Khiếu nại người bảo hiểm.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi liên thông đại học môn Pháp luật Việt Nam docx (Trang 154 - 156)

- Khái niệm: Thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán, theo đó một ngân hàng ( ngân hàng mở thư tín dụng ) theo yêu cầu của người nhập khẩu ( ngườ i yêu c ầ u

c.Khiếu nại người bảo hiểm.

Người nhập khẩu có quyền khiếu nại công ty bảo hiểm để đòi bồi thường thiệt hại, tổn thất xảy ra cho đối tượng đã được bảo hiểm.

Thể thức và hồ sơ khiếu nại :

Thư khiếu nại phải làm bằng văn bản, kèm theo các chứng từ sau : - Đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm.

- Vận đơn đường biển bản gốc.

- Bản sao hóa đơn thương mại và các hóa đơn chi phí. - Các yêu cầu, tính toán số tiền khiếu nại.

154

+ Đối với hàng hóa bị hư hỏng hay mất mát :

* Biên bản giám định do bảo hiểm hoặc đại lý của bảo hiểm cấp.

* Biên bản đổ vỡ hư hỏng do tàu gây ra (COR : Cargo Outturn Report).

+ Đối với hàng hóa bị thiếu nguyên kiện :

* Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC : Report on Receipt of cargo). * Giấy chứng nhận hàng thiếu (CSC : Certificate of Short Landed Cargo).

+ Đối với tổn thất chung :

* Văn bản tuyên bố tổn thất chung của chủ tàu. * Bảng tính toán phân bổ tổn thất chung. * Các văn bản có liên quan khác.

+ Đối với hàng hóa bị tổn thất toàn bộ :

* Thư thông báo của người chuyên chở về tổn thất toàn bộ.

* Xác nhận của người chuyên chở về lô hàng đã được xếp lên tàu.

(Sinh viên, học sinh tham khảo thêm phần này trong bài giảng môn Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu).

5.2.9. Thanh toán.

Thanh toán là nghĩa vụ của người nhập khẩu trong hợp đồng ngoại thương. Tùy theo từng phương thức thanh toán, việc thanh toán có khác nhau, như:

• Nếu thanh toán theo phương thức chuyển tiền thì người nhập khẩu lập lệnh chuyển tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình để yêu cầu ngân hàng trích trong tài khoản ngoại tệ

của mình để thanh toán cho người xuất khẩu.

• Nếu thanh toán nhờ thu trơn thì người nhập khẩu phải thực hiện thủ tục thanh toán cho người xuất khẩu sau khi người xuất khẩu giao hàng và giao bộ chứng từ hành hóa cho người nhập khẩu.

• Nếu thanh toán nhờ thu kèm chứng từ thì người nhập khẩu phải thực hiện việc trả tiền ( trong trường hợp D/P ) hoặc chấp nhận hối phiếu của người xuất khẩu ( trong trường hợp D/A ) thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ cho người nhập khẩu để họ tổ chức việc nhận hàng.

• Nếu thanh toán tín dụng chứng từ thì khi nhận bộ chứng từ do ngân hàng phục vụ bên bán chuyển tới, ngân hàng mở L/C sẽ kiểm tra hết sức kỹ lưỡng bộ chứng từ. Nếu bộ

chứng từ hợp lệ thì ngân hàng thanh toán (nếu L/C trả ngay) hoặc chấp nhận hối phiếu (nếu L/C trả chậm) và thông báo cho người nhập khẩu đến nhận bộ chứng từđể tổ chức việc nhận hàng, đồng thời kết toán tiền hàng đã thanh toán cho người xuất khẩu với

155

người nhập khẩu. Nếu chứng từ bất hợp lệ thì ngân hàng hoàn trả lại bộ chứng từ cho ngân hàng thanh toán để chuyển trả cho người xuất khẩu để điều chỉnh các bất hợp lệ

trên chứng từ rồi xuất trình lại bộ chứng từ đã được điều chỉnh hợp lệ trong thời hạn quy định, lúc đó ngân hàng mới xem xét thanh toán cho người xuất khẩu hoặc hỏi ý kiến người nhập khẩu để có phương pháp xử lý thích hợp.

*************************************************************************

TÀI LIU THAM KHO

1. Incoterms 2000 của ICC . 2. Kỹ thuật kinh doanh XNK (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của GS. TS. Võ Thanh Thu– Nhà xuất bản Thống kê – 2005. 3. Kỹ thuật ngoại thương

của TS. Đoàn Thị Hồng Vân – Nhà xuất bản Thống kê - 2005. 4. Hối đoái và Thanh toán quốc tế

của Trần Hoàng Ngân – 2005. 5. Luật áp dụng trong ngoại thương

của TS. Phạm Văn Chắt - 2005. 7. Nghiệp vụ giao nhận vận tải quốc tế

của Phạm Mạnh Hiền – 2005.

8. Bài giảng Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của Ths. Nguyễn Việt Tuấn -2005.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi liên thông đại học môn Pháp luật Việt Nam docx (Trang 154 - 156)