Không khhí có những tính chất gì?

Một phần của tài liệu GA Khoa hoc - HKI (Trang 60 - 62)

I- Mục tiêu:

Sau bài này học sinh biết:

- Phát hiện ra một số tính chất của không khí bằng cách: + Quan sát để phát hiện màu, mùi, vị của không khí.

+ Làm thí nghiệm chứng minh không khí không có hình dạng nhất định, không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra

- Nêu một số ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống.

II- Đồ dùng:

- Hình trang 64,65 SGK. - Chuẩn bị theo nhóm:

+ 8 đến 10 quả bóng bay với hình dạng khác nhau. Dây thun để buộc bóng. + Bơm tiêm.

+ Bơm xe đạp (nếu có ).

III- Hoạt động dạy học: 1/ Bài cũ:

- Em hãy nêu một ví dụ chứng tỏ không khí có mặt xung quanh ta?

2/ Bài mới:

Giáo án Khoa học lớp 4 Giáo viên: Nguyễn Anh Tuấn

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Giới thiệu:

Bài “Không khí có những tính chất gì?” Phát triển:

Hoạt động 1:Phát hiện màu, mùi, vị của không khí

-Em có nhìn thấy không khí không? Tại sao? -Dùng mũi ngửi, dùng lỡi nếm, em nhận thấy không khí có mùi gì? Vị gì?

-Đôi khi ta ngửi thấy một mùi thơm hay một mùi khó chịu, đó có phải là mùi của không khí không? Cho ví dụ.

Kết luận:

Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị.

Hoạt động 2:Chơi thổi bong bóng phát hiện hình dạng của không khí

-Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu số bóng của mỗi nhóm chuẩn bị.

-Trong một khoảng thời gian là 3 phút, nhóm nào thổi nhiều bóng căng không vỡ là thắng. -Hãy mô tả hình dạng số bóng vừa thổi.

-Cái gì chứa trong quả bóng làm cho chúng có hình dạng nh vậy?

-Qua đó rút ra, không khí có hình dạng nhất định không?

-Hãy nêu vài VD chứng tỏ không khí không có hình dạng nhất định.

Kết luận:

Không khí không có hình dạng nhất định mà có hình dạng của toàn bộ khoảng trống bên trong vật chứa nó.

Hoạt động 3:Tìm hiểu tính chất bị nén và giãn ra của không khí

-Chia nhóm, yêu cầu các nhóm đọc mục Quan sát trang 65 SGK.

-Yêu cầu hs trả lời tiếp 2 câu hỏi SGK.

-Không nhìn thấy vì không khí trong suốt và không màu.

-Không khí không mùi, không vị. -Đấy không phải là mùi của không khí mà là mùi khác có trong không khí. Ví dụ nớc hoa hay mùi rác thải…

-Trình bày số bóng chuẩn bị và thi đua thổi bóng.

-Mô tả.

-Nhắc lại.

-Hs quan sát hình vẽ và mô tả hiện tợng xảy ra, sử dụng thuật ngữ nén lại giãn ra để nói về tính chất của không khí.

+Hình 2b: Dùng tay ấn thân bơm vào sâu trong vỏ bơm tiêm(Nén lại) +Hình 2c: Thả tay ra, thân bơm sẽ trở về vị trí ban đầu.(Giãn ra)

-Các nhóm trình bày kết quả làm việc.

-Trả lời 2 câu hỏi SGK:

+Tác động thế nào vào chiếc bơm để chứng minh không khí có thể bị nén lại hay giãn ra.(cho hs làm thử nếu có)

+Nêu một số VD về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống( bơm xe, kim tiêm..)

3/ Củng cố, dặn dò:

- Không khí có những tính chất gì? - 2 hs đọc mục Bạn cần biết.

- GV nhận xét tiết học. - HS chuẩn bị bài sau.

Tiết 32

Một phần của tài liệu GA Khoa hoc - HKI (Trang 60 - 62)