3.1.3.1 Điều kiện xã hội
Dân số đồng tháp là 1.662.461 người trong đó người kinh chiếm 99,3%,còn lại là người Hoa và Khơmer...Hơn 20,4% dân số là tín đồ phật giáo Hòa-Hảo, Cao Đài Thiên Chúa...Đến cuối năm 2010 dân số toàn tỉnh là 1.670.493, trong đó hơn 1,3 triệu người sống ở nông thôn. Năm 2009 lực lượng lao động toàn tỉnh là 166.642 người thì ở nông thôn chiếm 1,3 triệu người
BẢNG 3.2: DÂN SỐ TRUNG BÌNH 2010 PHÂN THEO HUYỆN, THỊ, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH
ĐVT:Người
Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn Các chỉ tiêu Tổng số Nam Nữ Thành thị Nông thôn Thành phố Cao Lãnh 162.220 80.795 81.425 89.746 72.474 Thị xã Sa Đéc 103.840 51.526 52.314 66.348 37.492 Thị xã Hồng Ngự 78.089 39.186 38.903 41.004 37.085 Huyện Tân Hồng 91.686 48.119 43.567 11.780 79.906 Huyện Hồng Ngự 144.536 71.739 72.797 0 144.536
Huyện Tam Nông 105.107 52.474 52.633 10.249 94.858
Huyện Thanh Bình 154.838 76.674 78.164 13.069 141.769
Huyện Tháp Mười 136.651 67.748 68.903 19.361 117.290
Huyện Cao Lãnh 201.092 99.584 101.508 12.932 188.160
Huyện Lấp Vò 180.524 89.549 90.975 11.334 169.190
Huyện Lai Vung 160.241 79.388 80.853 8.164 152.077
Huyện Châu Thành 151.669 75.716 75.953 12.655 139.014
Tổng số 1.670.499 832.498 873.995 296.642 1.373.851
(Nguồn: Niên giám thống kê Đồng Tháp 2011)
Tính đến năm 2010 dân số tỉnh đồng tháp 1.670.493 người chiếm 9,67% dân số ĐBCL và khoảng 2,07% so với cả nước là một tỉnh có số dân khá đông ở ĐBSCL, với tỷ lệ tăng dân số hằng năm là 18.000 người. Dân số tập trung chủ yếu ở nông thôn khu vực thành thị là 296.642 người (chiếm 17,75%), nông thôn là 1.373.851 người (chiếm 82.25%), trong đó giới tính nam chiếm 49,83%
BẢNG 3.3:LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG CÁC NGÀNH KINH TẾ
ĐVT:Người
Các chỉ tiêu 2008 2009 2010
Nông nghiệp và lâm nghiệp 607.948 609.898 609.217
Thủy sản 45.130 45.233 45.333
Công Nghiệp và xây dựng 81.441 86.007 91.737
Thương mại - dịch vụ 178.357 179.947 182.231
Tổng số 912.876 921.085 928.518
(Nguồn: Niên giám thống kê Đồng Tháp 2011)
Lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2010 của Tỉnh có khoảng 1,124 triệu người , trong đó, thành thị 245 ngàn người, nông thôn 879 ngàn người. Số người có khả năng lao động khoảng 1,03 triệu người, trong đó, số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân khoảng 968 ngàn người chiếm 86% số người trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị còn dưới 3%. Tỷ lệ lao động trong khu vực nông - lâm - thuỷ sản 70,4%, khu vực công nghiệp - xây dựng 10%, khu vực thương mại - dịch vụ 19,6%. Lao động đã qua đào tạo nghề đạt 26,6% còn thấp. Vì vậy vấn đề đặt ra là người lao động phải được đào tạo và đào tạo thích nghi với cơ chế thị trường và đáp ứng nhu cầu của tỉnh trong xu thế hội nhập..
Tính đến cuối năm 2010 trên địa bàn tỉnh có 01 trường Cao đẳng nghề; 03 trường Trung cấp nghề; 14 Trung tâm dạy nghề, 15 cơ sở dạy nghề tư nhân, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung tâm Giới thiệu việc làm…trên địa bàn tỉnh có tham gia dạy nghề với quy mô hàng năm đào tạo cho trên 22.000 người thuộc các cấp độ đào tạo từ dạy nghề thường xuyên, dạy nghề cho lao động nông thôn, sơ cấp đến cao đẳng nghề đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh lên 40%.
3.1.3.2 Tình hình kinh tế
BẢNG 3.4: TỔNG SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THEO GIÁ SO SÁNH PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ (GIÁ 1994)
ĐVT:Triệu đồng Chỉ tiêu Tổng Số Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Thương mại và dịch vụ 2008 11.440.069 5.371.873 2.651.751 3.416.445 2009 12.713.051 5.596.521 3.124.324 3.992.206 2010 14.368.145 5.854.931 3.810.333 4.702.881
(Nguồn: Niên giám thống kê Đồng Tháp 2011)
HÌNH 3.2: CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN GDP QUA CÁC NĂM 2007, 2008, 2009, 2010 Chỉ số phát triển GDP (Năm trước=100%) 115.79 116.56 111.13 113.02 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 2007 2008 2009 2010 Năm
(Nguồn: Niên giám thống kê Đồng Tháp 2010)
Năm 2008, giá trị GDP ước tính 11.440 tỷ đồng (giá 1994), tăng 16,56% so với năm 2007, vượt kế hoạch 1,56%, là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay; trong đó, khu vực nông nghiệp tăng 6,81% (KH 6,7%), khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 38,28% (KH 30%), khu vực thương mại - dịch vụ tăng 19,14% (KH 19,6%). GDP bình quân đầu người ước đạt 6,793 triệu đồng, tương đương 615 USD (KH 598 USD), tăng 15,8% so với năm 2007.
Năm 2008, tỷ trọng khu vực nông nghiệp chiếm 46,96% (KH 47,8%), giảm 4,28%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 23,18% (KH 21,7%), tăng 3,64%; khu vực thương mại - dịch vụ chiếm 29,86% (KH 30,5%), tăng 0,64% so với năm 2007.
Cuối năm 2008 bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Giá dầu thô và giá nhiều loại nguyên liệu, hàng hoá khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng giữa năm kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước; lạm phát xảy ra tại nhiều nước trên thế giới; khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm; thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất vì vậy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Đồng Tháp có sụt giảm, nhưng vẫn giữ ở mức khá :
Tổng giá trị gia tăng (GDP) năm 2009 ước đạt 12.713 tỷ đồng (giá 1994), tăng 11,09% so với năm 2008 (KH 13%); trong đó, khu vực nông - lâm - thuỷ sản 5.596 tỷ đồng, tăng 4,18% (KH 4,5%); khu vực công nghiệp - xây dựng 3.124 tỷ đồng, tăng 17,6% (KH 25,5%), khu vực thương mại - dịch vụ 3.992 tỷ đồng, tăng 16,91% (KH 16,6%). GDP bình quân đầu người ước đạt 7,631 triệu đồng, tương đương 691 USD (KH 690 USD), tăng 12,2% so với năm 2008.
Cơ cấu kinh tế (GDP) tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, nhưng có chậm lại. Cơ cấu kinh tế ước đạt: - Theo giá 1994: khu vực nông - lâm - thuỷ sản 44,03% (KH 43,4%), giảm 2,93%; khu vực công nghiệp - xây dựng 24,54% (KH 25,8%), tăng 1,36%; khu vực thương mại - dịch vụ 31,43% (KH 30,8%), tăng 0,57% so với năm 2008; Theo giá thực tế: khu vực nông - lâm - thuỷ sản 53,08%, giảm 2,5%; khu vực công nghiệp - xây dựng 20,10%, tăng 0,95%; khu vực thương mại - dịch vụ 26,82%, tăng 1,55% so với năm 2008.
Đến năm 2010 Kinh tế Tỉnh giữ được đà phát triển, tăng dần tốc độ tăng trưởng: Kinh tế Tỉnh phát triển khá trên cả 3 khu vực, nỗi trội là khu vực thương mại - dịch vụ và khu vực công nghiệp - xây dựng. Tổng giá trị gia tăng (GDP) năm 2010 ước đạt 14.368 tỷ đồng (giá 1994), tăng 13,02% so với năm 2009; trong đó, khu vực nông nghiệp đạt 5.855 tỷ đồng, tăng 4,62%; khu vực công
nghiệp - xây dựng đạt 3.810 tỷ đồng, tăng 21,96%, khu vực thương mại - dịch vụ đạt 4.703 tỷ đồng, tăng 17,80%. GDP bình quân đầu người ước đạt 8,561 triệu đồng, tương đương 775 USD, tăng 12,5% so với năm 2009.
Cơ cấu kinh tế (GDP) chuyển dịch tích cực, ước đạt: khu vực nông nghiệp 40,75%, giảm 3,28%; khu vực công nghiệp - xây dựng 26,52%, tăng 1,98%; khu vực thương mại - dịch vụ 32,73%, tăng 1,3% so với năm 2009.
HÌNH 3.3: CƠ CẤU KINH TẾ QUA BA NĂM 2008, 2009, 2010 46.96 44.03 40.75 23.18 24.54 26.52 29.86 31.43 32.73 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2008 2009 2010 Năm nông nghiệp công nghiệp - xây dựng thương mại - dịch vụ
(Nguồn: Niên giám thống kê Đồng Tháp 2011)
Tóm lại về tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh Đồng Tháp
- Thị trường lao động trên địa bàn tỉnh còn nhiều bất cập, các yếu tố của thị trường mới được tạo lập, một số cơ chế điều tiết sự phát triển của thị trường, giải quyết quan hệ cung - cầu lao động chưa hình thành đồng bộ, thiếu bền vững.
- Các ngành nghề thu hút nhiều lao động của tỉnh phát triển chưa đa dạng, phong phú chỉ tập trung một số lĩnh vực như: may mặc, chế biến thủy sản, chế biến thức ăn thủy sản…nên chưa đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động, nhất là lao động nữ.
- Chất lượng nguồn lao động vẫn còn thấp cả về chuyên môn, ngoại ngữ, tay nghề; tác phong công nghiệp, ý thức chấp hành kỷ luật lao động…do vậy chưa đáp ứng những yêu cầu cơ bản của nhà tuyển dụng, nhất là những doanh
nghiệp có thu nhập khá, việc làm ổn định và đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
- Cơ cấu kinh tế của Tỉnh hiện nay là nông nghiệp - thương mại dịch vụ và công nghiệp, trong đó nông nghiệp đang đóng vai trò chủ đạo, tạo nguồn nội lực cho công cuộc phát triển của Tỉnh. Tốc độ phát triển trong những năm qua tương đối khá, nhưng chưa ổn định do còn chịu nhiều ảnh hưởng của lũ lụt, chưa bền vững do yếu tố vốn và lao động chiếm tỷ trọng cao trong khi các ngành có hàm lượng công nghệ cao còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
- Trong một chừng mực, ngành thương mại dịch vụ và công nghiệp bắt đầu phát triển đã tạo cho Tỉnh một nền sản xuất kinh doanh đa dạng, năng động, nhưng chưa phát huy hết sức mạnh. Phần lớn các cơ sở công nghiệp đều có quy mô nhỏ (trừ số cơ sở mới đầu tư xây dựng), được đầu tư ít, kỹ thuật và trang bị kém, công nghệ chưa được cải tiến nhiều dẫn đến thiếu lợi thế so sánh trên thương trường, Tỉnh còn thiếu các "công nghiệp nguồn" và thiếu nhiều cơ sở có công nghệ bảo quản chế biến hiện đại, làm đầu tàu phát triển cho toàn Tỉnh, chưa có chiến lược xúc tiến đầu tư dẫn đến khả năng thu hút đầu tư kém; ngành xây dựng cũng chưa có các công ty lớn về thiết kế và xây dựng có khả năng đảm đương các công trình xây dựng lớn.
- Các ngành thương mại dịch vụ bao gồm các ngành thương nghiệp, xuất nhập khẩu, du lịch, vận tải, ngân hàng, giáo dục, y tế, văn hóa thể dục thể thao, tuy có nhiều nỗ lực trong đầu tư phát triển nhưng chưa hình thành được các trung tâm lớn, chưa xây dựng được chiến lược sản phẩm và chiến lược thị trường, xuất khẩu chủ yếu là nông sản sơ chế, giá cả bấp bênh, chưa có chiến lược xúc tiến thương mại và du lịch dẫn đến khả năng cạnh tranh kém, tốc độ tăng trưởng còn thấp, chưa có khả năng dẫn đạo sản xuất công, nông nghiệp.
- Kinh tế phát triển góp phần nâng cao mức sống của đại bộ phận dân cư, nhất là tại khu vực đô thị, nhưng một bộ phận dân cư ở nông thôn vẫn còn khó khăn, sự phân hóa giàu nghèo còn cao. Công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo tuy có được tập trung giải quyết nhưng chưa thật sự vững chắc.
3.2 TỔNG QUAN VỀ CÁC DNNVV Ở TỈNH ĐỒNG THÁP 3.2.1 Số DNNVV hoạt động kinh doanh ở tỉnh Đồng Tháp 3.2.1 Số DNNVV hoạt động kinh doanh ở tỉnh Đồng Tháp
3.2.1.1 Số lượng doanh nghiệp
Theo thống kê trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2008 có 1415 doanh nghiệp vừa và nhỏ, năm 2009 là 1531 doanh nghiệp và tổng số doanh nghiệp trong năm 2010 là 1881 doanh nghiệp, đa số là các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 97.1%. Ta thấy số lượng tăng đáng kể so với năm 2008 là 412 doanh nghiệp tăng khoảng 22,55%.Điều này cho thấy số lượng DN nhỏ của tỉnh tăng khá nhanh BẢNG 3.5: SỐ LƯỢNG VÀ TỶ LỆ DNNVV CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2008- 2010 ĐVT: Doanh nghiệp 2008 2009 2010 Tổng số doanh nghiệp 1446 1583 1881 Doanh nghiệp nhỏ và vừa 1415 1531 1827 Doanh nghiệp lớn 31 52 54 Cơ cấu(%) Tổng số doanh nghiệp 100,0 100,0 100,0 Doanh nghiệp nhỏ và vừa 97.9 96.7 97.1 Doanh nghiệp lớn 2.1 3.3 2.9 (Nguồn: Cục thống kê Đồng Tháp 2011)
Doanh nghiệp của tỉnh Đồng Tháp cũng như ở những tỉnh khác thuộc ĐBSCL đa số là DN nhỏ, chiếm trên 96% tổng số lượng doanh nghiệp toàn tỉnh còn lại là những doanh nghiệp lớn với số lượng hạn chế. Tuy số lượng DN nhỏ chiếm số đông trong tổng thể nhưng các DN nhỏ còn hạn chế về vốn, nhân lực, công nghệ... Những hạn chế trên đã làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc phát triển kinh doanh.
3.2.1.2 Số lượng doanh nghiệp phân loại theo tiêu chí nguồn vốn
Qua bảng số liệu trên ta thấy nếu xét về tiêu chí nguồn vốn thì doanh nghiệp Tỉnh Đồng Tháp đa số đều là doanh nghiệp nhỏ và vừa, số lượng doanh nghiệp này chiếm khoảng 95% trong tổng số doanh nghiệp trên địa bàn. Doanh nghiệp nhỏ chiếm đa số trong tổng thể doanh nghiệp nhỏ và vừa với tỷ lệ trung bình qua các năm là 86%, doanh nghiệp vửa chỉ chiếm phần nhỏ khoảng 14% .Bên cạnh đó ta cũng thấy rằng tốc độ phát triển qua các năm của các loại hình doanh nghiệp cũng tăng đáng kể ngoại trừ loại hình doanh nghiệp nhỏ năm 2009
có giảm là do tình hình kinh tế biến động một số doanh nghiệp với số vốn nhỏ nên đã không trụ vững tuy nhiên đến năm 2010 thì loại hình doanh nghiệp này vẫn tiếp tục tăng cụ thể là tăng 329 doanh nghiệp tương đương gần 5%
BẢNG 3.6: SỐ LƯỢNG VÀ TỶ LỆ DOANH NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2008- 2010 PHÂN THEO TIÊU CHÍ NGUỒN VỐN:
ĐVT:Doanh nghiệp
2008 2009 2010
Tổng số doanh nghiệp 1446 1583 1881
Doanh nghiệp lớn(>100 tỷ VNĐ) 32 54 58 Doanh nghiệpvừa(>10 tỷ VNĐ) 107 236 201 Doanh nghiệpnhỏ(<10 tỷ VNĐ) 1307 1293 1622
Cơ cấu(%)
TỔNG SỐ DN 100,0 100,0 100,0
Doanh nghiệp lớn(>100 tỷ VNĐ) 2.21 3.41 3.08 Doanh nghiệpvừa (>10 tỷ VNĐ) 7.39 14.91 10.69 Doanh nghiệp nhỏ(<10 tỷ VNĐ) 90.40 81.68 86.23
(Nguồn: Cục thống kê Đồng Tháp 2011)
3.2.1.3Số lượng doanh nghiệpphân loại theo tiêu chí lao động
Nếu chia theo tiêu chí lao động thì số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa của Tỉnh Đồng Tháp thì doanh nghiệp nhỏ chiếm đa số có phần cao hơn tiêu chí nguồn vốn và trong đó doanh nghiệp vừa có phần ít hơn, được thể hiện qua bảng sau:
BẢNG 3.7: SỐ LƯỢNG VÀ TỶ LỆ DOANH NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2008- 2010 PHÂN THEO TIÊU CHÍ LAO ĐỘNG:
ĐVT:Doanh nghiệp
2008 2009 2010
Tổng số doanh nghiệp 1446 1583 1881
Doanh nghiệp lớn (>100 LĐ) 30 33 54
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (<100LĐ) 1416 1550 1827
+ Doanh nghiệpvừa(>50 LĐ) 49 67 83 + Doanh nghiệp nhỏ(<50 LĐ) 1367 1483 1744
Cơ cấu(%)
TỔNG SỐ DN 100,0 100,0 100,0
Doanh nghiệp lớn (>100 LĐ) 2.07 2.08 2.87
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (<100LĐ) 97.92 97.91 97.12
+ Doanh nghiệpvừa(>50 LĐ) 3.38 4.23 4.41 + Doanh nghiệp nhỏ(<50 LĐ) 94.54 93.68 92.71
Qua bảng phân tích thể hiện quy mô lao động của tỉnh Đồng Tháp tương đối nhỏ chủ yếu dưới 50 người, tập tập trung vào doanh nghiệp nhỏ chiếm 92% số lượng doanh nghiệp.Số lượng doanh nghiệp có số lao động 50 đến 300 người chiếm tỷ trọng từ 100 doanh nghiệp trở xuống. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa giữ mức ổn định qua các năm, trong đó doanh nghiệp nhỏ chiếm đa số trong tổng doanh nghiệp trong địa bàn vì đây là loại hình doanh nghiệp vừa phải số lao động ít dễ quản lý và linh hoat trong kinh doanh. Tỉnh Đồng Tháp có lực lượng lao động dồi dào, đã tạo điều kiện dễ dàng cho hầu hết các doanh nghiệp trong khu vực sản xuất kinh doanh tìm được lao động khi cần thiết. Tuy nhiên, trình độ tay nghề còn hạn chế so với các tỉnh thành trong và ngoài khu vực điều đó cũng góp phần làm giảm khả năng cạnh tranh và phát triển của các loại hình doanh nghiệp.
3.2.1.4 Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa phân theo cơ cấu ngành
Qua số liệu phân tích trong ba năm từ năm 2008- 2010 ở bảng phía dưới ta thấy trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Đổng Tháp thì tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng khá lớn trên 95%. Số doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong các ngành này đều tăng qua các năm, cụ thể là năm 2010 số lượng doanh nghiệp tăng 209 doanh nghiệp và TM -DV là 89 doanh nghiệp so với năm 2009. Số lượng doanh nghiệp nông nghiệp cũng tăng nhưng không đáng kể, tỷ trọng khu vực nông nghiệp có xu hướng giảm. Tuy nhiên trong đó về TM- DV vẫn tăng về số lượng nhưng lại giảm về tỷ trọng. Đây là vấn đề cần được quan tâm giải quyết
BẢNG 3.8: SỐ LƯỢNG VÀ TỶ LỆ DOANH NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2008-