Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật diễn ra nhanh chóng trong thời gian gần đây đã làm cho chu kỳ sống của công nghệ ngày càng bị rút ngắn. Những năm qua hoạt động khoa học công nghệ ở Đồng Tháp đã không ngừng đổi mới và phát huy hiệu quả thông qua đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ và góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa trong quá trình hội nhập, nhất là hàng thủy sản, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.
Các doanh nghiệp đặc biệt là các DN nhỏ dần dần đã đổi mới máy móc, thiết bị công nghệ phù hợp, góp phần làm tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, là cơ sở để mở rộng thị trường hàng hóa cả trong và ngoài nước. Nếu nhìn nhận về xu thế đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp thì hai xu hướng chủ yếu đó là ứng dụng tự động hóa vào sản xuất và tăng cường kỹ thuật an toàn Tuy nhiên, theo Cục phát triển doanh nghiệp – Bộ kế hoạch và đầu tư, về trình độ sử dụng công nghệ, chỉ có khoảng 8% số DN nhỏ đạt trình độ công nghệ tiên tiến (phần lớn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Còn về doanh nghiệp trong nước, hầu hết đang sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu. Đặc biệt, khả năng cạnh tranh về công nghệ của các doanh nghiệp là khá thấp.
Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô một khi xuất hiện phạm vi ảnh hưởng của nó rất rộng lớn và lâu dài. Nó tác động đồng thời đến các tổ chức trong nhiều ngành kinh doanh hoặc lĩnh vực hoạt động. Đây là những yếu tố bên ngoài mà doanh nghiệp khó có thể kiểm soát được.
Kết luận về DN nhỏ trong lĩnh vực TM- DV ở tỉnh Đồng Tháp:
Qua việc phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến HĐKD của DN nhỏ trong lĩnh vực TM- DV ở tỉnh Đồng Tháp, ta có thể rút ra các kết luận sau:
- Đối với môi trường bên ngoài:
+ Chính trị, pháp luật: các chính sách pháp luật của nhà nước ngày càng được cải thiện mạnh mẽ, thông thoáng tạo điều kiện cho các DN nhỏ dễ dàng hơn trong việc đăng kinh doanh, phát triển sản xuất, tuy nhiên vẫn còn một số điểm
bất cập trong luật tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp lách luật. Về phía các doanh nghiệp thì ý thức chấp hành luật của một số bộ phân doanh nghiệp chưa cao. + Kinh tế: tình trạng lạm phát, lãi suất, tỷ giá,…leo thang đã kéo theo hàng loạt DN nhỏ phải tăng chi phí đầu vào làm giảm khả năng cạnh tranh về giá. + Văn hóa, xã hội: người tiêu dùng ngày càng khó tính trong việc lựa chọn sản phẩm nên các DN cần có những chiêu PR khuyến mãi hơn nên sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng ngày càng gay gắt hơn.
+ Công nghệ: Sự bùng nổ của khoa học công nghệ ngày càng làm cho chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng ngắn lại, nếu các doanh nghiệp không kịp thời cập nhật các công nghệ mới thì khó có thể nâng cao khả năng cạnh tranh.
- Đối với môi trường bên trong doanh nghiệp:
+ Nguồn lực tài chính của các DN nhỏ còn hạn hẹp, vì thế doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn khi muốn mở rộng quy mô sản xuất, mua sắm máy móc, thiết bị, đào tạo nhân lực,…trong khi khả năng tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, quỹ bảo lãnh tín dụng của các doanh nghiệp còn gặp nhiều bất cập.
+ Nguồn nhân lực: đa số lao động ở các DN nhỏ có trình độ tay nghề chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Vì thế các doanh nghiệp phải tốn thời gian và chi phí để đào tạo lại cho lực lượng lao động này. Năng lực quản lý của các chủ doanh nghiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm để điều hành công việc, chưa có khả năng hoạch định những chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp. + Thị trường tiêu thụ: thị trường tiêu thụ của DN nhỏ chủ yếu vẫn là thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu cũng chưa được nhiều doanh nghiệp chú ý. Vì DN nhỏ yếu thế về vốn, trình độ lao động, công nghệ, các hoạt động marketing, xúc tiến bán hàng,… nên khó có thể vươn mình ra biển lớn.
+ Hoạt động marketing, xúc tiến bán hàng, quảng bá thương hiệu: chưa nhiều DN nhỏ thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại và bán hàng nguyên nhân là do DN nhỏ chưa có đủ khả năng về tài chính và kinh nghiệm để thực hiện các hoạt động xúc tiến mang tính tầm cỡ và dài hạn.
- Đối với tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ: ngoại trừ các dịch vụ viễn thông, tin học còn lại những dịch vụ khác như: tư vấn, thiết kế, nghiên cứu thị trường, pháp lý,…chưa nhiều các DN nhỏ tiếp cận vì họ chưa có nhiều thông tin về các loại
hình dịch vụ này, kết hợp với chi phí của các dịch vụ chưa có tính cạnh tranh trong khi chất lượng chưa cao nên nhiều doanh nghiệp còn e ngại khi tiếp cận.