DOANH CỦA CÁC DN TRONG LĨNH VỰC TM- DV Ở TỈNH ĐỒNG THÁP:
4.2.1. MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG: 4.2.1.1 Nguồn nhân lực
a) Số lượng lao động Bảng 4.11: Số lao động của DN
ĐVT: người
Chỉ tiêu Cao nhất Thấp nhất Trung bình Độ lệch chuẩn DN DV Lao động nữ 1 4 2,5 2,12 Tổng số lao động 9 16 12,5 4,94 DN TM Lao động nữ 0 4 2 1,14 Tổng số lao động 4 21 11,2 7,25 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2012)
Số lao động trung bình trong các DN DV khảo sát khoảng 12,5 người, thấp nhất là 9 người và cao nhất là 16 người. Trong đó, số lao động nữ trung bình là 2 người cao nhất là không có lao động nữ và cao nhất là 4 người chủ yếu làm công việc hành chính. Ở những doanh nghiệp TM thì số lao động trung bình là 8,8 người trong số đó số lao động nữ ít nhất là không có lao động cao nhất là 4 và trung bình là 2 các DN có ít lao động tham gia sản xuất hoặc công việc hành chính là do quy mô của doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp không cần quá nhiều lao động. Việc sử dụng ít lao động sẽ làm giảm chi phí nhân công nhưng có thể gây khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh, vì một người có thể phải đảm nhận nhiều công việc ở nhiều vị trí khác nhau, không đi sâu vào chuyên môn dễ dẫn đến hiệu quả công việc sẽ không cao. Nhưng nếu doanh nghiệp thừa lao động thì thứ nhất sẽ làm tăng chi phí nhân công, lợi nhuận giảm, thứ hai sẽ làm cho năng suất lao động không đạt được kết quả cao nhất.
b) Chất lượng nguồn lao động
Nguồn nhân lực trong DN không chỉ thể hiện ở số lượng mà quan trọng là chất lượng của nguồn nhân lực, một DN có lực lượng lao động có tay nghề cao và trình độ chuyên môn cao sẽ mang lại năng suất lao động cao và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
+ Trình độ của người quản lý DN
Trình độ học vấn của người lãnh đạo DN hay chủ DN có thể không phản ánh chính xác kinh nghiệm làm việc thực tế hay phán đoán thị trường của họ nhưng phần nào nó cũng có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các DN. Một DN có hiệu quả hoạt động kinh doanh cao thường đi đôi với một nhà lãnh đạo được đào tạo sâu rộng kiến thức chuyên môn. Mà điều này lại được thể hiện qua trình độ học vấn của họ.
Bảng 4.12: Trình độ học vấn của người lãnh đạo cao nhất
Chỉ tiêu Số mẫu Phần trăm
Trung học phổ thông trở xuống 1 14.4
Trung học chuyên nghiệp 3 42.8
Đại học- cao đẳng 3 42.8
Trên đại học 0 0
Tổng 7 100
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2012)
Với trình độ của chủ DN, chiếm tỷ lệ cao nhất là Đại học – cao đẳng với 3 DN chiếm 42,8%, trong đó có 1 DN nhỏ DV chiếm 14,3 %. Kế đến là TH chuyên nghiệp trở xuống có 3 DN chiếm 42,8%( trong đó có 1 DN DV chiếm 14,3 %) điều này sẽ gây ra khó khăn cho họ trong việc quản lý sổ sách công ty. Mặc dù họ có thể thuê mướn người bên ngoài nhưng nếu không hiểu rõ tình hình DN của mình thì sẽ rất rủi ro cho DN của họ vì không gì đáng tin hơn là bản thân họ. Còn lại là trình độ trung học phổ thông với 1 DN và ở trình độ trên Đại học la không có doanh nghiệp nào .
+ Trình độ người lao động
Qua điều tra thực tế cho thấy số lao động có trình độ đại học cao đẳng chiếm một tỷ lệ chưa cao cụ thể là 9 trong tổng số 25 lao động đối với DN DV chiếm 36% và đối với DN TM thì con số này chỉ là 12,5 % đây là một con số rất
thấp còn lao động có trình độ cao đẳng trung cấp đối với DN DV chiếm đến 64% tổng số lao động trong doanh nghiệp và con số này còn nhỏ hơn đối với DN TM khi chỉ chiếm 39,3 % còn phần lớn là lao động đã qua đào tạo nghề hoặc trung học phổ thông trở xuống do các doanh nghiệp hầu hết đều là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ với những công việc không đòi hỏi trình độ cao nên chủ doanh nghiệp không yêu cầu cao về trình độ chủ yếu là làm những công việc chân tay. Tuy vậy chất lượng lao động thấp ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN.
Bảng 4.13: Trình độ người lao động: DN DV DN TM Chỉ tiêu Số lượng (người) Phần trăm Số lượng (người) Phần trăm Đại học 9 36 7 12,5 Cao đẳng 5 20 8 14,3 Trung cấp 11 44 14 25 Phổ thông và sơ cấp 0 0 18 32,1
Lao động đã qua đào tạo nghề
0 0 11 16,1
Tổng 25 100 56 100
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2012)
Thu nhập bình quân/năm của người lao động là 27,92 triệu đồng; tức 2,327
.Có những lao động có thu nhập bình quân 12 triệu/năm, tức 1 triệu/tháng. Đây là mức thu nhập rất thấp so với mặt bằng giá cả bây giờ. Nguyên nhân có thể do chất lượng lao động còn thấp, các doanh nghiệp tận dụng lợi thế lao động với chi phí thấp để tối đa hóa lợi nhuận.
Với mức lương không hấp dẫn, không thỏa đáng với sức lao động mà người lao động đã bỏ ra thì các doanh nghiệp khiến người lao động làm việc không nhiệt tình, năng suất không cao và có thể họ sẽ tìm đến những doanh nghiệp khác có mức thu nhập tốt hơn, đó là điều bất lợi cho các doanh nghiệp. Về phía các DN, một phần do các DN mới thành lập và với quy mô nhỏ nên chưa thể thuê những lao động có trình độ cao do phải trả lương cao hoặc do mới thành lập họ chưa có điều kiện phát triển tay nghề cho người lao động. Và do những lao động
giỏi thường có xu hướng tìm việc ở những công ty lớn, hoạt động lâu năm trên thị trường, vì ở đó lương cao và chế độ chính sách cho người lao động tốt hơn. Vì thế, các DN nên cải thiện những hạn chế trên bằng cách tạo niềm tin và có chế độ đãi ngộ tốt để thu hút người lao động.
4.2.1.2 Vốn và cơ cấu nguồn vốn: a) Tổng nguồn vốn a) Tổng nguồn vốn
Qua kết quả điều tra cho thấy, tổng nguồn vốn của các DN trên địa bàn là tương đối thấp, trung bình chỉ 2.467 triệu đồng. Nguồn vốn cao nhất là 5.219 triệu đồng và thấp nhất chỉ có 200 triệu đồng với độ lệch chuẩn lên tới 2.035. Khoảng chênh lệch này quá lớn, điều này cho thấy đa phần các DN đều là DN siêu nhỏ
Bảng 4.14 Quy mô vốn của các DN trong lĩnh vực TM- DV
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn DN DV Vốn chủ sở hữu 1050 2009,8 1529 678,68 Tổng nguồn vốn 2270,61 3010 2640 522,82 DN TM Vốn chủ sở hữu 200 4500 2280 1940,87 Tổng nguồn vốn 200 5219 2904 2330,64 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2012)
Vốn chủ sở hữu tham gia vào hoạt động kinh doanh của DN DV cao nhất là 2 tỷ, thấp nhất 1,05 tỷ và trung bình là 1,5 tỷ; trong khi đó DN TM thì số vốn này cao nhất là 200 thấp nhất là 4500 và trung bình là 1940,87 triệu số vốn còn lại DN phải vay vốn từ bên ngoài, DN phải gánh chịu chi phí này khá lớn, do dó các DN nên giảm bớt tỷ lệ vay bên ngoài và tăng thêm vốn CSH để cắt giảm chi phí tiền lãi vay, tăng thêm lợi nhuận.
b) Cơ cấu nguồn vốn:
Vốn chủ sở hữu
Trong cơ cấu nguồn vốn DN TM vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhiều nhất, cao nhất là 100% ( DN hoàn toàn không vay mượn bên ngoài), thấp nhất 40%, trung
bình 77% với độ lệch chuẩn là 29,49. Còn đối với DN DV thì vốn chủ sở hữu chiếm trung bình lấ,75 % trong tổng nguồn vốn DN có 100% vốn chủ sở hữu chiếm khoảng 57,14% số DN khảo sát. Vốn chủ sở hữu cao nên DN không phải bỏ ra một khoản chi phí khi đi vay vốn bên ngoài, sẽ làm tăng lợi nhuận của các DN và vốn chủ sở hữu cũng sẽ mang tính chủ động hơn trong việc quản lý và sử dụng.
Bảng 4.15: Cơ cấu nguồn vốn của DN TM-DV
ĐVT:%
Chỉ tiêu Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn DN TM Vốn chủ sở hữu 40 100 77 29,49 Vốn vay ngân hàng, tổ chức tín dụng 0 40 14 17,81 Vay cá nhân 0 25 7 10,95 Tín dụng thương mại 0 10 2 4,47 DN DV Vốn chủ sở hữu 35 88,5 61,75 37,83 Vốn vay ngân hàng, tổ chức tín dụng 0 20 10 14,14 Vay cá nhân 11,5 20 15,75 6,01 Tín dụng thương mại 0 25 12,5 17,67 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2012) Vay ngân hàng và tổ chức tín dụng:
Đây là nguồn tài trợ xếp thứ hai sau vốn chủ sở hữu, chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 14% trong tổng nguồn vốn của các DN TM và 10% trong tổng nguồn vốn của DN DV. Đây là nguồn hỗ trợ tương đối an toàn vì lãi suất không quá cao do hiện nay có rất nhiều ngân hàng cạnh trạnh. Nếu các DN kinh doanh hiệu quả và đảm bảo thanh toán uy tín, đúng thời hạn thì có thể tận dụng khoản vay này nhằm đem lại lợi nhuận cho DN do đây là một trong những khoản chi phí trước thuế, sẽ tiết kiệm được một phần tiền thuế. Tuy nhiên, do những hạn chế về nhân lực và quản lý nên các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng các
ràng, minh bạch,…nên chưa tạo được sức thuyết phục đối với ngân hàng và ngân hàng cũng khó có thể đánh giá đúng thực trạng của doanh nghiệp và rất ngại rót vốn. Hơn nữa, các DN nhỏ không có đủ tài sản thế chấp, điều kiện vay vốn phức tạp, nên doanh nghiệp khó có thể tiếp cận với nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng.
Vay cá nhân: Vay từ các cá nhân bên ngoài chiếm tỷ trọng trung bình ,
khoảng 7% trong cơ cấu nguồn vốn đối với DN TM và 15,7% . Nguồn vốn này thường lãi suất rất cao. Họ chỉ vay trong thời gian ngắn để đáp ứng nhu cầu vốn nhất thời. Nếu vay từ người thân hoặc bạn bè thì đây cũng được xem là một khoản vay mang tính chất an toàn vì lãi suất vừa phải, nhưng nếu là “vay nóng” thì sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các DN.
Tín dụng thương mại : Đây là nguồn tài trợ từ nhà cung cấp hay từ khách
hàng trên cơ sở tín nhiệm của họ đối với các DN. Chẳng hạn như các khoản phải trả người bán hay các khoản khách hàng trả tiền trước. Đây là hình thức nợ ngắn hạn được sử dụng rộng rãi nhất. Năm 2011, tỷ trọng trung bình của nguồn tài trợ này chiếm 2% tổng nguồn vốn của các DN TM và 12,5 % đối với DN DV. Khoản tín dụng thương mại này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong vấn đề đầu vào của sản xuất. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều DN chưa được hưởng các khoản tài trợ này (khoảng 89,72%). Nguyên nhân có thể do số lượng các DN mới thành lập là cao, chưa tạo được sự tín nhiệm cho khách hàng cũng như nhà cung cấp. Về sau, điều này nên được khuyến khích nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho DN trong việc chủ động nguồn vốn kinh doanh của mình.
4.2.1.3 Tình hình đầu tư vào hoạt động kinh doanh của các DN TM-DV
Tình hình đầu tư vào hoạt động kinh doanh của các DN bao gồm tình hình mở rộng mặt bằng sản xuất, xây dựng thêm nhà xưởng, văn phòng mới cũng như mua sắm máy móc, thiết bị công nghệ. Đây là tiền đề để mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Bảng 4.16: Tình hình đầu tư vào hoạt động của các DN năm 2011, dự kiến 2012 Thực hiện 2011 Dự kiến 2012 Chỉ tiêu Có Không Có Không Chưa nghĩđến Mở rộng mặt bằng sản xuất mới 42,9 51,7 28,6 46,9 28,6 Xây dựng nhà xưởng, văn phòng mới trên mặt bằng hiện có. 28,6 71,4 14,3 57,1 28,6 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2012) a) Mở rộng mặt bằng sản xuất Tình hình mở rộng mặt bằng sản xuất của các DN cũng còn khá thấp, khoảng 42,9% tổng số DN đã thực hiện mở rộng và cũng không thay đổi nhiều trong thời gian sắp tới và chủ yếu việc mở rộng mặt bằng là của các doanh nghiệp nhỏ. Điều này có thể được giải thích là do họ chưa có nhu cầu mở rộng vì tình hình kinh doanh hiện nay với mặt bằng như thế là phù hợp. Cũng có thể do họ có nhu cầu như không có vốn để mở rộng hoặc chưa được
b) Xây dựng nhà xưởng, văn phòng mới
Trong năm 2012, có khoảng 14,3% DN thực hiện việc xây dựng nhà xưởng, văn phòng mới và có khoảng 85,7% DN sẽ không xây dựng thêm nhà xưởng hay văn phòng mới vào năm 2012. Nguyên nhân có thể do các DN mới thành lập và thị trường tiêu thụ còn ít, chưa hoàn vốn lại được nhiều nên nếu đầu tư quá nhiều vào các loại tài sản cố định này sẽ rất rủi ro cho sự tồn tại của các DN.
4.2.1.5 Công nghệ :
Với sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông đã tạo điều kiện cho việc nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí đầu vào, đẩy nhanh quá trình cung cấp các sản phẩm và dịch vụ với chi phí thấp nhất, tiện lợi nhất, nhanh chóng và kịp thời sẽ thuận lợi hơn trong việc thu hút khách hàng, từ đó làm cho hiệu quả hoạt động được nâng cao
Bảng 4.17: Số máy vi tính trong doanh nghiệp Chỉ tiêu Số mẫu Phần trăm Không có 0 0 Từ 1-5 máy 5 71,5 Từ 6-10 máy 2 28,5 Trên 10 máy 0 0 Tổng 7 100 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2012)
Theo số liệu điều tra thực tế thì số máy vi tính mà doanh nghiệp trang bị phần lớn là từ 1-5 máy chiếm đến 71,5% DN khảo sát còn lại chỉ có 28,5% là trang bị từ 6-10 máy do chủ yếu là DN nhỏ và siêu nhỏ nên cũng không cần quá nhiều máy vi tính và điều đáng nói là không có DN nào khong có máy vi tính chứng tỏ các DN đã biết quan tâm trong việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất
Ngoài việc mua sắm máy vi tính đề hỗ trợ việc tính toán lưu trữ sổ sách thì DN cũng cần kết nối internet cho số máy vi tính đó để có thể tìm kiếm thông tin thành lập website cho DN và có thể mua bán với khách hàng qua email
Hình 4.8: Tình hình sử dụng internet vào sản xuất kinh doanh
57.2%
42.8%
Đã kết nối Chưa kết nối
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2012)
Qua số liệu điều tra thực tế cho thấy chỉ có 3 DN là đã sử dụng internet trong sản xuất kinh doanh chiếm 42,8% trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay thì các DN nên chú trọng hơn trong việc sử dung internet để quảng bá sản phẩm chứ khong phải chỉ dùng máy vi tính để lưu trữ hồ sơ sổ sách.
4.2.1.6 Tiếp cận dịch vụ hỗ trợ
Các dịch vụ hỗ trợ là một trong những đầu vào quan trọng của doanh nghiệp, doanh nghiệp sử dụng những dịch vụ này để nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng thị trường và tăng khả năng cạnh tranh. Khác với các doanh nghiệp lớn có
85.7% 14.3% Đã tiếp cận DV hỗ trợ mặt bằng Chưa tiếp cận DV hỗ trợ mặt bằng
thể tự thực hiện được những dịch vụ cần thiết, các DN nhỏ khó có thể tự thực hiện các dịch vụ hỗ một cách có hiệu quả do hạn chế về trình độ nguồn nhân lực, chi phí thực hiện, cách thức thực hiện,…
a) Thực trạng tiếp cận các DVHT của nhà nước
Trong 7 DN khảo sát thì chỉ có 1 DN là có tiếp cận với DVHT của nhà nước và đó là hỗ trợ về mặt bằng sản xuất do các DN chủ yếu là các DN nhỏ và siêu nhỏ nên thiếu vốn để mở rộng mặt bằng sản xuất đổi mới trang thiết bị, mở rộng thị trường để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác
Qua điều tra ta thấy, hiện nay có tới 85,7% DN hoạt động trong lĩnh vực TM-DV chưa từng được hỗ trợ về mặt bằng sản xuất,