- Thu thập số liệu thứ cấp: được thu thập tại Niên giám thống kê và từ các báo, tạp chí, internet, công trình nghiên cứu của một số tác giả…
- Thu thập số liệu sơ cấp: bằng cách phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ ở tỉnh Đồng Tháp
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp phân tích các tỷ số tài chính, thống kê mô tả , so sánh để mô tả thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh của các DN nhỏ trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ ở Đồng Tháp
Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, bảng tần số, biểu đồ,
PEST để thấy rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DN trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ ở Đồng Tháp
Mục tiêu 3: Dựa vào các kết quả phân tích và phân tích SWOT để đề xuất
giải pháp
2.2.2.1 Phương pháp so sánh
-Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích các hiện tượng kinh tế. Phương pháp này bao gồm:
-So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế.
-So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia, giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.
2.2.2.2. Phương pháp thống kê mô tả (Descriptive statistics)
Thống kê là tổng hợp các phương pháp lý thuyết và ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên những số liệu và thông tin thu thập được.
Thống kê mô tả là một trong hai chức năng chính của thống kê (thống kê mô tả và thống kê ứng dụng). Thống kê mô tả là tập hợp tất cả các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu.
-Giá trị trung bình: Mean, Average: bằng tổng tất cảcác giá trịbiến quan sát chia cho sốquan sát.
-Số trung vị(Median, kí hiệu: Me) là giá trị của biến đứng ởgiữa của một dãy số đã được sắp xếp theo thứtựtăng hoặc giảm dần. Sốtrung vịchia dãy sốlàm 2 phần, mỗi phần có sốquan sát bằng nhau.
-Mode (kí hiệu: Mo): là giá trịcó tần số xuất hiện cao nhất trong tổng số hay trong một dãy số phân phối.
-Phương sai: là trung bình giữ bình phương các độ lệch giữa các biến và trung bình của các biến đó.
1 ) ( 1 2 2 − − = ∑ = n x N i i x µ σ
-Độ lệch chuẩn là căn bậc hai của phương sai
2.2.2.3 Phương pháp phân tích tần số
Sử dụng bảng phân phối tần số: là bảng tóm tắt dữ liệu được xếp thành từng tổ khác nhau, dựa trên những tần số xuất hiện của các đối tượng trong cơ sở dữ liệu để so sánh tỷ lệ, phản ánh số liệu.
2.2.2.4 Mô hình PEST
Gồm 4 yếu tố: Pháp luật-chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, công nghệ. Đây là 4 yếu tố có ảnh hưởng mạnh đến các ngành kinh tế, các yếu tố này là các yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp và doanh nghiệp phải chịu các tác động của nó như một yếu tố khách quan. Doanh nghiệp dựa trện các tác động sẽ đưa ra những chính sách, hoạt động kinh doanh phù hợp.
2.2.2.5 Phân tích ma trận SWOT
Mô hình phân tích SWOT là một mô hình rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ hình thức kinh doanh nào. SWOT là tập hợp các chữ cái đầu của tiếng anh : Strenghs ( Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats ( Nguy cơ).
SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh. SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh
doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm - dịch vụ…
SWOT O (Opportunities) T (Threats)
S (Strengths) SCHIử dụẾng N LđiƯỢểm mC SO ạnh
Tận dụng cơ hội
CHIẾN LƯỢC ST Khắc phục điểm yếu Tận dụng điểm mạnh
W (Weaknesses) HCHIạn chẾN Lế các ƯỢđiC WO ểm yếu Lợi dụng các cơ hội
CHIẾN LƯỢC WT Hạn chếđiểm yếu Tránh các mói đe dọa
Từ mô hình ma trận SWOT, chúng ta có 4 chiến lược:
- Chiến lược SO (chiến lược điểm mạnh – cơ hội): là chiến lược sử dụng những điểm mạnh bên trong doanh nghiệp để tận dụng những cơ hội bên ngoài.
- Chiến lược WO (chiến lược điểm yếu – cơ hội): là chiến lược nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài.
- Chiến lược ST (chiến lược điểm mạnh – đe dọa): là chiến lược sử dụng các điểm mạnh của doanh nghiệp để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hưởng của những mối đe dọa bên ngoài.
- Chiến lược WT (chiến lược điểm yếu – đe dọa): là các chiến lược phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe dọa từ bên ngoài.
CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1. GIỚI THIỆU VỀĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1 Điều kiện tự nhiên
+ Vị trí địa lý
• Đồng Tháp là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong giới hạn 10°07’-10°58’ vĩ độ Bắc và 105°12’-105°56’ kinh độ Đông,
• Diện tích tự nhiên: 3.374 km2
HÌNH 3.1: BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH ĐỒNG THÁP
(Nguồn:www.dongthap.gov.vn)
+ Ranh giới hành chính:
-Phía bắc giáp tỉnh Prây Veng (Cam pu chia) trên chiều dài biên giới 47,8 km với 4 cửa khẩu: Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước,
-Phía nam giáp Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phía tây giáp An Giang, -Phía đông giáp Long An và Tiền Giang.
-Tỉnh lỵ của Đồng Tháp hiện nay là thành phố Cao Lãnh, cách thành phố Hồ Chí Minh 162 km. Đồng Tháp có hai đô thị loại III là thành phố Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc.
+ Tổ chức hành chính: Đến năm 2010, tỉnh Đồng Tháp bao gồm 1 thành phố, 2 thị xã, 9 huyện
BẢNG 3.1: ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH TỈNH ĐỒNG THÁP
(Nguồn: Niên giám thống kê Đồng Tháp 2011)
+ Về giao thông:
-Hai nhánh sông Cửu Long chảy qua tạo nên hệ thống giao thông thủy thuận lợi. Hai bến cảng nằm bên bờ sông Tiền giúp vận chuyển hàng hóa thuận tiện với biển Đông và nước bạn Campuchia, là “cửa ngõ” của vùng nguyện liệu, nông, thủy sản, thực phẩm. STT Tên đơn vị Số xã, phường, thị trấn Dân số (Người) Diện tích (Km2) 1. Thành phố Cao Lãnh 15 166.220 107 2. Thị xã Sa Đéc 9 103.840 60 3. Thị xã Hồng Ngự 7 78.089 122 4. Huyện Tân Hồng 9 91.686 311 5. Huyện Hồng Ngự 11 144.536 210 6. Huyện Tam Nông 12 105.107 474 7. Huyện Thanh Bình 13 154.838 341 8. Huyện Tháp Mười 13 136.651 528 9. Huyện Cao Lãnh 18 201.092 491 10. Huyện Lấp Vò 13 180.524 246 11. Huyện Lai Vung 12 160.241 238 12. Huyện Châu Thành 12 151.669 246
-Hệ thống giao thông có quốc lộ 30, 80 và 54 chạy qua cùng với các tuyến quốc lộ N1, N2 sẽ triển khai thi công trong thời gian tới tạo thuận lợi để Đồng Tháp gắn kết chặt chẽ với TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ và liên tỉnh
-Thành phố Cao Lãnh cách quốc lộ 1A 36km, cách Tp. Hồ Chí Minh 162km. Nằm trên bờ sông Cao Lãnh (một nhánh nhỏ của sông Tiền tách ra sau 15km lại chảy vào sông Tiền), ở ngay sát Đồng Tháp Mười mênh mông, từ xa xưa Cao Lãnh đã là một đô thị sầm uất và là trung tâm kinh tế của Đồng Tháp.
-Có tuyến xe khách trực tiếp từ Tp. Hồ Chí Minh, Mỹ Tho, Cần Thơ, Vĩnh Long và Long Xuyên tới Cao Lãnh. Thị xã Sa Đéc cách Tp. Hồ Chí Minh 143km, nằm ở nút giao giữa Vĩnh Long và Long Xuyên.
+Khí hậu
Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, đồng nhất trên địa giới toàn tỉnh, có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 82,5%, số giờ nắng trung bình 6,8 giờ/ngày. Lượng mưa trung bình từ 1.170 – 1.520 mm, tập trung vào mùa mưa, chiếm 90 – 95% lượng mưa cả năm. Đặc điểm khí hậu này tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện.
+ Đặc điểm địa hình
Địa hình Đồng Tháp được chia thành 2 vùng lớn: vùng phía Bắc sông Tiền (có diện tích tự nhiên 250.731 ha, thuộc khu vực Đồng Tháp Mười, địa hình tương đối bằng phẳng, hướng dốc Tây Bắc – Đông Nam); vùng phía Nam sông Tiền (có diện tích tự nhiên 73.074 ha, nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, địa hình có dạng lòng máng, hướng dốc từ hai bên sông vào giữa).
3.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
+Tài nguyên đất
Đồng Tháp có 4 nhóm đất chính: nhóm đất phù sa (có diện tích 191.769 ha, chiếm 59,06% diện tích đất tự nhiên. Đây là nhóm đất thuộc đã trải qua lịch sử canh tác lâu dài, phân bố khắp 10 huyện thị (trừ huyện Tân Hồng); nhóm đất phèn (có diện tích 84.382 ha, chiếm 25,99% diện tích tự nhiên, phân bố khắp 10 huyện, thị (trừ thị xã Cao Lãnh); đất xám (có diện tích 28.150 ha, chiếm 8,67% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu trên địa hình cao ở huyện Tân Hồng và huyện
Hồng Ngự); nhóm đất cát (có diện tích 120 ha, chiếm 0,04% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở Động Cát và Gò Tháp, huyện Tháp Mười).
Đất đai của Đồng Tháp có kết cấu mặt bằng kém bền vững lại tương đối thấp, nên làm mặt bằng xây dựng đòi hỏi kinh phí cao, nhưng rất phù hợp cho sản xuất lượng thực.
+ Tài nguyên rừng
Trước đây đa số các diện tích ẩm, lầy thấp ở Đồng Tháp Mười được bao phủ bởi rừng rậm, cây tràm được coi là đặc thù của Đồng Tháp Mười. Do khai thác không hợp lý đã làm giảm đến mức báo động, gây nên mất cân bằng sinh thái. Ngày nay, nguồn rừng chỉ còn quy mô nhỏ, diện tích rừng tràm còn dưới 10.000 ha. Động vật, thực vật rừng rất đa dạng có rắn, rùa, cá, tôm, trăn, cò, cồng cộc, đặc biệt là sếu cổ trụi.
Rừng của tỉnh có: rừng tràm (phân bổ chủ yếu ở huyện Tam Nông, Tháp Mười, Cao Lãnh); rừng bạch đàn (ở huyện Tân Hồng. Phân theo công dụng có: rừng đặc dụng (phân bổ ở Vườn Quốc Gia Tràm Chim, Khu di tích Xẻo Quýt, Gò Tháp), rừng phòng hộ, rừng sản xuất .
+ Tài nguyên khoáng sản
Đồng Tháp là tỉnh rất nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu có: cát xây dựng các loại, phân bố ở ven sông, cồn hoặc các cù lao, là mặt hàng chiến lược của tỉnh trong xây dựng; sét gạch ngói: có trong phù sa cổ, trầm tích biển, trầm tích sông, trầm tích đầm lầy, phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh với trữ lượng lớn; sét cao lanh có nguồn trầm tích sông, phân bố ở các huyện phía bắc tỉnh; than bùn: có nguồn gốc trầm tích từ thế kỷ thứ IV, phân bố ở huyện Tam Nông, Tháp Mười với trữ lượng khoảng 2 triệu m3.
+Tài nguyên nước
Nước mặt: Đồng Tháp Mười ở đầu nguồn sông Cửu Long, có nguồn nước mặt khá dồi dào, nguồn nước ngọt quanh năm không bị nhiễm mặn. Ngoài ra còn có hai nhánh sông Sở Hạ và sông Sở Thượng bắt nguồn từ Campuchia đổ ra sông Tiền ở Hồng Ngự. Phía Nam còn có sông Cái Tàu Hạ, Cái Tàu Thượng, sông Sa Đéc… hệ thống kênh rạch chằng chịt.
Nước ngầm: Đồng Tháp có nhiều vỉa nước ngầm ở các độ sâu khác nhau, nguồn này hết sức dồi dào, mới chỉ khai thác, sử dụng phục vụ sinh hoạt đô thị và nông thôn, chưa đưa vào dùng cho công nghiệp.
+ Tài nguyên sinh vật
• Thực vật
Hệ thực vật ở Đồng Tháp rất phong phú với nhiều hệ sinh thái khác nhau, đặc biệt là hệ sinh thái ngập nước. Tỉnh có 14.900 ha diện tích đất lâm nghiệp, chủ yếu là rừng tràm ngập nước. Vườn quốc gia Tràm Chim và rừng tràm Xẻo Quýt là là hai khu vực có hệ sinh thái ngập nước phong phú nhất của tỉnh.
Ngoài tràm, sen cũng là loài thực vật chiếm số lượng áp đảo ở Đồng Tháp. Đặc biệt, tỉnh có loài sen kỳ lạ, lá to hơn cái nia, có thể cho phép một người nặng khoảng 60 kg đứng bên trên. Loài sen này được trồng ở chùa Phước Kiển, xã Hoà Tân, huyện Châu Thành. Theo tài liệu tra cứu, đây là loài sen Victoria Regia, mọc rất nhiều ở khu vực sông Amazon, Nam Mỹ.
• Động vật
Theo thống kê trên Website tỉnh Đồng Tháp, hệ động vật của tỉnh có khoảng 40 loài cá, 198 loài chim, và hàng chục loài bò sát v.v. Vườn quốc gia Tràm Chim và rừng tràm Xẻo Quýt là nơi sinh trưởng của nhiều loại động vật quý hiếm: rắn, rùa, sếu đầu đỏ (hạc), bồ nông, ngan cánh trắng, vịt trời v.v. Đặc biệt, sếu đầu đỏ có tên khoa học là Grus antigone, là một loài chim quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và của thế giới. Khác với các loài chim khác, sếu chỉ kiếm ăn trên mặt đất, nên phải di trú nơi khác để tránh mùa nước nổi của vùng Đồng Tháp Mười. Vì vậy, chỉ có thể xem sếu từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau.
Tóm lại về điều kiện tự nhiên, địa bàn tỉnh Đồng Tháp có những lợi thế sau:
- Tuy là một tỉnh nhỏ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng Tháp vẫn còn một nguồn tài nguyên đất đai, sông rạch khá phong phú. Đây là điều kiện thuận lợi để Tỉnh phát triển đồng bộ các khu vực kinh tế, xây dựng các khu kinh tế mang tính chất tiểu vùng như khu công nghiệp theo hướng chế biến nông sản và phục vụ nông ngư nghiệp, khu chợ đầu mối lúa gạo - trái cây, khu thương mại tập trung, khu dân cư mới… phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Tỉnh có vị trí nằm sát vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và biên giới phía Tây của Việt Nam với Vương quốc Campuchia với mạng lưới giao thông thủy phong phú, thuận lợi.
- Sau khi các dự án đường N1, N2-Hồ Chí Minh, cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống, tuyến lộ nối đường xuyên Á với cửa khẩu quốc tế Dinh Bà hoàn thành, sẽ tạo điều kiện mở ra trục giao thông xuyên tâm Đồng Tháp Mười, kết nối trực tiếp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Tây vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với Vương quốc Campuchia, tạo điều kiện thuận lợi để Đồng Tháp thu hút đầu tư, phát huy hiệu quả sản xuất kinh tế nông ngư nghiệp và phát triển bền vững kinh tế công thương nghiệp, làm cơ sở cho việc phát triển đồng bộ giữa các khu vực kinh tế, giữa đô thị - nông thôn, phù hợp với nhịp độ công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế của tỉnh nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, đồng bộ với cải thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.
- Tuy nhiên do quá trình điều tiết lũ sông Mê Kông tại khu vực thượng lưu, kết hợp với tình hình mực nước biển có khuynh hướng ngày càng tăng theo quá trình biến đổi khí hậu và sẽ tác động trực tiếp đến chế độ thủy văn trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt là chế độ lũ và mực nước mùa kiệt, dẫn đến việc bố trí không gian phát triển lãnh thổ, các kết cấu hạ tầng đều phải đặt trên cơ sở tiên lượng và hạn chế các tác động này trong tương lai.
3.1.3 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp 3.1.3.1 Điều kiện xã hội 3.1.3.1 Điều kiện xã hội
Dân số đồng tháp là 1.662.461 người trong đó người kinh chiếm 99,3%,còn lại là người Hoa và Khơmer...Hơn 20,4% dân số là tín đồ phật giáo Hòa-Hảo, Cao Đài Thiên Chúa...Đến cuối năm 2010 dân số toàn tỉnh là 1.670.493, trong đó