơn.
+ Công nghệ: Sự bùng nổ của khoa học công nghệ ngày càng làm cho chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng ngắn lại, nếu các doanh nghiệp không kịp thời cập nhật các công nghệ mới thì khó có thể nâng cao khả năng cạnh tranh.
- Đối với môi trường bên trong doanh nghiệp:
+ Nguồn lực tài chính của các DN nhỏ còn hạn hẹp, vì thế doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn khi muốn mở rộng quy mô sản xuất, mua sắm máy móc, thiết bị, đào tạo nhân lực,…trong khi khả năng tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, quỹ bảo lãnh tín dụng của các doanh nghiệp còn gặp nhiều bất cập.
+ Nguồn nhân lực: đa số lao động ở các DN nhỏ có trình độ tay nghề chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Vì thế các doanh nghiệp phải tốn thời gian và chi phí để đào tạo lại cho lực lượng lao động này. Năng lực quản lý của các chủ doanh nghiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm để điều hành công việc, chưa có khả năng hoạch định những chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp. + Thị trường tiêu thụ: thị trường tiêu thụ của DN nhỏ chủ yếu vẫn là thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu cũng chưa được nhiều doanh nghiệp chú ý. Vì DN nhỏ yếu thế về vốn, trình độ lao động, công nghệ, các hoạt động marketing, xúc tiến bán hàng,… nên khó có thể vươn mình ra biển lớn.
+ Hoạt động marketing, xúc tiến bán hàng, quảng bá thương hiệu: chưa nhiều DN nhỏ thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại và bán hàng nguyên nhân là do DN nhỏ chưa có đủ khả năng về tài chính và kinh nghiệm để thực hiện các hoạt động xúc tiến mang tính tầm cỡ và dài hạn.
- Đối với tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ: ngoại trừ các dịch vụ viễn thông, tin học còn lại những dịch vụ khác như: tư vấn, thiết kế, nghiên cứu thị trường, pháp lý,…chưa nhiều các DN nhỏ tiếp cận vì họ chưa có nhiều thông tin về các loại
hình dịch vụ này, kết hợp với chi phí của các dịch vụ chưa có tính cạnh tranh trong khi chất lượng chưa cao nên nhiều doanh nghiệp còn e ngại khi tiếp cận.
4.3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO CÁC DN TRONG LĨNH VỰC TM- DV Ở TỈNH ĐỒNG THÁP:
Từ những phân tích trên, ta có thể rút ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của DN nhỏ TM- DV ở tỉnh Đồng Thápnhư sau:
4.3.1 Cơ sởđề ra giải pháp: 4.3.1.1 Điểm mạnh:
- Các DN nhỏ rất linh hoạt, có khả năng nhanh chóng thích nghi với các nhu cầu và thay đổi của thị trường.
- Phần lớn sản phẩm của DN nhỏ nhằm phục vụ tại chỗ, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng tại những phân khúc thị trường hẹp và khó vào. - Doanh nghiệp chỉ cần một số vốn hạn chế, mặt bằng không lớn, các điều kiện sản xuất đơn giản là đã có thể bắt đầu hoạt động.
- Bộ máy tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt, dễ quản lý, dễ quyết định.
4.3.1.2 Điểm yếu:
- Quy mô nhỏ, vốn ít, do đó các DN nhỏ thường lâm vào tình trạng thiếu vốn khi muốn mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường hay tiến hành đổi mới nâng cấp công nghệ, thiết bị.
- Khó khăn trong việc tìm kiếm, thâm nhập thị trường và phân phối sản phẩm do thiếu thông tin về thị trường. Doanh nghiệp thiếu những thông tin về cơ chế chính sách, đến các thông tin về giá cả thị trường, marketing…
- Trình độ lao động cũng như năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.
- Các doanh nghiệp chỉ mới chú trọng vào sản phẩm mà chưa chú ý nhiều đến các khâu tạo nên giá trị gia tăng như nghiên cứu và phát triển sản phẩm, xúc tiến tiếp thị.
- Mặt bằng sản xuất của các DN nhỏ gặp rất nhiều khó khăn do không tìm