Tình hình đầu tư vào hoạt động kinh doanh của các DN bao gồm tình hình mở rộng mặt bằng sản xuất, xây dựng thêm nhà xưởng, văn phòng mới cũng như mua sắm máy móc, thiết bị công nghệ. Đây là tiền đề để mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Bảng 4.16: Tình hình đầu tư vào hoạt động của các DN năm 2011, dự kiến 2012 Thực hiện 2011 Dự kiến 2012 Chỉ tiêu Có Không Có Không Chưa nghĩđến Mở rộng mặt bằng sản xuất mới 42,9 51,7 28,6 46,9 28,6 Xây dựng nhà xưởng, văn phòng mới trên mặt bằng hiện có. 28,6 71,4 14,3 57,1 28,6 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2012) a) Mở rộng mặt bằng sản xuất Tình hình mở rộng mặt bằng sản xuất của các DN cũng còn khá thấp, khoảng 42,9% tổng số DN đã thực hiện mở rộng và cũng không thay đổi nhiều trong thời gian sắp tới và chủ yếu việc mở rộng mặt bằng là của các doanh nghiệp nhỏ. Điều này có thể được giải thích là do họ chưa có nhu cầu mở rộng vì tình hình kinh doanh hiện nay với mặt bằng như thế là phù hợp. Cũng có thể do họ có nhu cầu như không có vốn để mở rộng hoặc chưa được
b) Xây dựng nhà xưởng, văn phòng mới
Trong năm 2012, có khoảng 14,3% DN thực hiện việc xây dựng nhà xưởng, văn phòng mới và có khoảng 85,7% DN sẽ không xây dựng thêm nhà xưởng hay văn phòng mới vào năm 2012. Nguyên nhân có thể do các DN mới thành lập và thị trường tiêu thụ còn ít, chưa hoàn vốn lại được nhiều nên nếu đầu tư quá nhiều vào các loại tài sản cố định này sẽ rất rủi ro cho sự tồn tại của các DN.
4.2.1.5 Công nghệ :
Với sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông đã tạo điều kiện cho việc nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí đầu vào, đẩy nhanh quá trình cung cấp các sản phẩm và dịch vụ với chi phí thấp nhất, tiện lợi nhất, nhanh chóng và kịp thời sẽ thuận lợi hơn trong việc thu hút khách hàng, từ đó làm cho hiệu quả hoạt động được nâng cao
Bảng 4.17: Số máy vi tính trong doanh nghiệp Chỉ tiêu Số mẫu Phần trăm Không có 0 0 Từ 1-5 máy 5 71,5 Từ 6-10 máy 2 28,5 Trên 10 máy 0 0 Tổng 7 100 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2012)
Theo số liệu điều tra thực tế thì số máy vi tính mà doanh nghiệp trang bị phần lớn là từ 1-5 máy chiếm đến 71,5% DN khảo sát còn lại chỉ có 28,5% là trang bị từ 6-10 máy do chủ yếu là DN nhỏ và siêu nhỏ nên cũng không cần quá nhiều máy vi tính và điều đáng nói là không có DN nào khong có máy vi tính chứng tỏ các DN đã biết quan tâm trong việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất
Ngoài việc mua sắm máy vi tính đề hỗ trợ việc tính toán lưu trữ sổ sách thì DN cũng cần kết nối internet cho số máy vi tính đó để có thể tìm kiếm thông tin thành lập website cho DN và có thể mua bán với khách hàng qua email
Hình 4.8: Tình hình sử dụng internet vào sản xuất kinh doanh
57.2%
42.8%
Đã kết nối Chưa kết nối
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2012)
Qua số liệu điều tra thực tế cho thấy chỉ có 3 DN là đã sử dụng internet trong sản xuất kinh doanh chiếm 42,8% trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay thì các DN nên chú trọng hơn trong việc sử dung internet để quảng bá sản phẩm chứ khong phải chỉ dùng máy vi tính để lưu trữ hồ sơ sổ sách.
4.2.1.6 Tiếp cận dịch vụ hỗ trợ
Các dịch vụ hỗ trợ là một trong những đầu vào quan trọng của doanh nghiệp, doanh nghiệp sử dụng những dịch vụ này để nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng thị trường và tăng khả năng cạnh tranh. Khác với các doanh nghiệp lớn có
85.7% 14.3% Đã tiếp cận DV hỗ trợ mặt bằng Chưa tiếp cận DV hỗ trợ mặt bằng
thể tự thực hiện được những dịch vụ cần thiết, các DN nhỏ khó có thể tự thực hiện các dịch vụ hỗ một cách có hiệu quả do hạn chế về trình độ nguồn nhân lực, chi phí thực hiện, cách thức thực hiện,…
a) Thực trạng tiếp cận các DVHT của nhà nước
Trong 7 DN khảo sát thì chỉ có 1 DN là có tiếp cận với DVHT của nhà nước và đó là hỗ trợ về mặt bằng sản xuất do các DN chủ yếu là các DN nhỏ và siêu nhỏ nên thiếu vốn để mở rộng mặt bằng sản xuất đổi mới trang thiết bị, mở rộng thị trường để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác
Qua điều tra ta thấy, hiện nay có tới 85,7% DN hoạt động trong lĩnh vực TM-DV chưa từng được hỗ trợ về mặt bằng sản xuất,
Hình 4.9: Khả năng tiếp cận DV hỗ trợ mặt bằng của DN
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2012)
Như vậy, Nhà nước và chính quyền địa phương nên tuyên truyền thông tin hỗ trợ của Nhà Nước đến các DN và đồng thời cũng cần có chính sách đơn giản hơn về thủ tục, hạ thấp chi phí, … nhằm tạo điều kiện cho các DN phát triển hơn nữa. Bên cạnh đó, nếu thấy cần thiết các DN nên mở rộng mặt bằng sản xuất cho phù hợp với quy mô DN, tránh tình trạng xây dựng quá nhiều văn phòng, nhà xưởng trên một mặt bằng nhỏ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và năng suất của người lao động.
Trong đó, nguyên nhân chưa tiếp cận được với các chính sách hỗ trợ của nhà nước chủ yếu là do 16,6% DN không biết về thông tin hỗ trợ, 33,3% DN không có nhu cầu hỗ trợ và có 50,1% DN có nhu cầu nhưng chưa đề nghị. Lý do chủ yếu khiến các DN còn ngần ngại chưa đề nghị là do thủ tục phức tạp.
Hình 4.10: Lý do chưa tiếp cận DVHT của nhà nước
50.1%
33.3% 16.6%
Không biết thông tin Không có nhu cầu Biết nhưng không hiểu rõ
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2012)
b) Thực trạng tiếp cận DVHT tư nhân
Nhìn chung, phần lớn DN đều có sử dụng dịch vụ hỗ trợ chiếm trên 50% DN và % đáp ứng nhu cầu của các DN sử dụng dịch vụ cũng khá cao trung bình trên 62% . Tính sẳn có của dịch vụ được các DN đánh giá khá tốt, cao nhất là dịch vụ viễn thông (85,7% DN), thấp nhất là dịch vụ tư vấn và nghiên cứu thị trường la 50% DN. Dịch vụ viễn thông và tin học là dịch vụ có tỷ lệ DN sử dụng nhiều nhất chiếm 100% DN và tính sẳn có của các dịch vụ này có tới 85,7% DN đánh giá do hầu như DN nào cũng sử dụng máy tính và điện thoại cố định để phục vụ kinh doanh. Kế đến là dịch vụ hạch toán kế toán với 78,3% DN đã sử dụng, nhu cầu của dịch vụ chiếm rất cao với 80% DN.
Hình 4.11 Khả năng tiếp cận DVHT của các DN 0 20 40 60 80 100 120 Dịch vụ tư vấn Dịch vụ phân phối Nghiên cứu thị trường Hạch toán kế toán Dịch vụ pháp lý Dịch vụ viễn thông Dịch vụ tin học % Đã thực hiện % đáp ứng nhu cầu sẵn có (Nguồn: số liệu điều tra năm 2012)
Dịch vụ nghiên cứu thị trường và dịch vụ pháp lý có tỷ lệ DN đánh giá mức độ sẳn có là 50% tuy nhiên tỷ lệ DN sử dụng và nhu cầu đối với dịch vụ này lại
tương đối thấp dưới 40% do các doanh nghiệp đều là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ nen hầu hết việc nghiên cứu thị trường chủ yếu là tự làm
Tuy nhiên nghiên cứu thị trường là một công việc quan trọng và bắt buộc phải được thực hiện trước khi quyết định một kế hoạch marketing cho một sản phẩm hay thâm nhập một thị trường mới. Nó có thể giúp doanh nghiệp hiểu được những cơ hội và thách thức của thị trường thông qua tìm hiểu khách hàng của họ đang cần gì, xu thế tiêu dùng trong thị trường như thế nào... Từ những thông tin trên, doanh nghiệp có thể điều chỉnh hoạt động sản xuất hoặc sản phẩm, giá bán, kênh phân phối và các chương trình khuyến mãi để tiếp cận, thỏa mãn nhu cầu và xây dựng lòng trung thành của khách hàng một cách hiệu quả nhất, trong giới hạn ngân sách tiếp thị của doanh nghiệp. Nguyên nhân là các DN đa số có quy mô nhỏ, nguồn vốn hạn hẹp khó có thể thực hiện viêc nghiên cứu vì chi phí cho việc nghiên cứu thị trường là khá lớn và điều quan trọng là do nhận thức của các DN nhỏ thường coi khoản tiền chi cho việc nghiên cứu thị trường là 1 khoản chi phí. Doanh nghiệp nên xem nghiên cứu là một khoản đầu tư bởi vì những lợi ích mà công việc này mang về. Để tiến hành thành công một chiến dịch marketing, doanh nghiệp sẽ cần rất nhiều thông tin. Trong thương trường, nếu lạc hậu hoặc chậm trễ trong việc cập nhật thông tin về thị trường doanh nghiệp sẽ chịu nhiều thiệt hại hơn nữa.
• Chất lượng DVHT
Các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ phải có kinh nghiệm chuyên môn, tính sáng tạo và sự chuyên nghiệp cao. Đây là lĩnh vực kinh doanh khá mới mẻ trong những năm gần đây nhưng số lượng các doanh nghiệp gia nhập thị trường không phải là ít. Tuy nhiên vì mới thành lập nên các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ vẫn chưa tạo được nét khác biệt, quy mô nhỏ, nhân lực ít nhưng lại cung cấp nhiều loại dịch vụ từ tư vấn, thiết kế, nghiên cứu thị trường, huấn luyện đào tạo cho đến các dịch vụ pháp lý,…Vì hoạt động khá dàn trải nên chất lượng của các doanh nghiệp này vẫn chưa cao, chưa tạo được sự hài lòng từ phía khách hàng.
Bảng 4.18: Chất lượng DVHT của khu vực tư nhân và nhà nước
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2012)
Theo số liệu điều tra các DN nhỏ và siêu nhỏ của tỉnh Đồng Tháp thì hầu hết các doanh nghiệp đều đánh giá chất lượng DVHT ở mức trung bình trở lên khoảng 50% DN cho biết chất lượng DVHT của khu vực tư nhân và khu vực nhà nước là chấp nhận được, có 28% DN nhận xét chất lượng DVHT ở khu vực nhà nước là khá và rất ít DN cho rằng DVHT do tư nhân cung cấp là khá tốt (14,3%) và cũng vậy đối với DV do nhà nước cung cấp. Nhìn chung thì chất lượng DVHT của khu vực tư nhân được đánh giá là có chất lượng hơn ở khu vực nhà nước, tuy nhiên chất lượng DVHT ở hai khu vực đều ở mức trung bình khá so với yêu cầu của DN
Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các doanh nghiệp cho rằng chất lượng của các dịch vụ hỗ trợ chỉ ở mức trung bình tốt, chỉ có DV tin học là có khoảng 14,3 % DN đánh giá là rất tốt trong khi đó thì DV pháp lý và DV ghiên cứu thị trường còn có hơn 20% đánh giá là kém
Hình 4.12 : Chất lượng của các loại DVHT tư nhân 0% 20% 40% 60% 80% 100% Dịch vụ tư vấn Dịch vụ phân phối Nghiên cứu thị trường Hạch toán kế toán Dịch vụ pháp lý Dịch vụ viễn thông Dịch vụ tin học Kém TB Tốt Rất tốt (Nguồn: số liệu điều tra năm 2012) c) Mức độ ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh: Chất lượng DVHT Khu vực cung cấp Trung bình Khá Rất khá Tư nhân 42,9 42,9 14,3 Nhà nước 57,1 28,6 14,3
Dịch vụ hỗ trợ giúp các doanh nghiệp chuyên môn hóa trong hoạt động kinh doanh, tiết kiệm chi phí hơn so với tự cung cấp nội bộ. Qua kết quả điều tra, đa số các doanh nghiệp cho rằng các dịch vụ hỗ trợ có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có 3 dịch vụ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là: dịch vụ viễn thông ,dịch vụ tin học ,hạch toán kế toán. Ở mức độ rất ảnh hưởng, theo kết quả khảo sát thì dịch vụ thiết kế chiếm tỷ lệ cao nhất với 28,6% doanh nghiệp lựa chọn
Hình 4.13: Mức độảnh hưởng của DVHT tới hoạt động kinh doanh
0% 20% 40% 60% 80% 100% Dịch vụ tư vấn Dịch vụ phân phối Nghiên cứu thị trường Hạch toán kế toán Dịch vụ pháp lý Dịch vụ viễn thông Dịch vụ tin học Không ảnh hưởng TB Ảnh hưởng Rất ảnh hưởng (Nguồn: số liệu điều tra năm 2012)
Kế đến là là hạch toán kế toán (chiếm 71,5% doanh nghiệp đánh giá từ trung bình đến có ảnh hưởng), đây là dịch vụ mà hầu hết các doanh nghiệp có quy mô nhỏ đều thuê ngoài bởi lẽ nó giúp doanh nghiệp tiết kiệm 2/3 chi phí so với việc sử dụng nội bộ. Hạch toán kế toán giúp doanh nghiệp biết rõ tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (lãi, lỗ), nhờ đó có thể điều hành các hoạt động sản xuất một cách trôi chảy, là cơ sở cho doanh nghiệp hoạch định chương trình hành động cho từng giai đoạn, thời kỳ, đồng thời là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp, khiếu nại.
Dịch vụ quan trọng hàng đầu dịch vụ viễn thông với 100% , trong giai đoạn hiện nay các doanh nghiệp đều sử dụng các dịch vụ viễn thông, tin học như là một công cụ không thể thiếu, nó giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí và rút ngắn thời gian đi lại với đối tác, tăng tốc độ xử lý thông tin kịp thời, nhanh chóng, xóa đi mọi trở ngại về địa lý và tạo ra nhiều cơ hội làm ăn hơn. Đặc biệt là internet sẽ tạo động lực làm bùng nổ thương mại điện tử
Một dịch vụ nữa cũng không kém phần quan trọng là dịch vụ nghiên cứu thị trường, 42,9% doanh nghiệp cho rằng nó có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Hiện nay, khi các DN nhỏ ngày càng phát triển mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu kéo theo nhu cầu về nghiên cứu thị trường cũng tăng lên. Nghiên cứu thị trường nhằm thu thập thông tin cần thiết về khách hàng, nhu cầu của khách hàng về sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra, về đối thủ cạnh tranh,…từ đó giúp doanh nghiệp có những chiến lược phát triển sản phẩm. Để đảm bảo tính khách quan các doanh nghiệp thường tìm đến các công ty nghiên cứu thị trường, từ những thông tin điều tra, doanh nghiệp có thể điều chỉnh hoạt động sản xuất hoặc sản phẩm, giá bán, kênh phân phối và các chương trình khuyến mãi, thỏa mãn nhu cầu và xây dựng lòng trung thành với khách hàng
4.2.2 MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 4.2.2.1 Môi trường chính trị, pháp luật: 4.2.2.1 Môi trường chính trị, pháp luật:
Trong quá trình hình thành và phát triển, các DN nhỏ gặp không ít những khó khăn, thách thức ngoài tầm kiểm soát của mình trong đó yếu tố chính trị và pháp luật chi phối đến hoạt động của các doanh nghiệp rất mạnh mẽ.
a) Môi trường chính trị:
Môi trường chính trị ở Việt Nam nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng ổn định hơn các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Chính trị ổn định có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, làm tăng nhu cầu tiêu dùng cho xã hội, giảm bớt rủi ro kinh doanh cho các doanh nghiệp, đồng thời sẽ tạo được lòng tin và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
b) Môi trường pháp luật
- Các văn bản pháp luật về đăng ký kinh doanh và đầu tư được ban hành tương đối đầy đủ, đồng bộ, quy định cụ thể về hồ sơ, thủ tục, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đăng ký kinh doanh, của doanh nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan đăng ký kinh doanh trong việc thực thi nhiệm vụ. Việc thống nhất sử dụng mã số thuế làm mã số doanh nghiệp trong thủ tục đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thành công thủ tục đăng ký doanh nghiệp trên Hệ thống đăng ký kinh doanh quốc gia trên phạm vi toàn quốc theo Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 và Thông tư số 14/2010/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã rút
ngắn thời gian và chi phí gia nhập thị trường cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế có được số liệu thống nhất về số